Tiêu chuẩn WRAP - Trách Nhiệm Xã Hội Ngành May Mặc

✅ Tiêu chuẩn WRAP là bộ tiêu chuẩn quốc tế, bộ quy tắc ứng xử dánh cho ngành may mặc nói chung. Hiện nay WRAP được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Ngành dệt may là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu với quy mô toàn ngành liên tục tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là từ sau thế kỷ 20, dệt may đã trở thành ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn. Ngành dệt may phát triển không những mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, thương hiệu, người lao động mà đồng thời cũng đặt ra những bài toán, những thách thức trong việc xây dựng môi trường lao động trong lĩnh vực may mặc đảm bảo sự hợp pháp, nhân đạo và công bằng trên toàn thế giới. Trước yêu cầu đó, bộ tiêu chuẩn WRAP ra đời với vai trò như một thước đo khách quan xác định mức độ tuân thủ trách nhiệm xã hội trong ngành dệt may.

TIÊU CHUẨN WRAP LÀ GÌ ? 

WRAP được viết tắt từ cum từ Worldwide Responsible Accredited Production – là tên của Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu. Xuất phát từ mong muốn thành lập một cơ quan hoạt động độc lập và khách quan để kiểm soát và đảm bảo hoạt động của các nhà máy trong ngành may mặc được thực hiện một cách hợp pháp với pháp luật địa phương và các tiêu chuẩn quốc tế, bộ quy tắc ứng xử WRAP được hình thành.

BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA WRAP

Vào giữa những năm 1990, tại các nhà máy may mặc ở nhiều nơi trên thế giới xảy ra tình trạng công nhân phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn, thời gian làm việc vượt quá mức cho phép và bị từ chối một số quyền lợi hợp pháp. Nhận thấy thực trạng công nhân bị bóc lột sức lao động có thể là mầm mống nguy hiểm dẫn tới nguy cơ cho toàn bộ ngành may mặc, Hiệp hội Sản xuất Y phục Mỹ (nay là Hiệp hội Y phục và Da giày Mỹ) đã có các động thái để giải quyết vấn đề này. Một lực lượng chuyên trách được thành lập và ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhiều bên liên quan từ các thương hiệu, nhà cung cấp cho tới các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các học viện. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan một cách tối đa trong việc xác định, đánh giá và giảm thiểu sự bóc lột lao động, lực lượng này đề xuất thành lập ra một tổ chức thứ ba vận hành độc lập với chính phủ và các công ty khác. Do vậy mà tới năm 2000, WRAP chính thức ra đời.

ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN WRAP

Xuất phát từ đúng mục đích ban đầu khi thành lập, WRAP là một tổ chức hoàn toàn độc lập, tự quản và tự huy động vốn, không thuộc chính phủ và là tổ chức chính trị trung lập, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ lợi ích bên ngoài nào nên chương trình chứng nhận WRAP hướng tới mục tiêu thúc đẩy và xác minh các thực hành sản xuất hợp pháp, nhân đạo và đạo đức trên toàn thế giới. Ngoài ra, phần lớn các thành viên trong Hội đồng quản trị WRAP là những người ngoài ngành may mặc và giày da nên chứng nhận WRAP có thể xem như chứng nhận tuân thủ trách nhiệm xã hội đáng tin cậy, đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.

Đây được xem là chương trình cấp chứng nhận tuân thủ quy tắc xã hội độc lập lớn nhất thế giới cho ngành may mặc và là “tiêu chuẩn thường được trích dẫn nhiều nhất” khi cấp chứng nhận về tuân thủ xã hội trong lĩnh vực dệt may.

Hiện tại có hơn 2700 cơ sở có chứng nhận WRAP và sử dụng hơn 2.5 triệu lao động trên khắp thế giới.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN WRAP CHO DOANH NGHIỆP

Đối với doanh nghiệp:

  • Khẳng định cam kết của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp trong việc thực hiện áp dụng, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm đảm bảo người lao động được quyền lợi khi được làm việc trong một môi trường an toàn, đảm bảo các điều kiện cần thiết và sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng công việc đáp ứng với các yêu cầu.
  • Đáp ứng với yêu cầu của pháp luật đối với những yêu cầu bắt buộc của luật định.
  • Nâng cao danh tiếng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và các bên quan tâm với tư cách là một doanh nghiệp tiến bộ và công bằng.
  • Giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, hạn chế các tai nạn lao động, các rủi ro có thể gây thiệt hại về mặt tài chính và danh tiếng cho doanh nghiệp.
  • Tạo được môi trường làm việc hấp dẫn, uy tín khuyến khích được sự tham gia của nhiều lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, có chất lượng.
  • Tăng năng suất, cải thiện khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ.
  • Loại bỏ rào cản xuất khẩu sang các khu vực Châu Âu: Mỹ, Anh….

Đối với ngành may mặc:

  • Các nhà máy nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và an toàn lao động cho công nhân.
  • Thực hiện tốt hơn các vấn đề: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức.
  • Các điều kiện vật chất trong môi trường làm việc được cải thiện.
  • Xóa bỏ dần những bất cập, bất công tại nơi làm việc.
  • Công nhân yên tâm lao động, từ đấy năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày một tăng.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC WRAP CẤP CHỨNG NHẬN 

Tiêu chuẩn WRAP tập trung vào mức cơ bản của chuỗi cung ứng nên chỉ có thể cấp chứng nhận cho các đơn vị sản xuất riêng lẻ. Các công ty mẹ, thương hiệu và nhà bán lẻ không đủ điều kiện cấp chứng nhận.

Chương trình cấp chứng nhận WRAP tập trung vào các sản phẩm trong các lĩnh vực:

  • Hàng may mặc
  • Ngành điện tử
  • Ngành giày dép
  • Nội thất gia đình
  • Ngành đồ chơi

12 NGUYÊN TẮC CỦA BỘ TIÊU CHUẨN WRAP

  • Tuân thủ luật pháp và các quy định nơi làm việc: Các cơ sở phải tuân thủ luật pháp và quy định tại tất cả các địa điểm nơi họ tiến hành kinh doanh.
  • Cấm lao động cưỡng bức: Các cơ sở không sử dụng lao động không tự nguyện, lao động cưỡng bức, lao động bị ép buộc, lao động lệ thuộc hoặc lao động bị buôn bán từ nạn buôn người. Đồng thời, các cơ sở cũng không được áp dụng bất cứ hình thức ép buộc nào (Cụ thể: Không tịch thu giấy tờ cư trú, hộ chiếu hoặc áp dụng một khoản tiền phạt đáng kể khi công nhân nghỉ việc; Không áp dụng bất cứ hình thức nào hạn chế khả năng tự nguyện kết thúc việc làm của người lao động; Các hợp đồng lao động phải được lập bằng ngôn ngữ bản địa của người lao động và người lao động không phải chịu phí tuyển dụng)
  • Cấm lao động trẻ em: Các cơ sở không thuê bất kỳ nhân viên nào dưới 14 tuổi hoặc dưới độ tuổi tối thiểu được quy định bởi luật để làm việc, không được tuyển dụng bất kỳ người lao động nào mà khi làm việc có thể gây ảnh hưởng tới việc học tập bắt buộc.
  • Cấm quấy rối hoặc lạm dụng: Môi trường làm việc không được có hành vi quấy rối hoặc lạm dụng từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Không dung túng cho các cử chỉ không đúng đắn, các hành vi bắt nạt hoặc lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ khiếm nhã, đe dọa. Không được có hình phạt về thể xác hoặc ép buộc thể xác dưới mọi hình thức.
  • Bồi thường và phúc lợi: Các cơ sở sẽ trả ít nhất ở mức lương tối thiểu theo luật pháp địa phương và quốc gia tại khu vực tài phán, nơi các cơ sở đang hoạt động kinh doanh (bao gồm tiền lương, phụ cấp và trợ cấp bắt buộc)
  • Giờ làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc mỗi tuần không được vượt quá giới hạn của luật pháp quốc gia. Các cơ sở cung cấp ít nhất 1 ngày nghỉ trong 7 ngày, trừ khi bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh cấp bách thì vẫn phải đảm bảo tính minh bạch về số giờ làm việc, làm việc tự nguyện trong điều kiện an toàn và sức khỏe của người lao động được đảm bảo và được hưởng lương tương xứng.
  • Cấm phân biệt đối xử: Các cơ sở tuyển dụng, sử dụng, phân công công việc, trả lương, thăng chức và chấm dứt công việc cho người lao động dựa trên khả năng thực hiện công việc thay vì dựa trên các đặc điểm cá nhân (chủng tộc, màu da, quốc tịch, giới tính, địa vị, tình trạng khuyết tật,…) hoặc niềm tin cá nhân (tôn giáo, quan điểm chính trị, địa vị xã hội,…)
  • Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc: Các cơ sở cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Nhà ở cũng phải an toàn và lành mạnh trong trường hợp nhà ở được cung cấp cho công nhân. (Cụ thể như: cung cấp nước sạch miễn phí; trang bị đầy đủ vật tư y tế, đồ bảo hộ; nơi làm việc đầy đủ ánh sáng, có lối thoát hiểm và các trang thiết bị đảm bảo an toàn; trang bị kiến thức cho người lao động về cách làm việc an toàn, …)
  • Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể: Các cơ sở công nhận và tôn trọng quyền của nhân viên về tự di tham gia các hội nhóm (dù họ có lựa chọn tham gia vào hiệp hội hay không thì cũng không phân biệt đối xử hay ngăn cản hoặc bắt ép) và thương lượng tập thể (trong việc nêu ý kiến, giải quyết các khiếu nại tại nơi làm việc)
  • Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuần về môi trường: Các cơ sở tuân thủ các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn môi trường áp dụng cho hoạt động của họ và thực hành có ý thức ở tất cả các địa điểm nơi họ hoạt động. (Cụ thể: Chủ động giám sát các hoạt động liên quan tới môi trường; quản lý, giám sát và xử lý các loại chất thải rắn-lỏng-khí một cách an toàn và phù hợp với quy định của pháp luật)
  • Thực hiện đúng thủ tục thuế quan: Các cơ sở phải tuân thủ luật Hải quan hiện hành, thiết lập và duy trì các chương trình tuân thủ luật Hải quan liên quan đến việc trung chuyển bất hợp pháp thành phẩm. (Cụ thể: Đảm bảo tất cả hàng hóa được đánh dấu hoặc dán nhãn chính xác, hợp pháp; lưu giữ hồ sơ về tất cả các vật liệu và đơn đặt hàng, hồ sơ sản xuất)
  • An ninh: Các cơ sở phải duy trì các quy trình an ninh để bảo vệ chống lại việc đưa hàng hóa không nằm trong danh sách vào các lô hàng xuất khẩu (Ví dụ như: Thuốc phiện, thuốc nổ, chất độc sinh học, hàng lậu,…). Liên quan đến vấn đề này, WRAP công nhận tài liệu Hướng dẫn C-TPAT của Cơ quan Hải Quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (Customs and Border Protection, CBP) dành cho các nhà sản xuất nước ngoài là chương trình thực tiễn tốt nhất và đã áp dụng các tài liệu đó vào nguyên tắc này.

QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN WRAP

  • Nộp hồ sơ và tự đánh giá trước kiểm toán: Cơ sở gửi thông tin cơ bản cho WRAP và nộp phí đăng ký. WRAP cung cấp cho cơ sở sổ tay tự đánh giá và giám sát (cơ sở phải chứng minh họ tuân thủ trong tối thiểu 90 ngày (đối với các cơ sở lần đầu xin chứng nhận) hoặc tuân thủ trong suốt thời gian chứng nhận trước đó có hiệu lực (đối với cơ sở xin cấp chứng nhận lại).
  • Giám sát độc lập: Sau khi nộp yêu cầu tự đánh giá trước kiểm toán, cơ sở chọn 1 tổ chức giám sát được WRAP công nhận để tiến hành kiểm toán thực tế dựa trên 12 nguyên tắc của WRAP. Việc này phải được phê duyệt thành công trong vòng 6 tháng kể từ khi nộp lệ phí đăng ký, nếu lâu hơn sẽ phải đăng ký lại.
  • Thẩm định và cấp chứng nhận: WRAP xét duyệt kết quả kiểm toán. Nếu báo cáo có đầy đủ các thông tin cần thiết thì WRAP sẽ chấp chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện để chứng nhận, WRAP sẽ thông báo các khắc phục cơ sở cần thực hiện và công ty giám sát sẽ tiến hành kiểm toán bổ sung.
Tiêu chuẩn WRAP

CÁC MỨC CHỨNG NHẬN WRAP TỪ THẤP ĐẾN CAO

  • Chứng nhận Bạc (hiệu lực trong 6 tháng): Được cấp cho cơ sở tuân thủ hầu hết 12 nguyên tắc, không tuân thủ ở mức nhẹ các chính sách, quy trình hoặc đào tạo liên quan. Cơ sở vật chất không được có bất kỳ hành vi không tuân thủ “cờ đỏ” nào (bao gồm lao động trẻ em; các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, an toàn hoặc môi trường; nhà tù, lao động cưỡng bức hoặc không tự nguyện; quấy rối hoặc lạm dụng nhân viên) và phải chứng minh rằng nhân viên được trả ít nhất mức lương tối thiểu hợp pháp và bất kỳ khoản bồi thường làm thêm giờ nào được yêu cầu.
  • Chứng nhận Vàng (hiệu lực trong 1 năm): Được cấp cho cơ sở tuân thủ đầy đủ 12 nguyên tắc.
  • Chứng nhận Bạch kim (hiệu lực trong 2 năm): Được cấp cho cở sở tuân thủ đầy đủ 12 nguyên tắc trong 3 lần kiểm toán chứng nhận liên tiếp mà không phải thực hiện các hành động khắc phục nào.

Để được tư vấn WRAP chuyên nghiệp nhất vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết khác

Bài tập tình huống ISO 14001 – Hướng dẫn cách giải

Bài tập tình huống ISO 14001 cung cấp cho bạn cơ hội thực hành, áp dụng tiêu. . .

5 Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 14001:2015 

ISO 14001 là tiêu chuẩn đặt ra những yêu cầu dành cho hệ thống quản lý môi. . .

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp – Thông tin không nên bỏ qua

Trong mọi tổ chức, quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được coi là một. . .

10 câu hỏi về ISO 14001 được quan tâm nhất – TVTC

ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được. . .

Sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001

Khi các mối quan tâm về môi trường tăng cao thì doanh nghiệp sẽ càng quan tâm. . .

Mô hình PESTEL – Những yếu tố cấu thành và lợi ích áp dụng

Mô hình PESTEL được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phân tích. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ