Tư Vấn HACCP - Tư vấn Hiệu quả - Chứng chỉ Quốc tế năm 2024

HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuát, chế biến thực phẩm. Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cap hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969,  Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008. 
——————————————————————————————————–
Trong bài viết này chúng tôi xin tư vấn HACCP cho các bạn thêm nhiều kiến thức về bộ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cơ bản này.

Tư vấn HACCP

Tư vấn HACCP- Tư vấn Quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn thiết kế nhà máy HACCP trong năm 2024 liên hệ Hotline: 0948.690.698

TIÊU CHUẨN HACCP LÀ GÌ?

HACCP là viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point. Đây là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm. HACCP mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003 nằm trong hệ thống tiêu chuẩn CODEX – Cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng vào năm 1963.

→ Xem thêm Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN HACCP NĂM 2024

Tiêu chuẩn HACCP được công nhận trên phạm vi toàn thế giới. Bởi vậy tất cả các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể áp dụng HACCP.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HACCP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM TOÀN CẦU 

Xuất phát từ nhu cầu được sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn. Chính vì thế hầu hết khắp mọi quốc gia trên thế giới người tiêu dùng đều mong muốn có được những biện pháp nhằm qunr lý, kiểm soát đảm bảo thực phẩm được sản xuất, nuôi trồng được lành mạnh đảm bảo vệ sinh khi sử dụng. Đây cũng là một trong những thách thức hàng đầu của các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm thực phẩm ra thị trường cần đảm bảo các điều kiện tối thiểu trong kinh doanh mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Hơn thế nữa hiện nay việc giao thương buôn bán quốc tế phát triển mạnh mẽ khiến thúc đẩy xuất khẩu rất nhiều sản phẩm trong đó có hàng thực phẩm. Cũng chính sự tiện lợi này đã gia tăng rủi ro lây nhiễm nguồn bệnh sang quốc gia khác dễ hơn. Chính vì thế để đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng thực phẩm cần đáp ứng các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn. Một trong số đó là HACCP.

→ Xem thêm Tại sao phải áp dụng HACCP?

Một số ví dụ về việc thực hiện áp dụng hệ thống HACCP tại các quốc gia phát triển:

– Tại Hoa Kỳ: Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA – Food & Drug Administration) đã yêu cầu thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP đối với các nhà sản xuất thủy hải sản năm 1995 và bắt buộc các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP vào năm 1997.

– Tại liên minh Châu Âu: Theo chỉ thị số 93/43/EEC (ngày 14/6/1993) về vệ sinh thực phẩm, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thực phẩm tại các nước thuộc liên minh Châu Âu phải áp dụng HACCP.

– Tại Anh Quốc: Hiêp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc phát triển tiêu chuẩn BRC trong đó việc áp dụng hệ thống HACCP theo các nguyên tắc của Codex được xếp là yêu cầu cơ bản và đặt tại ngay điều khoản đầu tiên.

– Tại Việt Nam:

Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP được nhà nước khuyến khích áp dụng. Tổng cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng đã biên soạn TCVN 5603:2008 (HACCP Codex) “Qui phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh an toàn thực phẩm” áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất thực phẩm

7 NGUYÊN TẮC CỦA HACCP

Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy

  • Xác định những mối nguy có thể gây ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm đặc tính sinh học, vật lý, hóa học
  • Thu thập và đánh giá thông tin về mối nguy
  • Truy tìm nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của các mối nguy đó
  • Quyết định đâu là mối nguy có ảnh hưởng nhiều nhất đối với an toàn thực phẩm

Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn

  • Điểm kiểm soát tới hạn HACCP (CCP – Critical Control Points) là điểm mà tại đó việc kiểm soát được áp dụng và có ý nghĩa quan trọng để ngăn ngừa hay loại trừ một mối nguy cho an toàn thực phẩm hoặc giảm nó xuống mức chấp nhận được
  • Cùng một mối nguy có thể xác định nhiều CCP nếu thấy cần thiết

→ Xem thêm Điểm kiểm soát tới hạn là gì và Cách xác định CCP như thế nào

Nguyên tắc 3: Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP

  • Giới hạn tới hạn (Critical Limit) là giới hạn giữa phạm vi chấp nhận được và không chấp nhận được
  • Có thể lập nhiều giới hạn tới hạn đo lường dựa vào các tiêu chí về: số đo nhiệt độ, thời gian, độ ẩm, pH, Aw, lượng Clo và các thông số cảm quan như hình dạng bề ngoài và cấu trúc

Xem thêm Giới hạn tới hạn là gì?

Nguyên tắc 4: Xây dựng hệ thống kiểm soát giám sát các điểm CCP

  • Đo lường và quan sát định kỳ các thông số của CCP liên quan tới giới hạn tới hạn của nó
  • Xác định các CCP bị mất kiểm soát và có biện pháp xử lý kịp thời

Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát

  • Thực hiện hành động khắc phục phù hợp cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý khi có sự cố phát sinh

Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác nhận để khẳng định hệ thống HACCP hoạt động hiệu quả

  • Lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc thực hiện các phép thử để chứng minh các kế hoạch HACCP được triển khai chính xác, đầy đủ trên thực tế

Nguyên tắc 7: Lập tài liệu về tất cả các thủ tục và hồ sơ đối với các nguyên tắc này và việc ứng dụng

  • Biên soạn và lưu trữ các tài liệu phân tích mối nguy và kế hoạch HACCP, hồ sơ giám sát điểm kiểm soát tới hạn, giới hạn tới hạn, xử lý các sai lệch

→ Xem thêm Hướng dẫn tuân thủ các nguyên tắc trong HACCP

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG HACCP TRONG THỰC PHẨM

  • Là cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm của mình
  • Giảm thiểu số lần kiểm tra của cơ quan chức năng với sản phẩm thực phẩm
  • Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm
  • Cải thiện quy trình sản xuất và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Giảm thiểu chi phí xử lý các sự cố liên quan tới thực phẩm bẩn hoặc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
  • Được các khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn

Xem thêm Chứng nhận HACCP

QUY TRÌNH TƯ VẤN HACCP TRONG NĂM 2024

 
Nội dung Trách nhiệm tư vấn Trách nhiệm tổ chức
1. Chuẩn bị:

Họp khởi động dự án

Thành lập ban HACCP

  • Tìm kiếm thông tin về việc tiếp cận và áp dụng HACCP trước đó của tổ chức
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức trong việc áp dụng HACCP
  • Thống nhất phạm vi hoặc sơ bộ phạm vi, ngoại lệ (nếu có)
  • Thống kê những quy trình, tài liệu, hồ sơ cần viết phù hợp với hoạt động của tổ chức (dựa vào sơ đồ tổ chức)
  • Cung cấp thông tin xác thực tình trạng tổ chức
  • Cam kết thực hiện của lãnh đạo cao nhất
  • Thành lập ban chỉ đạo HACCP
  • Tổ chức họp thống nhất nội dung với đại diện các bộ phận, phân công công việc cho người liên quan
2. Khảo sát hiện trạng tổ chức
  • Xác định người phụ trách liên hệ chính và phân công công việc
  • Xác định điểm phù hợp và chưa phù hợp của thực tế hoạt động tổ chức với HACCP
  • Xác định phạm vi hoạt động của tổ chức và sơ đồ tổ chức
  • Xác định việc đáp ứng các yêu cầu pháp luật, các quá trình và biểu mẫu đang áp dụng
  • Phân công người chịu trách nhiệm chính
3. Đào tạo nhận thức HACCP
  • Giảng viên đào tạo, phân tích yêu cầu của tiêu chuẩn
  • Hướng dẫn áp dụng thực tế
  • Hướng dẫn nội dung thực hành
  • Bố trí Phòng học, bảng, máy chiếu
  • Bố trí cho đại diện các Phòng ban tham dự
  • Yêu cầu người tham dự tham gia đầy đủ, tuân thủ các quy định trong lớp học
4. Hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu HACCP
  • Thống nhất form mẫu chuẩn dùng cho soạn thảo chương trình tiên quyết của HACCP
  • Hỗ trợ xây dựng tài liệu về các CP, CCP, kế hoạch HACCP, kế hoạch OPRPs
  • Cung cấp tài liệu tham khảo
  • Tư vấn phương án tối ưu để giảm lượng hồ sơ không cần thiết
  • Nhân viên trực tiếp phụ trách soạn thảo tài liệu
  • Trao đổi cùng các bộ phận liên quan để thống nhất nội dung và biểu mẫu tài liệu
  • Hoàn thiện nội quy, quy chế của tổ chức
5. Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu HACCP vào hoạt động của tổ chức
  • Hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu
  • Hướng dẫn ghi chép, lưu trữ hồ sơ đối với từng vị trí
6. Đào tạo đánh giá nội bộ
  • Cử giảng viên đào tạo đánh giá nội bộ
  • Tư vấn tổ chức bố trí nhân sự cho cuộc đánh giá nội bô
  • Cấp chứng nhận tham gia đào tạo đánh giá nội bộ
  • Bố trí nhân sự tham dự từ các Phòng ban
  • Chuẩn bị Phòng học, máy chiếu, bảng
  • Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ 1 số Phòng ban để tiến hành đánh giá như 1 bài tập mẫu
7. Hỗ trợ khắc phục sau đánh giá nội bộ
  • Hỗ trợ qua mail, điện thoại
  • Yêu cầu các Phòng ban/bộ phận có điểm không phù hợp thực hiện hành động khắc phục
8. Hỗ trợ đánh giá chứng nhận
  • Hỗ trợ thực hiện các hành động khắc phục (nếu có)
  • Bố trí nhân sự tham gia cuộc đánh giá chứng nhận
  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ, hỗ trợ cho đoàn đánh giá
  • Cung cấp thông tin, bằng chứng của sự phù hợp
  • Thực hiện các hành động khắc phục (nếu có)

Lưu ý: Thời gian tư vấn sẽ được thảo luận chi tiết tùy từng doanh nghiệp theo quy mô, phạm vi hoạt động, nhu cầu thực tế…

→ Xem thêm HACCP Checklist PDF

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HACCP

  • Về lãnh đạo doanh nghiệp: Điều kiện tiên quyết tạo nên thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP xuất phát từ cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách HACCP và tuân thủ áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trên thực tế.
  • Về yếu tố con người: Huy động và khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong công ty giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng HACCP. Bởi vậy, công ty cần cung cấp các khóa đào tạo và trang bị kiến thức về HACCP cho các thành viên của mình để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về các yêu cầu của tiêu chuẩn.
  • Về công nghệ thiết bị: Bên cạnh yếu tố con người thì sự tiên tiến, hiện đại của trang thiết bị công nghệ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng thành công hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn. Mặc dù HACCP có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm, bất kể loại hình, quy mô hay trình độ thiết bị công nghệ nhưng những doanh nghiệp sở hữu trình độ công nghệ thiết bị càng hiện đại thì việc áp dụng HACCP càng trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
  • Về quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình áp dụng HACCP càng nhiều.
  • Về chuyên gia tư vấn: Yêu cầu về chuyên gia tư vấn không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng đây lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công của kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn theo tiêu chuẩn HACCP tại các tổ chức, công ty. Các chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn phù hợp với bối cảnh của tổ chức trong thời gian ngắn, đồng thời hỗ trợ đưa vào vận hành hệ thống với hiệu quả cao.

Tư vấn HACCP

DANH SÁCH QUY TRÌNH HACCP CẦN CÓ KHI TƯ VẤN HACCP

  • Quy trình kiểm soát tài liệu
  • Quy trình kiểm soát hồ sơ
  • Quy trình đào tạo
  • Quy trình kiểm soát thiết bị / thiết bị đo
  • Quy trình xem xét hợp đồng
  • Quy trình nhận biết nguồn gốc sản phẩm
  • Quy trình thu hồi sản phẩm
  • Quy trình đánh giá nội bộ
  • Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp
  • Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa
  • Quy trình mua hàng

HỒ SƠ BIỂU MẪU HACCP CẦN CÓ KHI TƯ VẤN HACCP NĂM 2024

  • Chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Sổ tay HACCP
  • Kế hoạch HACCP
  • Trách nhiệm quyền hạn của ban HACCP
  • Các sơ đồ (công nghệ; cấp nước; thoát nước; động vật gây hại..)
  • Kế hoạch thẩm tra / thẩm định
  • Hồ sơ Vệ sinh cá nhân
  • Hồ sơ Vệ sinh nhà xưởng
  • Hồ sơ Vệ sinh nguồn nước
  • Hồ sơ Vệ sinh bề mặt tiếp xúc
  • Hồ sơ Ngăn ngừa nhiễm chéo
  • Quy định Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
  • Hồ sơ Sử dụng bảo quản hoá chất phụ gia
  • Hồ sơ Phương tiện vệ sinh
  • Hồ sơ Kiểm soát động vật gây hại
  • Hồ sơ Kiểm soát chất thải
  • Hồ sơ An toàn nước đá
  • Hồ sơ Vệ sinh vật liệu bao gói

→ Xem thêm Tài liệu và Hồ sơ HACCP

DỊCH VỤ TƯ VẤN HACCP CỦA CHÚNG TỐI TRONG NĂM 2024

Quý doanh nghiệp nên lựa chọn Chúng Tôi là đơn vị tư vấn HACCP về hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn bởi những lý do sau:

  • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia của Chúng Tôi có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực công nghiệp, thị trường, ngôn ngữ, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong việc hoạt động tư vấn tiêu chuẩn tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Mạng lưới tư vấn rộng lớn: Chúng Tôi có 2 văn phòng chính tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đội ngũ chuyên gia của Chúng Tôi có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
  • Dịch vụ Tư vấnhàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc luôn lắng nghe các khiếu nại của khách hàng, Chúng Tôi cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ của mình.
  • Đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp đạt được chứng nhận hợp lệ được thừa nhận & công nhận quốc tế.

DANH SÁCH CÁC KHÁCH HÀNG DO CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI TƯ VẤN HACCP

→ Xem thêm Các công ty áp dụng HACCP ở Việt Nam

Tư vấn HACCP
Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt

 

Tư vấn HACCP
Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn

 

Tư vấn HACCP
Công Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc

 

Tư vấn HACCP
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long

 

Tư vấn HACCP
Công ty TNHH Ba Lan

 

Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms
Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms

 

Tư vấn HACCP
Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm RICO

 

Tư vấn HACCP
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long

 

Tư vấn HACCP
Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lục Hưng

LIST DANH SÁCH KHÁCH HÀNG DO CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI TƯ VẤN HACCP

  • Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt
  • Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn
  • Công Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long
  • Công ty TNHH Ba Lan
  • Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms
  • Công ty TNHH SX TM DV KT Đông Hồ
  • Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn
  • Công ty TNHH Mật Ong Thượng Hạng
  • Hộ kinh doanh cơ sở Kim Yến
  • Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Lục Hưng
  • Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm RICO
  • Công ty Cổ phần HUM
    .vv..
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, TVTC cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Nhận chứng chỉ nhanh 🔴 thuvientieuchuan.org@gmail.com
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 0948.690.698
Bài viết khác

Bài tập tình huống ISO 14001 – Hướng dẫn cách giải

Bài tập tình huống ISO 14001 cung cấp cho bạn cơ hội thực hành, áp dụng tiêu. . .

5 Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 14001:2015 

ISO 14001 là tiêu chuẩn đặt ra những yêu cầu dành cho hệ thống quản lý môi. . .

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp – Thông tin không nên bỏ qua

Trong mọi tổ chức, quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được coi là một. . .

10 câu hỏi về ISO 14001 được quan tâm nhất – TVTC

ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được. . .

Sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001

Khi các mối quan tâm về môi trường tăng cao thì doanh nghiệp sẽ càng quan tâm. . .

Mô hình PESTEL – Những yếu tố cấu thành và lợi ích áp dụng

Mô hình PESTEL được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phân tích. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ