Danh mục tài liệu ISO 22000

Xây dựng thông tin dạng văn bản là một trong những yêu cầu không thể nào bỏ qua khi tổ chức, doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ danh mục tài liệu ISO 22000 mà tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị theo yêu cầu của ISO 22000.

Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 22000

VAI TRÒ CỦA DANH MỤC TÀI LIỆU ISO 22000

  • Là yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Hỗ trợ xây dựng các quy trình làm việc
  • Chứng minh sự tuân thủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
  • Là bằng chứng có giá trị cho các cơ quan có thẩm quyền hoặc những bên liên quan khi có yêu cầu
  • Là căn cứ để định hướng và phát triển trong tương lai

YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG DANH MỤC TÀI LIỆU ISO 22000

Khi xây dựng danh mục tài liệu ISO 22000, các tổ chức, doanh nghiệp cần giải đáp được những câu hỏi sau:

  • Đâu là Tài liệu ISO 22000:2018 bắt buộc?
  • Có bao nhiêu Hồ sơ bắt buộc văn bản hóa ISO 22000?
  • Danh mục tài liệu ISO 22000 gồm những gì?

Để trả lời được những câu hỏi trên, doanh nghiệp cần nắm rõ nội dung, yêu cầu cũng như các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000.

→ Xem thêm Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 PDF – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

TÀI LIỆU VÀ HỒ SƠ BẮT BUỘC ISO 22000:2018 LÀ GÌ?

Để biết được đâu là các tài liệu và hồ sơ bắt buộc ISO 22000:2018, tổ chức, doanh nghiệp cần căn cứ vào nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn. Cụ thể, chỗ nào trong tiêu chuẩn có dòng chữ: “Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản,…” thì có nghĩa là tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng tài liệu, hồ sơ cho nội dung đó theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

DANH MỤC TÀI LIỆU ISO 22000:2018 BẮT BUỘC

  • Chính sách an toàn thực phẩm
  • Mục tiêu an toàn thực phẩm
  • Sổ tay an toàn thực phẩm
  • 6 thủ tục cơ bản sau: Thủ tục nhận diện và giải quyết rủi ro và cơ hội, Thủ tục xác định và đánh giá khía cạnh an toàn thực phẩm, Thủ tục xác định các yêu cầu của luật và yêu cầu khác, Thủ tục kiểm soát việc thực hiện Thủ tục đối phó với tình huống khẩn cấp

DANH SÁCH HỒ SƠ ISO 22000 BẮT BUỘC

  • Các kế hoạch HACCP
  • Hồ sơ Vệ sinh nhà xưởng
  • Hồ sơ Kiểm soát nguồn nước
  • Hồ sơ Vệ sinh bề mặt tiếp xúc
  • Quy định Ngăn ngừa nhiễm chéo
  • Hồ sơ Vệ sinh cá nhân
  • Quy định Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
  • Hồ sơ Kiểm soát hoá chất phụ gia
  • Hồ sơ Kiểm soát phương tiện & dụng cụ vệ sinh
  • Hồ sơ Kiểm soát động vật gây hại
  • Hồ sơ Kiểm soát chất thải
  • Hồ sơ Tiếp nguyên liệu
  • Hồ sơ Các quá trình sản xuất
  • Hồ sơ Lưu kho
  • Hồ sơ Đóng gói
  • Hồ sơ Giao hàng
  • Tài liệu Bối cảnh của công ty
  • Nhu cầu và mong đợi các bên quan tâm
  • Các hướng dẫn công việc
  • Bảng mô tả công việc cho từng chức danh
  • Quản lý dịch vụ (Quản lý các nhà thầu như diệt côn trùng, sửa chữa máy móc, xử lý rác thải…)
  • Quản lý an ninh thực phẩm
  • Quản lý ngăn ngừa gian lận thực phẩm
  • Quán lý chất gây dị ứng trong thực phẩm
  • Quản lý việc ghi nhãn

TÀI LIỆU VÀ HỒ SƠ KHÔNG BẮT BUỘC ISO 22000:2018 LÀ GÌ?

Bên cạnh các hồ sơ, tài liệu bắt buộc theo yêu cầu của ISO 22000:2018 thì tổ chức, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm một số tài liệu liên quan khác để hỗ trợ quy trình làm việc được diễn ra suôn sẻ hơn.

DANH SÁCH TÀI LIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM KHÔNG BẮT BUỘC

  • Thủ tục quản lý sự thay đổi của hệ thống an toàn thực phẩm
  • Thủ tục quản lý các yếu tố phát triển ở bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Thủ tục kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình được cung cấp từ bên ngoài.
  • Thủ tục theo dõi, phân tích, đo lường và đánh giá
  • Thủ tục kiểm soát dữ liệu và tài liệu
  • Thủ tục để kiểm soát hồ sơ
  • Thủ tục xem xét từ phía lãnh đạo
  • Thủ tục tuyển dụng các cán bộ nhân viên
  • Thủ tục đào tạo các cán bộ nhân viên
  • Thủ tục quản lý thiết bị
  • Thủ tục xem xét hợp đồng
  • Thủ tục đánh giá đối với nhà cung cấp
  • Thủ tục mua hàng
  • Thủ tục triển khai sản xuất
  • Thủ tục truy tìm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
  • Thủ tục thu hồi sản phẩm
  • Thủ tục kiểm soát các thiết bị đo lường
  • Thủ tục ứng phó với những tình huống khẩn cấp
  • Thủ tục xử lý các khiếu nại của khách hàng
  • Thủ tục đánh giá nội bộ
  • Thủ tục giao hàng
  • Thủ tục xuất nhập kho nguyên liệu và kho thành phẩm
  • Thủ tục kiểm soát các sản phẩm không phù hợp
  • Thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa
  • Thủ tục thẩm định và thẩm tra

Xem thêm Chứng nhận ISO 22000

—————————————————————————————————————————————————————————–

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng Danh mục tài liệu ISO 22000 hoặc cần tư vấn ISO 22000, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 hoặc Emai:thuvientieuchuan.org@gmail.com để được tư vấn một cách cụ thể.

Bài viết khác

SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HACCP – CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO DN

Khi áp dụng HACCP, việc sử dụng sơ đồ khối cho phép doanh nghiệp quản lý các. . .

Câu hỏi trắc nghiệm về HACCP mới nhất năm 2025

Hiện nay, tiêu chuẩn HACCP được rất nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng. . .

GMP với HACCP điểm khác biệt trong ngành thực phẩm

GMP (Thực hành sản xuất tốt) và HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát. . .

Đâu là điểm khác biệt giữa SSOP và HACCP trong ngành thực phẩm?

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là. . .

So sánh ISO 9001 và HACCP chi tiết bản mới nhất

ISO 9001, HACCP là hai tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.. . .

Lưu đồ HACCP là gì? Lợi ích của việc xây dựng lưu đồ HACCP

Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp vì vậy. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ