Trong lĩnh vực thực phẩm thì việc an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế việc đảm bảo nguồn gốc nông sản hay sản phẩm sản xuất trở thành yếu tố không thể thiếu hiện nay.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố cực kì quan trọng giúp nông sản, thực phẩm được đón nhận và tiêu dung. Theo Đại diện của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc FAO thì trên mỗi sản phẩm bán ra thị trường được dán nhãn mã truy xuất nguồn gốc. Một khi người tiêu dung muốn biết thông tin về món hàng này có thể truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng thông qua các hệ thống mã số để kiểm tra.
Người tiêu dung có thể thông qua mã đó để truy cập vào trang web của sản phẩm nhằm tìm kiếm thông tin hoặc dung điện thoại thông minh có cài phàn mềm truy xuất để quét lên mã truy xuất được in trên bao bì của sản phẩm. Ngoài ra đây còn là một xu hướng của các nhà nhập khẩu trên thế giới khi lôn muốn biết nơi sản xuất và những nơi sản phẩm đó đi qua. Đây là một trong những điều cần thiết với những thị trường nhập khẩu nông sản từ các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc nông sản đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh họa
Cũng theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tính đến nay, cả nước có 6.883 mã số vùng trồng xuất khẩu đã được cấp cho 25 sản phẩm (phân bố tại 54/63 tỉnh, thành phố) sang 11 thị trường; trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng mã số vùng trồng lớn nhất cả nước với 3.975 mã (chiếm 57%) đang hoạt động.
Theo đó riêng có tỉnh Đồng Tháp thì có hơn 2.489 mã số vùng trồng được cấp. Lớn nhất của cả nước như Tiền Giang có 528 mã số vùng trồng cũng như các cơ sở đóng gói. Tỉnh Bến tre theo thống kê có 84 vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Tiền Giang được biết đến là vùng đất phong phú, đa dạng các sản phẩm nông sản. Những trái cây được biết đến là ngon nổi tiếng của vùng đất này phải kể đến thanh long, chôm chôm, sầu riêng… Với việc các sản phẩm nông sản của Tiền Giang được cấp mã số vùng trồng, dán tem truy xuất nguồn gốc, càng tăng thêm uy tín cho nông sản của địa phương này.
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, đến thời điểm này, toàn tỉnh Tiền Giang đã được cấp 528 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói; trong đó, mã số vùng trồng được cấp sang thị trường Trung Quốc là 183, diện tích gần 19.151 ha, với 7 chủng loại cây trồng, gồm: Mít, thanh long, xoài, dưa hấu, chôm chôm, nhãn và sầu riêng. Tiền Giang có 307 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp phục vụ xuất khẩu, cụ thể là thị trường Trung Quốc có 299 mã số, các thị trường khó tính có 8 mã số.
Để quản lý chặt mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang đã lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về sử dụng và duy trì các điều kiện, yêu cầu của mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.
Bên cạnh đó, tỉnh này cũng đang triển khai xây dựng thí điểm phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý vùng trồng sầu riêng tại một số địa phương trọng điểm. Phần mềm này sẽ thể hiện các thông tin của vùng trồng sầu riêng thành bản đồ, làm cơ sở nhân rộng bản đồ hóa toàn bộ vùng trồng sầu riêng và các cây trồng chủ lực của tỉnh.
>>> Tìm hiểu Mã số – Mã vạch trên hàng hóa là gì?