Mục lục
Tiêu chuẩn ISO 26000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 26000 – một tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) ban hành. Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội được ban hành vào cuối tháng 11/2010, đây là tiêu chuẩn mới có thể giúp các tổ chức quản lý vấn đề trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh các điểm tương đồng như các tiêu chuẩn khác như ISO 9000 tập trung vào quản lý chất lượng, ISO 14000 tập trung vào các vấn đề môi trường, tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng có sự khác biệt.
ISO 26000 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được phép sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và ISO 14001: 2008. Tiêu chuẩn này được viết từ các chuyên gia làm trong lĩnh vực xã hội đại diện cho 7 lĩnh vực TNXH chủ chốt như: chính phủ, tổ chức nhân quyền, thực hành lao động, môi trường, quyền người tiêu dùng và quyền cộng đồng.
Đây chính là thời điểm mà cộng đồng chất lượng cần phải thức tỉnh và quan tâm đến những gì mà tiêu chuẩn thể hiện, những vấn đề trách nhiệm nào được đề cập đến và những ảnh hưởng chất lượng gì có thể có đối với trách nhiệm xã hội.
Những Doanh Nghiệp Việt Nam nào nên được áp dụng Tiêu chuẩn ISO 26000
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho mọi loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô hay địa điểm, về:
- a) khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- b) nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;
- c) nguyên tắc và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- d) những chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội;
- e) việc tích hợp, thực thi và thúc đẩy hành vi trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức và thông qua các chính sách và thực hành của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
- f) việc nhận biết và sự gắn kết với các bên liên quan; và
- g) truyền đạt các cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ các tổ chức trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này khuyến khích các tổ chức không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ về pháp lý, dù rằng việc tuân thủ luật pháp là nền tảng cho tổ chức và là một phần thiết yếu của trách nhiệm xã hội của tổ chức. Tiêu chuẩn này nhằm đẩy mạnh sự hiểu biết chung trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, bổ sung cho các công cụ và sáng kiến khác đối với trách nhiệm xã hội, nhưng không thay thế chúng.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này, tổ chức cần tính đến sự đa dạng về mặt xã hội, môi trường, pháp lý, văn hóa, chính trị và tổ chức, cũng như sự khác biệt về điều kiện kinh tế, trong khi vẫn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức quốc tế.
Mục tiêu chứng nhận ISO 26000
Tiêu chuẩn này không phải là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích và không thích hợp cho mục đích chứng nhận, quản lý hoặc hợp đồng. Mọi đề nghị chứng nhận hay tuyên bố về việc được chứng nhận theo tiêu chuẩn này đều thể hiện sai ý nghĩa và mục đích và sử dụng sai tiêu chuẩn này. Vì tiêu chuẩn này không có các yêu cầu nên việc chứng nhận không thể chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này cung cấp cho tổ chức hướng dẫn liên quan đến trách nhiệm xã hội và có thể sử dụng như một phần của các hoạt động chính sách công. Tuy nhiên, theo mục đích của Hiệp định Marakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì tiêu chuẩn này không được xem là “tiêu chuẩn quốc tế”, “hướng dẫn” hay “khuyến nghị” và cũng không nhằm cung cấp cơ sở cho bất kỳ giả thiết hoặc tìm kiếm một biện pháp nhất quán với các nghĩa vụ của WTO. Ngoài ra, tiêu chuẩn này không nhằm đưa ra cơ sở cho các hoạt động pháp lý, khiếu nại, phòng vệ hoặc yêu cầu khác trong bất cứ vụ kiện quốc tế, quốc gia hoặc kiện tụng khác và cũng không nhằm đưa ra như bằng chứng của sự tiến triển luật pháp quốc tế thông thường.
Tiêu chuẩn này không cản trở việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia cụ thể hơn, đòi hỏi khắt khe hơn hay loại hình tài liệu nào khác.
Vì sao việc thực hành ISO 26000 lại quan trọng ?
Trách nhiệm xã hội đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn thế giới, khi áp lực từ công chúng đòi hỏi các tổ chức hành xử một cách có trách nhiệm xã hội và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội đã tăng đáng kể.
Các tổ chức trên toàn thể giới cần phải cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường các hiệu quả xã hội và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Bằng cách đảm bảo các tiêu chuẩn ISO 26000 trong vận hành, doanh nghiệp đã chứng tỏ mình đang đóng góp cho sự phát triển thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Bằng việc sở hữu chứng chỉ ISO 26000, doanh nghiệp sẽ không chỉ chứng minh rằng mình đang kinh doanh hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ mà còn chứng minh rằng mình quan tâm đến môi trường và tính bền vững của môi trường. Hơn nữa, uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao, thu hút thêm được khách hàng và nhân viên có ý thức xã hội, những người muốn duy trì một hệ sinh thái lành mạnh.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000
Tiêu chuẩn ISO 26000 cung cấp hướng dẫn về:
A- Bảy nguyên tắc cơ bản của trách nhiệm xã hội:
- Trách nhiệm giải trình
- Minh bạch
- Hành vi đạo đức
- Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan
- Tôn trọng luật pháp
- Tôn trọng các tiêu chuẩn hành vi quốc tế
- Tôn trọng nhân quyền
B- Thừa nhận trách nhiệm xã hội và thu hút các bên liên quan
C- Bảy chủ đề chính và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội:
- Quản trị tổ chức
- Nhân quyền
- Thực hành lao động
- Môi trường
- Thực hành hoạt động công bằng
- Vấn đề người tiêu dùng
- Sự tham gia và phát triển của cộng đồng
D- Các cách để tích hợp hành vi có trách nhiệm xã hội vào tổ chức
E- Ngoài việc cung cấp các định nghĩa và thông tin để giúp các tổ chức hiểu và giải quyết trách nhiệm xã hội, bộ tiêu chuẩn nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả và cải tiến về hiệu suất về trách nhiệm xã hội.
Các quá trình và cơ cấu ra quyết định của tổ chức cần cho phép tổ chức:
- Xây dựng chiến lược, mục tiêu và chỉ tiêu phản ánh cam kết về trách nhiệm xã hội của tổ chức.
- Chứng minh cam kết và trách nhiệm giải trình của lãnh đạo.
- Tạo lập và nuôi dưỡng môi trường và văn hóa trong đó các nguyên tắc trách nhiệm xã hội được thực thi.
- Hình thành một hệ thống khuyến khích kinh tế và phi kinh tế liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Sử dụng nguồn nhân lực tài chính, tự nhiên và nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
- Tạo cơ hội công bằng cho các nhóm ít được đại diện ở nhũng vị trí cao trong tổ chức.
- Cân đối nhu cầu của tổ chức và các bên liên quan, bao gồm cả nhu cầu hiện thời và nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Thiết lập các quá trình trao đổi thông tin hai chiều với các bên liên quan, xác định các vấn đề thống nhất và bất đồng cũng như đàm phán để giải quyết những xung đột có thể có.
- Khuyên khích sự tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp người lao động trong các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức.
- Cân đối mức độ quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của những người đưa ra quyết định đại diện cho tổ chức.
- Theo dõi việc thi hành các quyết định để đảm bảo rằng các quyết định này được tuân thủ theo hướng có trách nhiệm xã hội và để xác định trách nhiệm giải trình đối với các kết quả của các quyết định và hoạt động của tổ chức dù tích cực hay tiêu cực.
- Định kì xem xét và đánh giá quá trình điều hành của tổ chức, điều chính các quá trình theo kết quả đánh giá và truyền đạt về các thay đổi trong toàn bộ tổ chức.
- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được. Bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ khó tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 26000 đã đạt được những hiệu quả thiết thực trong kinh doanh, sản xuất.
- Bên cạnh hiệu quả kinh tế, doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút lực lượng lao động có chuyên môn cao về với doanh nghiệp để góp sức.
Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000
Đối với những lợi ích của việc thành lập, các tiêu chuẩn của hệ thống này có bảy tiêu đề: quản lý tổ chức, nhân quyền, ứng dụng lực lượng lao động, môi trường, thực hành kinh doanh có đạo đức, phát triển khách hàng, phát triển người dân địa phương.
Lợi ích đem lại cho các tổ chức vô cùng to lớn: tinh thần làm việc của nhân viên trong tổ chức sẽ tăng lên, lòng trung thành của họ với tổ chức sẽ tăng lên và năng suất của họ sẽ tăng lên.
Một lần chống lại các đối thủ sẽ có được. Đây là một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời. Ngoài ra, danh tiếng và giá trị thương hiệu của công ty trong lĩnh vực này sẽ tăng lên. Bằng cách này, tổ chức sẽ có được khách hàng mới và sẽ không bỏ lỡ khách hàng.
Quan điểm của các nhà đầu tư, cổ đông, nhà tài trợ và các nhóm tài chính khác đối với tổ chức sẽ thay đổi. Giao tiếp với chính quyền, phương tiện truyền thông, đối thủ cạnh tranh và khách hàng sẽ được tăng cường và quan hệ sẽ được cải thiện.
Để được tư vấn ISO 26000 chuyên nghiệp nhất xin liên hệ thuvienthieuchuan.org theo số 0948.690.698