Tiêu Chuẩn ISO 50001:2018: Hệ thống Quản Lý Năng Lượng (EnMS)

Ngày nay, các tổ chức/ doanh nghiệp đang ngày càng phải quan tâm hơn đến việc giảm chi phí hoạt động và giảm giá thành để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Có nhiều yếu tố hình thành lên chi phí trong đó chi phí năng lượng khá lớn Các tổ chức/ doanh nghiệp không thể kiểm soát được giá cả của các nguồn năng lượng, các chính sách của chính phủ hay toàn bộ nền kinh tế thế giới, tuy nhiên họ có thể cải thiện phương pháp quản lý năng lượng nhằm giảm chi phí năng lượng tiêu thụ bằng việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2018.

Tiêu chuẩn ISO 50001:2018
Tiêu chuẩn iso 50001:2018

TIÊU CHUẨN ISO 50001 LÀ GÌ ? 

Là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 6 năm 2011 giúp cải tiến trong việc sử dụng năng lượng áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa l‎ý

ISO 50001 là một tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện, duy trì và liên tục cải thiện hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Cách tiếp cận này lần lượt cho phép tổ chức ghi lại, xem xét, kiểm toán, phân tích và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống quản lý năng lượng một cách có hệ thống, có tính đến các số liệu cụ thể như hiệu quả năng lượng, mức tiêu thụ năng lượng và sử dụng năng lượng.

Một doanh nghiệp/ tổ chức vận hành cũng dựa trên năng lượng, tuy là một yếu tố trong các yếu tố nhưng năng lượng là một lượng lớn chi phí mà tổ chức phải chi trả, việc sử dụng và quản lý không hiệu quả sẽ gây ra sự lãng phí, hơn nữa còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được mức giá của năng lượng nhưng có thể quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng hiệu quả hơn khi áp dụng ISO 50001

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ISO 50001 

Năng lượng hiện đang là một nhân tố chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc thiếu hụt năng lượng và chi phí dành cho năng lượng ngày càng tăng đang dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia và các doanh nghiệp trong việc đảm bảo đáp ứng các nguồn năng lượng phục vụ cho những mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Trong khi việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo hay năng lượng thay thế sẽ phải mất nhiều thời gian thì việc quản lý năng lượng hiệu quả nhằm giảm tiêu hao năng lượng và giảm chi phí năng lượng đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều người và các tổ chức khác nhau.

Để góp phần vào việc giải quyết các thách thức này, vào tháng 6 năm 2011, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 5001: 2011, Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

Tiêu chuẩn này đưa ra mô hình về một hệ thống quản lý năng lượng cùng các hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý sử dụng năng lượng một cách có hệ thống. Nó được thiết kế để tập trung vào việc cải tiến hiệu suất năng lượng, góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 50001

Tiêu chuẩn áp dụng cho các hoạt động dưới sự kiểm soát của tổ chức/ doanh nghiệp. Việc áp dụng tiêu chuẩn có thể được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của tổ chức/ doanh nghiệp, bao gồm độ phức tạp của hệ thống, mức độ thông tin được lập thành văn bản và các nguồn lực sẵn có. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sử dụng sản phẩm bởi người tiêu dùng cuối nằm ngoài phạm vi và ranh giới của HTQLNL, cũng không áp dụng cho thiết kế sản phẩm bên ngoài các cơ sở tiện ích, thiết bị, hệ thống hoặc quá trình sử dụng năng lượng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế và mua sắm các cơ sở thiết bị, hệ thống hoặc các quá trình sử dụng năng lượng trong phạm vi và ranh giới của HTQLNL.

Tiêu chuẩn này có thể:

  • Được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, với quy mô bất kỳ không phân biệt điều kiện địa lý, văn hóa và xã hội
  • Được áp dụng cho các hoạt động ảnh hưởng đến hiệu quả năng lượng được quản lý và kiểm soát bởi tổ chức
  • Được áp dụng cho bất kể số lượng, sử dụng hoặc loại năng lượng tiêu thụ
  • Yêu cầu trình diễn cải tiến hiệu quả năng lượng liên tục, nhưng không xác định mức độ cải tiến hiệu quả năng lượng cần đạt được.
  • Được sử dụng độc lập hoặc được hài hòa tích hợp với các hệ thống quản lý khác.

Tiêu chuẩn ISO 50001:2018

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 50001 TRÊN THẾ GIỚI 

Kể từ khi được ban hành năm 2011, ISO 50001 đã được nhiều tổ chức/ doanh nghiệp sử dụng như một trong những công cụ quan trọng nhất và có hiệu quả để giải quyết.

Cùng với các hệ thống quản lý khác theo tiêu chuẩn ISO, hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 đã có sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của tổ chức/ doanh nghiệp và ngày càng được nhiểu tổ chức/ doanh nghiệp quan tâm áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù việc áp dụng ISO 50001 nhiều khi là một thách thức không nhỏ đối với các tổ chức/ doanh nghiệp khi phải nâng cao không những năng lực quản lý mà còn cả năng lực và hạ tầng kỹ thuật với chi phí đầu tư đáng kể. Tại Việt Nam, sô lượng các tổ chức doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận phù hợp với ISO 50001 hiện còn khá nghiêm tốn với vài chục doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát năm 2018 của ISO dựa trên nguồn thông tin từ các tổ chức chứng nhận trên toàn thế giới, tính đến 31/12/2018, tổng cộng có 14.549 chứng chỉ ISO 50001 đã được cấp, còn hiệu lực cho các tổ chức doanh nghiệp ở 160 quốc gia, nền kinh tế trên toàn cầu.

 
STT Quốc gia Số chứng chỉ
1 Đức/ Germany 6.243
2 Trung Quốc/ China 2.364
3 Vương quốc Anh/ United Kingdom 1.153
4 Ý/ Italy 1.090
5 Pháp/ France 770
6 Ấn Độ/ India 674
7 Hung ga ri/ Hunggari 613
8 Tây Ban Nha/ Spain 603
9 Cộng Hòa Séc/ Czech Repuplic 529
10 Thổ Nhĩ Kỳ/ Turkey 293

Bảng thể hiện nhóm 10 quốc gia có số chứng chỉ ISO 50001 được cấp cao nhất thế giới 2018.

MỤC TIÊU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 50001 

Các doanh nghiệp áp dụng chứng nhận này đều giúp sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả hơn. Quản lý nguồn năng lượng thuận tiện hơn trong trao đổi và minh bạch. Thúc đẩy và nhân rộng những hành động quản lý năng lượng tốt.Hỗ trợ trong việc đánh giá và xếp hạng ưu tiên trong việc ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới. Đưa ra khung chương trình cho việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung ứng. Đơn giản hóa các cải tiến trong hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho các dự án giảm thiểu khí thải nhà kính

ISO 50001 hoàn toàn có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, môi trường ISO 14001, an toàn lao động OHSAS 18001- ISO 45001.

Phiên bản mới nhất là ISO 50001: 2018

Cũng giống như ISO 9001 hoặc ISO 14001, phiên bản cũ của ISO 50001 sẽ hết hạn vào ngày 20/8/2021. Nghĩa là doanh nghiệp cần phải thực hiện chuyển đổi muộn nhất ngày 20/8/2021.

Mặc dù thời gian bắt buộc còn khá lâu nhưng doanh nghiệp cần bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi càng sớm càng tốt.

Một số lưu ý:

  • Doanh nghiệp đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo và hiểu các yêu cầu và thay đổi chính đối với tiêu chuẩn
  • Xác định các điểm chưa phù hợp của hệ thống so với tiêu chuẩn mới.
  • Thực hiện hành động khắc phục và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện.

Tiêu chuẩn ISO 50001:2018

MÔ HÌNH QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018

Tiêu chuẩn ISO 50001 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận quen thuộc đó là mô hình quản lý theo chu trình PDCA (Hoạch định- Thực hiện- Kiểm tra- Cải tiến). Vì thế nó đảm bảo tính tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phổ biến khác.

  • Quá trình thiết lập chính sách năng lượng

Chính sách năng lượng phản ánh các ca, kết của lãnh đạo nhằm đạt được các cải tiến về hiệu suất năng lượng, cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu có liên quan khác.

  • Quá trình hoạch định năng lượng

Bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cần tuân thủ. Xem xét năng lượng. Xác định đường năng lượng cơ sở và chỉ số hiệu suất năng lượng, các mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và các kế hoạch hành động quản lý năng lượng.

  • Quá trình thực hiện và điều hành

Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành dựa trên các kết quả đầu ra của hoạt động hoạch định năng lượng.

  • Quá trình kiểm tra

Đây là quá trình tiến hành đánh giá kết quả và mức độ thực hiện các hoạt động quản lý năng lượng, việc triển khai được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau.

  • Quá trình xem xét

 Lãnh đạo cao nhất thể hiện vai trò của mình thông qua việc xem xét định kỳ Hệ thống quản lý năng lượng nhằm đảm bảo nó luôn phù hợp và được duy trì có hiệu lực.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018 

Tiêu chuẩn ISO 50001: 2018 bao gồm 10 nội dung chính và 02 phụ lục kham khảo, trong đó có 3 nội dung liên quan đến các quy định chung (1. Phạm vi áp dụng, 2. Tài liệu viện dẫn, 3. Thuật ngữ và định nghĩa) và 5 nội dung liên quan đến yêu cầu về hệ thống quản lý năng lượng (4. Bối cảnh của tổ chức, 5. Sự lãnh đọa, 6. Hoạch định, 7. Hỗ trợ, 8. Thực hiện, 9. Đánh giá kết quả thực hiện, 10. Cải tiến).

Nội dung chính của các yêu cầu này được giới thiệu theo các điều khoản tương ứng của tiêu chuẩn ISO/IEC 19025:2017 để dẽ theo dõi và nhận biết.

Các quy định chung

  1. Quy định về phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng (HTQLMT). Kết quả dự định là cho phép một tổ chức/ doanh nghiệp thực hiện theo một cách tiếp cận có hệ thống trong việc đạt được sự cải thiện liên tục hiệu quả năng lượng và HTQLNL.

  1. Quy định về tài liệu kham khảo

Không có tài liệu kham khảo trong tiêu chuẩn này

3. Các yêu cầu chính về hệ thống quản lý năng lượng

Hệ thống quản lý năng lượng được vận hành dựa trên việc vận dụng chu trình P-D-C-A (Plan- Do- Check- Act) và kết hợp quản lý năng lượng vào các thực hành của tổ chức hiện có như được minh họa trong hình dưới đây:

Tiêu chuẩn ISO 50001:2018

Chu trình P-D-C-A.

Trong bối cảnh quản lý năng lượng, tiếp cận P-D-C-A có thể được diễn ra như sau:

  • Plan (Lập kế hoạch): hiểu bối cảnh của tổ chức, thiết lập Chính sách Năng lượng và đội ngũ quản lý năng lượng và đội ngũ quản lý năng lượng, xem xét các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội, tiến hành đánh giá năng lượng, xác định việc sử dụng năng lượng đáng kể (SEU) và thiết lập các Chỉ số kết quả hoạt động năng lượng (EnPls), đường cơ sở năng lượng (EnBS), mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động cần thiết để cung cấp kết quả làm cải thiện kết quả hoạt động năng lượng thei Chính sách Năng lượng của tổ chức.
  • Do (thực hiện): thực hiện các kế hoạch hành động, kiểm soát vận hành, bảo trì và truyền thông, đảm bảo năng lực và xem xét kết quả hành động năng lượng trong thiết kế và mua sắm.
  • Check (kiểm tra): Giám sát, đo lường, phân tích, đánh giá, kiểm toán và tiến hành giá quản lý kết quả hoạt động năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng.
  • Act (hành động): thực hiện các hành động để giải quyết sự không phù hợp và liên tuc cải thiện kết quả hoạt động năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng.

Các yêu cầu chính về hệ thống quản lý năng lượng được quy định trong các điều từ 4 đến 10 của tiêu chuẩn để thiết lập, thực hiện, duy trì, cải tiến một hệ thống quản lý năng lượng. Các yêu cầu này đươc giới thiệu theo các điều khoản tương ứng của tiêu chuẩn ISO 50001:2018 để dễ theo dõi và nhận biết, cụ thể như sau:

  1. Bối cảnh của tổ chức

Nhóm yêu cầu liên quan đến bối cảnh của tổ chức (Điều 4) gồm 04 khoản (từ 4.1 đến 4.4) quy định các yêu cầu đối với việc:

  • Xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức (Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức)
  • Xác định các yêu cầu, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm liên quan đến hoạt độn của hệ thống quản lý năng lượng và cách thức áp dụng và thỏa mãn chúng (hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm)
  • Xác định phạm vi các đường biên giới và áp dụng của hệ thống quản lý năng lượng (xác định phạm vi của hệ thống quản lý năng lượng);
  • Thiết lập , thực hiện , duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý năng lượng (hệ thống quản lý năng lượng).
  1. Vai trò lãnh đạo

Nhóm yêu cầu về vai trò của lãnh đạo (Điều 5) gồm 03 khoản (từ 5.1 đến 5.3 ) quy định các yêu cầu đối với :

  • Vai trò lãnh đạo và các cam kết đối với cải tiến liên tục kết quả hoạt động năng lượng (Vai trò lãnh đạo và cam kết);
  • Hoạt động thiết lập và vận hành Chính sách Năng lượng của tổ chức/ doanh nghiệp (Chính sách Năng lượng)
  • Việc đảm bảo trách nhiệm và quyền hạn đối với các nhân sự được chỉ định có liên quan đến vận hành hệ thống quản lý năng lượng (Vai trò , trách nhiệm và quyền hạn) .
  1. Hoạch định

Nhóm yêu cầu liên quan đến hoạch định (Điều 6) bao gồm 06 khoản (từ 6.1 đến 6.6) quy định các yêu cầu đối với :

  • Việc xem xét các hoạt động và quá trình có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động năng lượng của tổ chức/ doanh nghiệp để xác định và lập kế hoạch giải quyết các rủi ro và cơ hội (Các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội)
  • Các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng của tổ chức/ doanh nghiệp cần được thiết lập và hoạch định cách thức để đạt được chúng (Các mục tiêu , chỉ tiêu năng lượng và hoạch định để đạt được chúng) • Nội dung , tần suất , phương pháp , tiêu chí và duy trì hoạt động xem xét năng lượng (Xem xét năng lượng)
  • Mục đích , phương pháp xác định , cập nhật và duy trì các Chị số kết quả hoạt động năng lượng (EnPI) (các Chỉ số kết quả hoạt động năng lượng)
  • Thiết lập, cập nhật và lưu thông đường cơ sở năng lượng quan (EnBs) và chuẩn hóa các giá trị EnPI và EnBs khi các biến liên ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động năng lượng (Đường cơ sở năng lượng)
  • Nội dung và kế hoạch thu thập dữ liệu năng lượng thích hợp đảm bảo cho việc xác định, đo lường, theo dõi và phân tích các đặc tính trọng yếu của hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp (Hoạch định thu thập thông tin năng lượng).
  1. Hỗ trợ

Nhóm yêu cầu liên quan đến hỗ trợ (Điều 7) bao gồm 05 khoản (từ 7.1 đến 7.5) quy định các yêu cầu đối với : Cung cấp các nguồn lực cần thiết (Nguồn lực)

  • Xác định và đảm bảo năng lực cần thiết của các nhân sự có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động năng lượng ( Năng lực )
  • Nhận thức của những người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức/ doanh nghiệp (Nhận thức)
  • Cách thức trao đổi , kiểm soát và lưu giữ thông tin nội bộ và với bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng (Trao đổi thông tin)
  • Thông tin được lập thành văn bản của hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức/ doanh nghiệp , cách thức tạo lập và cập nhật thông tin cũng như kiểm soát thông tin được lập thành văn bản của tôi chức/ doanh nghiệp kể cả các thông tin có nguồn gốc từ bên ngoài (Thông tin được lập thành văn bản).
  1. Điều hành

Nhóm yêu cầu liên quan đến điều hành (Điều 8) bao gồm 03 khoản (từ 8.1 đến 8.3) quy định các yêu cầu đối với :

  • Cách thức lập kế hoạch , thực hiện và kiểm soát các quá trình liên quan đến SEUs (6.3) của tổ chức/ doanh nghiệp (Hoạch định điều hành và kiểm soát)
  • Thiết kế mới , điều chỉnh và cải tạo cơ sở , thiết bị , hệ thống và các quá trình sử dụng năng lượng có tác động đáng kể đến kết quả hoạt động năng lượng (Thiết kế)
  • Tiêu chí cho việc đánh giá kết quả hoạt động năng lượng theo vòng đời khi mua sắm các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có sử dụng năng lượng ( Mua sắm ).
  1. Đánh giá kết quả hoạt động

Nhóm yêu cầu liên quan đến đánh giá kết quả hoạt động ( Điều 9 ) bao gồm 03 khoản (từ 9.1 đến 9.3) quy định các yêu cầu đối với :

  • Hoạt động , phương pháp theo dõi , đo lường , phân tích và đánh giá kết quả hoạt động năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng ( Theo dõi , đo lường , phân tích và đánh giá kết quả hoạt động năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng ) ; hoạt động đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và các yêu khác ( Theo dõi , đo lường , phân tích và đánh giá kết quả hoạt động năng lượng và HTQLNL );
  • Cách thức , tần suất , chương trình , thông tin , lưu giữ kết quả đánh giá nội bộ để cung cấp thông tin vv … về tình trạng của hệ thống quản lý năng lượng ( Đánh giá nội bộ );
  • Nội dung , đầu vào , đầu ra xem xét của lãnh đạo và cách thức lập , lưu thông và lưu giữ thông tin về kết quả xem xét của lãnh đạo ( Xem xét của lãnh đạo ).

10. Cải tiến

Nhóm yêu cầu liên quan đến cải tiến (Điều 10) bao gồm 02 khoản từ 10.1 đến 10.2) quy định các yêu cầu đối với

  • Hành động cần thực hiện khi sự không phù hợp được xác định (sự không phù hợp và hành động khắc phục)
  • Thực hiện và chứng minh việc cải tiến liên tục sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức/ doanh nghiệp (cải tiến liên tục).

VÌ SAO ISO 50001:2018 LẠI QUAN TRỌNG

Nghiên cứu đã được thực hiện để hỗ trợ lý luận cho việc áp dụng ISO 50001 từ cả quan điểm hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh và kết quả cho thấy các công ty sẽ giảm sử dụng năng lượng.

ISO 50001 được thiết kế để hoạt động cùng với lợi ích kinh doanh và đạt được tiết kiệm chi phí ròng, thông qua một sáng kiến ​​thiết kế về các thay đổi vận hành thấp hoặc không tốn chi phí.

ISO 50001 được sử dụng trên toàn cầu và được công nhận là hệ thống đáng tin cậy và hiệu quả để quản lý năng lượng và hiệu quả. Tính minh bạch và báo cáo, do đó các cam kết về khí hậu có thể được xem xét kỹ lưỡng và các tổ chức chịu trách nhiệm thông qua kiểm soát.

Châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và Vương quốc Anh đại diện cho các thị trường trọng điểm nơi ISO 50001 đã được áp dụng.

CÁC BƯỚC ĐỂ CẤP THÀNH CÔNG ISO 50001:2018

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp cần liên hệ và trao đổi thông tin với Tổ chức chứng nhận. Thông thường, các thông tin sẽ bao gồm lĩnh vực chứng nhận, phạm vi, quy mô doanh nghiệp.

Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các thông tin và lên kế hoạch đánh giá phù hợp.

  • Bước 2: Đánh giá chứng nhận

Tổ chức đánh giá sẽ tiến hành thực hiện đánh giá chứng nhận. Thông thường, gồm 02 cuộc đánh giá. Đánh giá sơ bộ tài liệu và đánh giá chính thức tại thực tế Doanh nghiệp.

Điều kiện bắt buộc để thực hiện đánh giá này là Doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống trong tối thiểu ba tháng. Doanh nghiệp đã được xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ đầy đủ.

  • Bước 3: Cấp giấy Chứng nhận

Sau khi đánh giá, chuyên gia đánh giá sẽ xác nhận sự phù hợp của Hệ thống quản lý theo ISO 50001. Nếu kết quả đạt, Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận có giá trị trong 03 năm và được duy trì thông qua chương trình đánh giá giám sát hàng năm. Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm.

Xem thêm Chứng nhận ISO 50001

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG THÀNH CÔNG TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018

  • Thông qua việc chấp nhận và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2018, nhiều tổ chức doanh nghiệp đạt được sự thành công bền vững và đã thừa nhận các lợi ích mang lại cho họ có thể bao gồm:
  • Tạo được khuôn khổ để hỗ trợ cho việc quy định, thực hiện, vận hành và duy trì hệ thống quản lý năng lượng toàn diện, tạo thêm giá trị (cho khách hàng, các bên quan tâm và cho chính tổ chức), nhất quán và đồng bộ các hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp
  • Hỗ trợ cho lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành một cách nhất quán, có trách nhiệm đối với hoạt động quản lý về năng lượng dựa trên nền quản lý các rủi ro của tổ chức, doanh nghiệp, kể cả việc giáo dục và đào tạo cho các chủ thể của hệ thống và các quá trình nghiệp vụ trong tổ chức doanh nghiệp về quản lý năng lượng.
  • Thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt về năng lượng đã được chấp nhận toàn cầu, tạo cơ hội đêt tổ chức/ doanh nghiệp có thể tiếp cận và chấp nhận áp dụng, cải tiến các biện pháp kiểm soát phù hợp với tính huống/ bối cảnh cụ thể của mình, cũng như để duy trì các biện pháp kiểm soát này trước những thay đổi từ nội bộ và bên ngoài.
  • Tăng cường độ tin cậy trong công tác vận hành máy móc thiết bị, đặc biệt là những thiết bị sử dụng nhiều năng lượng
  • Tăng cường công tác bảo vệ môi trường do các nỗ lực giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch.
  • Giảm phát thải khi nhà kính do giảm năng lượng sử dụng và tối ưu hóa nguồn năng lượng cũng như tận dụng nguồn năng lượng tái tạo
  • Tạo lòng tin cho khách hàng, các đối tác kinh doanh về hệ thống quản lý năng lượng được tuân thủ, phù hợp tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế, nhất là khi các đối tác này yêu cầu chứng nhận sự phù hợp của hệ thống quản lý năng lượng thei yêu cầu ISO 50001: 2018 bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận
  • Thỏa mãn được nhu cầu và mong đợi của xã hội về khía cạnh năng lượng, kể cả việc đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đặc biệt là đối với các đơn vị thuộc Danh mục sử dụng năng lượng trọng điểm theo quyết định hàng năm của Thủ tướng Chính phủ từ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Để được Tư Vấn ISO 50001 xin liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698

Bài viết khác

Bài tập tình huống ISO 14001 – Hướng dẫn cách giải

Bài tập tình huống ISO 14001 cung cấp cho bạn cơ hội thực hành, áp dụng tiêu. . .

5 Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 14001:2015 

ISO 14001 là tiêu chuẩn đặt ra những yêu cầu dành cho hệ thống quản lý môi. . .

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp – Thông tin không nên bỏ qua

Trong mọi tổ chức, quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được coi là một. . .

10 câu hỏi về ISO 14001 được quan tâm nhất – TVTC

ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được. . .

Sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001

Khi các mối quan tâm về môi trường tăng cao thì doanh nghiệp sẽ càng quan tâm. . .

Mô hình PESTEL – Những yếu tố cấu thành và lợi ích áp dụng

Mô hình PESTEL được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phân tích. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ