Tiêu chuẩn cùng doanh nghiệp 'vượt rào' kỹ thuật thương mại

Cùng với việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn Quốc gia hài hòa với bộ tiêu chuẩn Quốc tế trong khu vực giúp các tổ chức, doanh nghiệp vượt qua được các hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhanh chóng. Các doanh nghiệp, tổ chức có thể gia tăng được xuất khẩu bền vững đồng thời tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp phụ trợ co doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Từ khi nước ta bắt đầu chủ trương đổi mới nền kinh tế và hoạt động tiêu chuẩn hóa là một trong những lĩnh vực luôn đi đầu và có sự tham gia tích cực trong hoạt động hội nhập Quốc tế và khu vực.

Thời điểm ban hành bộ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 nhằm cam kết việc thực thu Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định WTO/TBT) và trở thành thành viên Tổ chức thương mại Thế giới, việc xây dựng TCVN trên cơ sở chấp nhận và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đã trở thành chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong kế hoạch xây dựng TCVN hằng năm (chiếm trên 90%).

Tính đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) đã có hơn 13.000 TCVN, đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, trong đó, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực là trên 60%.

tcvn trong lĩnh vực nông nghiệp
tcvn trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo đó, hệ thống TCVN được bổ sung về số lượng, nâng cao về mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế/ khu vực, bao quát đầy đủ hơn các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên, các sản phẩm chủ lực của nền kinh tế góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cả trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, yêu cầu quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn vệ sinh sức khỏe con người và môi trường.

Các TCVN trong một số lĩnh vực chủ lực, chiến lược như nông nghiệp hữu cơ, đô thị thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, an ninh thông tin, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, xử lý chất thải, an toàn thực phẩm, cơ khí chế tạo… đã được ưu tiên soát xét, xây dựng trong thời gian qua trên cơ sở chủ yếu là chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực giúp doanh nghiệp Việt nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cập nhật các xu hướng mới của thế giới để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với việc áp dụng các TCVN hài hòa tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tránh và vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong thương mại một cách bài bản và thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tạo cơ hội cho việc hợp tác, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Giới chuyên gia đánh giá, tiêu chuẩn hóa đã đóng góp một phần quan trọng, cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan từng nhận định: “Tiêu chuẩn có vai trò quan trọng để phát triển một cách bền vững, nó có vai trò vô giá giúp các nước phát triển kinh tế và xây dựng năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu”.

Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của tiêu chuẩn hóa hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và kỹ năng về tiêu chuẩn hóa nói chung và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực chuyên ngành của doanh nghiệp nói riêng cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt là người đứng đầu.

Mặt khác, cũng có một thực tế rằng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn, hoặc hiểu về tiêu chuẩn chưa tới. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần dẫn dắt, xây dựng tiêu chuẩn, truyền thông cho doanh nghiệp, giúp họ thay đổi tư duy trong xây dựng tiêu chuẩn; xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn cho doanh nghiệp;…

Theo: VietQ.vn

Bài viết khác

SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HACCP – CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO DN

Khi áp dụng HACCP, việc sử dụng sơ đồ khối cho phép doanh nghiệp quản lý các. . .

Câu hỏi trắc nghiệm về HACCP mới nhất năm 2025

Hiện nay, tiêu chuẩn HACCP được rất nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng. . .

GMP với HACCP điểm khác biệt trong ngành thực phẩm

GMP (Thực hành sản xuất tốt) và HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát. . .

Đâu là điểm khác biệt giữa SSOP và HACCP trong ngành thực phẩm?

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là. . .

So sánh ISO 9001 và HACCP chi tiết bản mới nhất

ISO 9001, HACCP là hai tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.. . .

Lưu đồ HACCP là gì? Lợi ích của việc xây dựng lưu đồ HACCP

Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp vì vậy. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ