ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Việc áp dụng ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khóa học ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sẽ đem tới cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng ISO 22000 trong công việc thực tế.
Mục lục
Khóa học ISO 22000 là gì?

Khóa học ISO 22000 là một khóa đào tạo chuyên sâu giúp học viên hiểu và áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 trong việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Khóa học này bao gồm các kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm, quy trình quản lý nguy cơ, các biện pháp kiểm soát và đánh giá nội bộ. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có khả năng triển khai và đánh giá hệ thống ISO 22000 trong tổ chức của mình.
Những ai nên tham gia khóa đào tạo về ISO 22000?
- Nhân viên và quản lý trong ngành thực phẩm: Những người làm việc trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm, cũng như các chuyên viên, giám sát viên và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.
- Chuyên viên kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm: Những người làm việc trong các phòng kiểm tra chất lượng, thí nghiệm và các tổ chức tư vấn về an toàn thực phẩm.
- Các nhà quản lý hệ thống FSMS: Những người giám sát và duy trì hệ thống ISO 22000 trong doanh nghiệp, cải thiện kỹ năng đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm.
- Những người muốn học chứng chỉ ISO 22000: Cá nhân, sinh viên có mong muốn nâng cao năng lực và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thực phẩm bằng cách đạt chứng chỉ ISO 22000.
- Các nhà quản lý cấp cao và lãnh đạo tổ chức: Giám đốc điều hành, giám đốc chất lượng, sản xuất cần hiểu và áp dụng ISO 22000 để triển khai chiến lược an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
- Chuyên viên tư vấn và đào tạo: Những người muốn cung cấp dịch vụ tư vấn về ISO 22000 cho tổ chức hoặc giảng viên muốn cập nhật kiến thức.
- Những người tham gia kiểm toán và đánh giá nội bộ: Các kiểm toán viên muốn học cách đánh giá hệ thống ISO 22000 và cung cấp khuyến nghị cải tiến an toàn thực phẩm.
- Doanh nghiệp nào đang hướng tới việc đạt được chứng nhận ISO 22000: Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm cần cũng cần tham gia khoá đào tạo ISO 22000.
Mục tiêu của khóa học ISO 22000

- Hiểu các thuật ngữ, định nghĩa về tiêu chuẩn ISO 22000:2018
- Hiểu rõ mục đích của ISO 22000:2018
- Nắm vững các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 22000;2018
- Hiểu các yêu cầu và điều khoản của tiêu chuẩn để triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Nắm vững các kỹ năng của đánh giá viên nội bộ, phương thức thực hiện đánh giá nội bộ;
- Biết được các quy trình/thủ tục cơ bản cần phải có của một hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018
- Hiểu và vận dụng thành thạo chu trình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến) trong công việc
- Biết các bước xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018
- Hiểu quy trình chứng nhận ISO 22000:2018
- Mở ra cơ hội thăng tiến và thu nhập cho học viên với chứng chỉ đào tạo ISO 22000:2018
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các yêu cầu pháp lý và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí
- Doanh nghiệp biết cách xây dựng và duy trì chứng chỉ ISO 22000
Nội dung của khoá đào tạo về ISO 22000
I. TỔNG QUAN
- Tổng quan về ISO 22000
- Lịch sử tiêu chuẩn ISO 22000:2018
- Các nguyên tắc về quản lý an toàn thực phẩm/ Mô hình P-D-C-A
- Các nguyên tắc theo tiêu chuẩn HACCP
- Lợi ích khi áp dụng Tiêu chuẩn
II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA ISO 22000:2018
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Bối cảnh của Tổ chức
- Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
- Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
- Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Bài tập: Phân tích bối cảnh của Tổ chức
- Sự lãnh đạo
- Sự lãnh đạo và cam kết
- Chính sách
- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
- Hoạch định
- Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội
- Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu
- Hoạch định các thay đổi
- Hỗ trợ
- Nguồn lực
- Năng lực
- Nhận thức
- Trao đổi thông tin
- Thông tin dạng văn bản
- Thực hiện
- Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
- Chương trình tiên quyết (PRP)
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp
- Kiểm soát mối nguy
- Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
- Kiểm soát việc giám sát và đo lường
- Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
- Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá
- Đánh giá nội bộ
- Xem xét của lãnh đạo
- Cải tiến
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục
- Cải tiến liên tục
- Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
III. ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
-
Đánh giá hệ thống FSMS theo ISO 22000:2018
- Phạm vi
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ – Định nghĩa
- Các nguyên tắc trong đánh giá nội bộ
- Mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động đánh giá nội bộ
-
Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
- Vai trò của đánh giá viên nội bộ
- Tiêu chuẩn năng lực của đánh giá viên và của trưởng đoàn
-
Lập kế hoạch đánh giá
- Mục tiêu của chương trình đánh giá
- Thiết lập chương trình đánh giá
- Lựa chọn và chỉ định đoàn đánh giá
- Chuẩn bị checklist đánh giá
- Chuẩn bị tài liệu và hiện trường
-
Thực hiện đánh giá
- Họp khai mạc
- Tiến hành đánh giá
- Hoàn thành đánh giá
-
Báo cáo và theo dõi sau đánh giá

Bài tập thực hành và thảo luận
Tổng kết toàn khóa học
Tại sao nên tham gia khóa học ISO 22000?
1. Nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm:
Khóa học giúp học viên hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 22000, các yêu cầu về quản lý an toàn thực phẩm và cách áp dụng các biện pháp an toàn trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến phân phối.
2. Cải thiện chất lượng sản phẩm:
Học viên sẽ học cách nhận diện và kiểm soát các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, giúp nâng cao phần nào đó chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng.
3. Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý:
Khi tham gia khoá học, học viên là những nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp thực phẩm sẽ hiểu và áp dụng đúng ISO 22000. Điều này giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm quốc gia và quốc tế, tránh các rủi ro pháp lý và bảo vệ uy tín thương hiệu.
4. Tăng cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến:
Chứng chỉ ISO 22000 là bằng chứng chứng minh năng lực chuyên môn trong ngành an toàn thực phẩm, giúp cá nhân nâng cao giá trị nghề nghiệp, mở rộng cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp.
5. Cải thiện khả năng kiểm soát và đánh giá nội bộ:
Khóa học ISO 22000 giúp học viên hiểu cách thức thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển hệ thống FSMS hiệu quả.
6. Nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp:
Khóa học giúp học viên cải thiện các kỹ năng quản lý hệ thống an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu sự cố trong quá trình sản xuất.
7. Cơ hội học hỏi từ các chuyên gia:
Tham gia khóa học ISO 22000 sẽ giúp học viên tiếp cận với các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và ISO 22000, từ đó học hỏi và áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của họ vào công việc hàng ngày.
Chi phí để tham gia khóa học ISO 22000 là bao nhiêu?

Chi phí tham gia khóa học ISO 22000
Chi phí tham gia khóa học ISO 22000 có sự biến động tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm hình thức đào tạo (trực tuyến hay trực tiếp), độ dài của khóa học, và uy tín của tổ chức đào tạo. Các khóa học trực tuyến thường có mức chi phí linh hoạt, giúp học viên dễ dàng tiếp cận và học tập từ bất kỳ đâu. Trong khi đó, các khóa học trực tiếp hoặc các khóa học chuyên sâu, cấp chứng chỉ ISO 22000 thường yêu cầu một khoản đầu tư cao hơn vì chất lượng giảng dạy và tài liệu học tập thường được nâng cao để đáp ứng yêu cầu đào tạo thực tế.
Ngoài ra, mức chi phí còn phụ thuộc vào giảng viên, chương trình đào tạo và sự chuyên sâu của khóa học. Các khóa học được tổ chức bởi các đơn vị uy tín hoặc các tổ chức quốc tế có chứng chỉ cấp sẽ có mức chi phí cao hơn, nhưng bù lại, học viên sẽ nhận được chứng chỉ có giá trị công nhận quốc tế và được trang bị kiến thức, kỹ năng vững vàng trong việc áp dụng hệ thống ISO 22000 vào thực tế.
Gợi ý một số tổ chức
Một số tổ chức cũng cung cấp các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, đặc biệt là khi đăng ký theo nhóm hoặc trong các đợt ưu đãi. Vì vậy, ngoài việc cân nhắc chi phí, học viên cũng nên xem xét các yếu tố như chất lượng giảng dạy, độ uy tín của tổ chức đào tạo, và giá trị chứng chỉ được cấp sau khi hoàn thành khóa học. Việc lựa chọn khóa học phù hợp sẽ giúp học viên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đạt được mục tiêu nghề nghiệp lâu dài.
Hy vọng sau khi đọc bài viết trên Quý độc giả đã hiểu được nội dung liên quan đến khóa đào tạo ISO 22000. Nếu Quý độc giả còn bất cứ thắc mắc nào về khoá học ISO 22000, vui lòng liên hệ với Thư viện tiêu chuẩn qua Hotline: 0948.690.698 hoặc Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất