Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính quy định hơn 2000 doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau bắt buộc phải thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính. Hãy cùng Thư Viện Tiêu chuẩn tìm hiểu Báo cáo kiểm kê khí nhà kính là gì?
Mục lục
BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?
Báo cáo khí nhà kính là kết quả định lượng của hoạt động Kiểm kê khí nhà kính. Các doanh nghiệp thực hiện Kiểm kê khí nhà kính sẽ tiến hành thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
THỰC TRẠNG KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM
Từ năm 1994, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Theo đó, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng cũng như báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm kiểm kê Quốc gia khí nhà kính để gửi Ban Thư ký Công ước.
Kiểm kê Quốc gia khí nhà kính là việc tính toán lượng khí nhà kính phát thải hoặc hấp thụ trong 1 năm cụ thể (trước năm thực hiện tính toán) trên cơ sở thông tin, số liệu hoạt động về các nguồn phát thải được thu thập, thống kê tại các lĩnh vực và hệ số phát thải, không phải theo các kịch bản. Kết quả này chưa bao gồm việc tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính.
Thực hiện theo quy định của Công ước, từ năm 2010 đến nay Việt Nam đã thực hiện 5 kỳ kiểm kê Quốc gia khí nhà kính cho các năm cơ sở 2000, 2010, 2013, 2014 và 2016 phục vụ xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu và đã gửi Ban Thư ký Công ước theo quy định.
Việc thực hiện kiểm kê Quốc gia khí nhà kính tuân thủ các hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính qua 5 kỳ kiểm kê, chưa bao gồm việc tính lượng khí nhà kính giảm phát thải, như sau:
- Năm 2000: 150,9 triệu tấn CO2 tương đương
- Năm 2010: 264,2 triệu tấn CO2 tương đương
- Năm 2013: 259,0 triệu tấn CO2 tương đương
- Năm 2014: 278,7 triệu tấn CO2 tương đương
- Năm 2016: 316,7 triệu tấn CO2 tương đương
Để thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2020 trở về trước, mặc dù chưa phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo triển khai các hoạt động giảm phát thải Thông tin về các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam được tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo cập nhật 2 năm/lần lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba của Việt Nam gửi Ban Thư ký Công ước, được đăng tải trên trang thông tin điện tử của UNFCCC (https://unfccc.int/BURs). Tuy nhiên, do chưa có yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) kết quả giảm phát thải khí nhà kính nên số liệu thống kê về lượng giảm phát thải của các hoạt động chưa được thống kê chi tiết, đầy đủ.
Từ năm 2021 trở đi, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính so với mức phát thải theo kịch bản phát triển thông thường (BAU) đến năm 2030, bao gồm các chỉ tiêu giảm phát thải cụ thể cho từng lĩnh vực. Các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính sẽ được đo đạc, báo cáo, thẩm định theo quy định của quốc tế và được công bố công khai trong thời gian tới.
DOANH NGHIỆP NÀO PHẢI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH?
Các đối tượng cần kiểm kê và báo cáo khí nhà kính là các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
- Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO KHI BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Loại thiết bị/đo đạc | Ví dụ dử dụng | Độ không đảm bảo đo | |
Đo dòng chảy | Đo lưu lượng khí thiên nhiên đã qua sử dụng cho lò đốt | 2% | + Đo lường thương mại hoặc được tích hợp trong cách tiếp cận bảo trì phòng ngừa.
+ Không thể sử dụng giá trị của hàm dựng, cần phải tính đến điều kiện sử dụng và bảo trì thực tế. Nên lưu trữ các chứng chỉ hiệu chuẩn và các tài liệu giám sát và bảo trì. |
Đo khí bãi chôn lấp được chụp | 5-10% | + Thiết bị đo đạc phi thương mại được sử dụng để giám sát hoạt động hàng ngày.
+ Chỉ bảo trì sửa chữa. |
|
Các phép đo lưu lượng khí thải của lò đốt | 5-10% | Điều kiện vận hành khó khăn (vị trí của đồng hồ, sự thay đổi của lưu lượng đo); các rủi ro về hỏng hóc thiết bị. | |
Cầu cân | Xác định trọng lượng chất thải được thu gom, xử lý hoặc tái chế | 2% | + Xác định trọng lượng chất thải được thu gom, xử lý hoặc tái chế
+ Thương mại hoặc tích hợp trong một chương trình bảo trì phòng ngừa. Nên lưu trữ các chứng chỉ hiệu chuẩn và tài liệu giám sát bảo trì. |
Các bình chứa nhiên liệu | Biểu đồ trực quan về mức bình chứa nhiên liệu lỏng bổ sung | 10% | Không chắc chắn do các phương pháp không chính xác để xác định mức dầu nhiên liệu hoặc dầu trong nước. |
Máy phân tích | Xác định hàm lượng CO2 trong khí thải sử dụng các thiết bị tại chỗ | 5-10% | Điều kiện hoạt động khó khăn (nội địa hóa); rủi ro thất bại thường xuyên. Tuy nhiên, các máy phân tích phải trải qua quá trình giám sát quy định nghiêm ngặt. |
Xác định hàm lượng các-bon của nhiên liệu bằng máy phân tích trong phòng thí nghiệm (sắc ký khí) | 5% | + Các thiết bị yêu cầu bảo trì phòng ngừa và hiệu chuẩn định kỳ.
+ Nên lưu trữ các tài liệu theo dõi bảo trì. + Cần có tần suất lấy mẫu đảm bảo tính đại diện của các giá trị đo được và lập thành văn bản về việc lựa chọn tần số. |
Độ không đảm bảo đo là cố hữu đối với việc thiết lập kiểm kê phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hướng tới việc giảm độ không đảm bảo đo càng thấp càng tốt. Để làm được như vậy, đơn vị phải thực hiện các nguyên tắc sau:
- Các hiết bị đo đạc và phân tích, cũng như tất cả các phương tiện cần thiết để kiểm kê khí nhà kính cần được hiệu chỉnh và sử dụng phổ biến trong ngành
- Thực hiện bảo trì phòng ngừa đối với thiết bị đo đạc và phân tích định kỳ để tránh sai lệch tiềm ẩn của thiết bị đo đạc.
QUY TRÌNH TƯ VẤN BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Quy trình tư vấn báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Thư Viện Tiêu chuẩn bao gồm các bước cụ thể sau đây:
Bước 1: Đánh giá sơ bộ
Nhóm tư vấn tiến hành khảo sát tại hiện trường doanh nghiệp để hiểu rõ cơ cấu tổ chức, quá trình sản xuất và các yếu tố liên quan đến nguồn phát thải khí nhà kính.
Bước 2: Xác định ranh giới tổ chức và ranh giới báo cáo
Định rõ ranh giới tổ chức để xác định phạm vi các bộ phận cũng như hoạt động cần được bao gồm trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Bước 3: Xác định các nguồn phát thải theo phạm vi
Nguồn phát thải khí nhà kính của một công ty được phân thành 3 loại:
- Phạm vi 1 (Scope 1): Xác định và ghi chép thông tin về các nguồn phát thải trực tiếp từ các nguồn thuộc kiểm soát hoặc sở hữu của doanh nghiệp.
- Phạm vi 2 (Scope 2): Xác định và ghi chép thông tin về các nguồn phát thải gián tiếp từ mua/nhập khẩu năng lượng
- Phạm vi 3 (Scope 3): Xác định và ghi chép thông tin về Các nguồn phát thải gián tiếp (không thuộc phạm vi 2) trong chuỗi giá trị trong báo cáo của Công ty, bao gồm cả phát thải tại thượng nguồn và hạ nguồn
Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính
- Xác định các nguồn phát thải và bể hấp thụ để đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết
- Lựa chọn phương pháp định lượng và hấp thụ phù hợp với từng loại phát thải.
- Tính toán phát thải và loại bỏ khí nhà kính dựa trên dữ liệu được thu thập và xác định năm cơ sở.
Bước 5: Đề xuất các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Dựa vào kết quả định lượng, tư vấn xây dựng các hoạt động giảm nhẹ phát thải và đề xuất biện pháp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính.
- Hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và theo dõi hiệu suất, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ mới và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Bước 6: Hướng dẫn xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính
- Thu thập tất cả dữ liệu, thông tin và kết quả đo lường để xây dựng báo cáo chi tiết về lượng phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp. Báo cáo sẽ gồm thông tin về phạm vi, kết quả định lượng, biện pháp giảm nhẹ và các thông tin liên quan.
- Báo cáo cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của cơ quan quản lý
Bước 7: Hỗ trợ thủ tục gửi báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoàn thiện và nộp báo cáo đến cơ quan chức năng theo quy định của luật pháp.
Bước 8: Hỗ trợ thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính thường niên
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ của báo cáo kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu.
Bước 9: Tư vấn chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018
Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận đến các tổ chức chứng nhận quốc tế uy tín để xác nhận việc tuân thủ và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra Tuyên bố xác minh khí nhà kính hợp lệ.
—————————————————————————————————-
Nếu doanh nghiệp đang cần tìm một đơn vị Tư vấn kiểm kê và báo cáo khi nhà kính uy tín, hiệu quả với chi phí tốt, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hướng dẫn cụ thể.