Tiêu Chuẩn BSCI - Trách Nhiệm Xã Hội cho Doanh Nghiệp

KHÁI NIỆM BSCI LÀ GÌ ?

BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. BSCI có 9 nội dung quan trọng là: Tuân thủ luật liên quan; tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể; cấm phân biệt đối xử; trả công lao động; thời giờ làm việc; an toàn nơi làm việc; cấm lao động trẻ em; cấm lao động cưỡng bức; các vấn đề an toàn và môi trường.

Bộ quy tắc ứng xử BSCI là bộ các nguyên tắc và giá trị phản ánh sự tin tưởng của người tham gia BSCI và những mong đợi của họ đối với các đối tác kinh doanh. Các nguyên tắc được nêu trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI trình bày những mục tiêu đầy tham vọng và những kỳ vọng tối thiểu mà người tham gia BSCI có được liên quan đến cách ứng xử xã hội của chuỗi cung ứng của họ.

MỤC TIÊU CỦA BSCI

Mục tiêu cuối cùng của BSCI là cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua một cam kết mạnh mẽ từ những người tham gia thực hiện hệ thống. BSCI hoạt động trên các nguyên tắc sau đây:

  • Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện Bộ luật ứng xử BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.
  • Phù hợp: Cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.
  • Toàn diện: Hệ thống tuân thủ xã hội BSCI là áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.
  • Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận. Chúng tôi cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được thực tế của chúng tôi tốt nhất, hệ thống quản lý xã hội SA8000 và cấp giấy chứng nhận phát triển bởi Trách nhiệm Xã hội Quốc tế .
  • Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng, các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài để thực hiện đánh giá.
  • Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ mà vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .
  • Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
  • Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến ​​thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.
  • Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BSCI 

– Tiêu chuẩn BSCI 2003 được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô, … Hệ thống tuân thủ xã hội BSCI là áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.

– Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội.

– Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn BSCI 2003, tổ chức có hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng và yêu cầu luật pháp.

Lưu ý:

◆ Khi doanh nghiệp ký kết tuân thủ theo BSCI, có nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình, doanh nghiệp cần cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường theo quy định của BSCI.

◆ Đồng thời, đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ.

◆ Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo các nguyên tắc của BSCI cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành.

Dịch vụ Tư vấn tiêu chuẩn BSCI cho Doanh Nghiệp

PHIÊN BẢN MỚI NHẤT BSCI- BSCI 2014

Bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI phiên bản 1/2014 hiện hành nhằm đề ra các giá trị và nguyên tắc mà Người tham gia BSCI cố gắng thực hiện trong các chuỗi cung ứng của mình. Bộ Quy Tắc này đã được Hiệp Hội Thương Mại Nước Ngoài (FTA) phê duyệt vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 và thay thế Bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI phiên bản 2009 trong tất cả các bản dịch. Bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI hiện hành bao gồm ba phần thông tin chính:

  1. a) Lời nói đầu, Diễn giải, các Giá trị và việc Thực hiện của Chúng Ta, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh;
  2. b) các Nguyên tắc, đề cập cụ thể hơn về các Đối Tác Kinh Doanh của Người tham gia BSCI
  3. c) các Điều Khoản Thực Hiện BSCI, Tài liệu tham khảo BSCI và Bảng chú giải thuật ngữ BSCI, là một phần không thể Tách rời của Bộ Quy Tắc này và cung cấp thông tin chi tiết hơn về việc diễn giải và thực hiện BSCI.

Bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI phiên bản 1/2014 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2014. Phiên bản tiếng Anh của tài liệu này là một phiên bản có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Xem thêm Amfori BSCI PDF – Download Bộ tiêu chuẩn BSCI PDF

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG BSCI

  • Quyền tự do lập hiệp hội và quyền đàm phán tập thể
  • Trả công công bằng
  • Sức khỏe và an toàn lao động
  • Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi
  • Không sử dụng lao động lệ thuộc
  • Hành vi kinh doanh có đạo đức
  • Không phân biệt đối xử
  • Giờ công làm việc xứng đáng
  • Không sử dụng lao động trẻ em
  • Không cung cấp việc làm tạm thời
  • Bảo vệ môi trường

→ Xem thêm 11 quy tắc của Bộ quy tắc ứng xử BSCI

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ BSCI

  • Yêu cầu tuân thủ pháp luật.
  • Cung cấp phương thức phát triển quan hệ đối tác kinh doanh hợp đạo đức và có trách nhiệm chung, trao quyền cho người lao động thông qua thương mại quốc tế.
  • Dựa trên các Công ước Cơ bản của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), áp dụng cho tất cả các quốc gia.
  • Phù hợp với các Nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và nhân quyền của Liên Hiệp quốc và các tiêu chuẩn quốc tế tương tự.

Mục tiêu cuối cùng của BSCI là cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua một cam kết thực hiện và duy trì thường xuyên từ những người tham gia thực hiện hệ thống.

  • Tiêu chuẩn BSCI được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô, …
  • Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội.
  • Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn BSCI, tổ chức có hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng và yêu cầu luật pháp.

Để có thể thực hiện việc tham gia làm thành viên của BSCI, doanh nghiệp cần dựa vào checklist để rà soát xem có đủ những điều kiện để áp dụng BSCI. Một số điều kiện được nêu rõ trong checklist như doanh nghiệp phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy, người lao động được đào tạo về an toàn lao động và đóng bảo hiểm cho người công nhân đầy đủ. Có bếp ăn tập thể và 1 tháng không được làm tăng ca quá 30 giờ và 1 năm không quá 200 giờ. Việc áp dụng bộ quy tắc BSCI sẽ không có chứng nhận mà chỉ có kết quả đánh giá chính là báo cáo đánh giá theo hạng. Cụ thể như sau:

  • – Hạng AB -> 2 năm.
  • – Hạng CD -> 1 năm.
  • – Hạng E -> 6 tháng.
  • Tiêu chuẩn BSCI được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô…. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội. Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn BSCI, tổ chức có hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng và yêu cầu luật pháp.

→ Xem thêm [BSCI Audit Report] Phân loại Báo cáo đánh giá BSCI 

Kinh nghiệm và thực tiễn đánh giá BSCI trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu

Qua quá trình đánh giá BSCI trong một số doanh nghiệp chế biến thủy sản cho thấy, trong số các tiêu chí đánh giá, thực tế đánh giá có một số vấn đề các doanh nghiệp hay gặp phải đã ảnh hưởng đến hạng đạt được hoặc kiểm toán đánh giá đạt hay không đạt như sau:

Về lương bổng và thời gian làm việc:

Nội dung số 3 (lương bổng) và số 4 (thời gian làm việc) là yếu tố hầu hết qua thực tế đánh giá hay bị đơn vị kiểm toán (audit) đánh giá là vi phạm.

Như đã cập phần 3.1, ngành Thủy sản với đặc thù phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ, do vậy ở những tháng mùa vụ đòi hỏi nhu cầu giải quyết nhanh, cũng như là ngành chế biến thực phẩm, sản xuất xuất khẩu theo đơn hàng, nên nhiều lúc cần giải quyết nhanh đơn hàng, trong khi lực lượng lao động thủ công hiện nay đang thiếu. Do vậy, việc tăng ca và vượt thời gian theo quy định của luật lao động là khó tránh khỏi.

Hướng khắc phục: Nguyên tắc giỏi một việc và biết nhiều việc cần được quan tâm ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo công nhân sẽ làm việc liên tục, tránh hiện tượng tăng ca, vừa vi phạm luật lao động lại làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, bởi lẽ lương ngoài giờ bằng 150% lương trong giờ. Mặt khác, ở những thời điểm không có nguyên liệu, công nhân vẫn có việc làm, tránh hiện tượng bù lương nếu thấp hơn mức lương cơ bản do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, theo tâm lý của người lao động, họ chỉ thích làm những công việc mà họ đã quen, mặt khách nếu chuyển làm công việc khác (Ví dụ từ tổ đông sang steak, hay từ steak sang hấp, …) với mức độ chuyên môn hóa chưa cao thì ảnh hưởng đến năng suất của họ, nên họ khó chấp nhận. Do vậy, để tạo tính ổn định lâu dài, các doanh nghiệp nên có chế độ khuyến khích hỗ trợ lương cho những công nhân học thêm nghề mới.

Về chế độ tiền lương, gần như các doanh nghiệp chế biến thủy sản, công nhân được hưởng lương theo năng suất. Do vậy, cần xây dựng quy định về tiền lương, hệ số tính lương theo sản phẩm rõ ràng và cụ thể, chế độ thưởng phạt được quy định cụ thể. Tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở định mức lao động và mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, hàng năm khi mức lương tối thiểu được quy định, thì doanh nghiệp nên tính toán lại mức lương cho người lao động, đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Về kế toán:

Chứng từ cần đầy đủ, thể hiện rõ trên bảng lương về lương thời gian làm việc trong giờ, ngoài giờ, mức lương thanh toán cho từng loại lương, thể hiện rõ mức lương thưởng theo năng suất, thưởng vượt năng suất, thưởng do tỷ lệ thu hồi vượt chuẩn,… Trong một số trường hợp lương của người lao động không đạt được mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định do yếu tố khách quan, và doanh nghiệp bù lương, mức bù lương như thế nào, để giải trình khi kiểm toán (Audit) để được chấp nhận. Qua thực tế đánh giá, có nhiều doanh nghiệp giải trình về thực hiện của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên chứng  từ kế toán không phù hợp, dẫn đến kiểm toán đánh giá không đạt ở nội dung này. Nhìn chung, chứng từ kế toán hợp pháp hợp lý, phản ánh thực tế tại doanh nghiệp nên chứng từ kế toán cần chú ý để kiểm toán được thuận tiện.

Về An toàn và sức khỏe cho người lao động:

An toàn và sức khỏe cho người lao động luôn là vấn đề quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, không tránh khỏi thiếu sót và vấn đề là ý thức của người lao động. Mặt khác, một số doanh nghiệp có thời gian xây dựng đã lâu, một số trang thiết bị hay bố trí không hợp lý, một số nhà máy mua lại và nhà xưởng được thực hiện trên hiệu chỉnh bố trí và các trang thiết bị sẵn có. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn tiếp cận nguồn điện nước dễ mất an toàn lao động. Do vậy, cần chú ý đến các vấn đề, như: phòng cháy chữa cháy, an toàn hệ thống điện nước, dụng cụ bảo hộ an toàn người lao động phải được cung cấp đầy đủ… Có nhiều xưởng kiểm toán không đạt vì hệ thống cửa mở ra vào không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, hệ thống ngắt cầu dao điện hay dây điện bố trí không phù hợp, …

Vấn đề về sức khỏe của người lao động cũng là vấn đề cần chú ý: Hàng năm, người lao động cần được khám sức khỏe, chính sách hỗ trợ người lao động doanh nghiệp cần chú ý để chứng minh chứng từ kế toán thể hiện vấn đề này, không chỉ là các giấy khám sức khỏe do người lao động cung cấp, chi phí gắn liền được thể hiện rõ ràng trên các hóa đơn chứng từ kế toán. Vấn đề sức khỏe cho người lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng luôn được quan tâm để tránh lây nhiễm vi sinh cho môi trường sản xuất hay có khả năng cao lây nhiễm vào sản phẩm, không chỉ gắn với BSCI, thế nhưng khi đánh giá nhiều doanh nghiệp cũng bị đánh giá không đạt.

Ý thức của người lao động: Qua thực tế, vấn đề an toàn lao động còn phát sinh do ý thức của người lao động, doanh nghiệp cần truyên truyền để nâng cao ý thức, có chế độ thưởng phạt, thậm chí cho nghỉ việc nếu người lao động không thực hiện đúng quy định về an toàn lao động của doanh nghiệp. Như vậy, mới hạn chế tai nạn liên quan đến an toàn xảy ra. Bởi lẽ, nếu trong kỳ đánh giá, có tai nạn liên quan an toàn lao động xảy ra thì vấn để đạt được tiêu chuẩn BSCI cũng là vấn đề khó khăn khi kiểm toán.

Về vấn đề bảo vệ môi trường:

Doanh nghiệp xanh hay doanh nghiệp bảo vệ tốt môi trường luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ là quy định Nhà nước mà sẽ tác động đến tâm lý của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu. Trách nhiệm xã hội với khách hàng và với cộng đồng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp. Trong khi sản xuất sản phẩm thủy sản luôn đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư và chất thải thải ra môi trường. Nhiều doanh nghiệp mặc dù được xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp, nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp trước khi đưa ra môi trường, đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng cho doanh nghiệp mình. Việc này có 2 lợi ích: (1) Bảo vệ môi trường; (2) Nếu chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn thì chi phí phải trả cho xử lý nước thải của khu công nghiệp cũng sẽ giảm. Vấn đề chứng từ kế toán chưa được lưu trữ, minh chứng rõ ràng chi phí này.

Vấn đề khác liên quan đến quá trình sản xuất: như hệ thống thùng chứa, hệ thống bảo quản dầu máy cho chạy máy sản xuất, phải có thùng chứa chuyên dụng, xung quanh được xây dựng bệ, … để tránh có thể thẩm thấu vào hệ thống nước ngầm, … các chất thải hay phụ phẩm, phế phẩm phải có bồn chứa, thùng chứa, … Vấn đề xử lý mùi và khói bụi do quá trình sản xuất tạo ra cũng phải được chú ý.

Vấn đề bảo vệ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hạng BSCI cũng như kiểm toán đánh giá đạt hay không đạt của tiêu chuẩn trong hệ thống đánh giá BSCI. Chính vì vậy, trong doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cần có hệ thống kế toán môi trường, tổng hợp chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường và cung cấp cho kiểm toán khi thực hiện kiểm toán, minh chứng chi phí liên quan minh chứng cho quá trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Các vấn đề khác:

Trên đây là 3 vấn đề chính mà đánh giá BSCI hay mắc phải. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác hay bị mắc phải khi kiểm toán như: vấn đề lao động nữ, vấn đề sử dụng lao động trẻ em, cưỡng bức lao động hay vấn đề cung cấp lao động tạm thời, … cũng cần được quan tâm. Với vai trò của mình, doanh nghiệp cần phải xây dựng quy chế về vấn đề này như: cho phép lao động nữ nghỉ được hưởng lương hoặc sẽ được chi trả lương 3 ngày/tháng cho nữ lao động trong độ tuổi sinh sản. Nhiều doanh nghiệp quên đi vấn đề này cũng sẽ bị ảnh hưởng khi kiểm toán đánh giá.

Có nhiều vấn đề nhỏ khác mà các doanh nghiệp không coi trọng, nhưng khi đánh giá đã ảnh hưởng đến hạng BSCI khi kiểm toán nhà xưởng và doanh nghiệp.

Về kế toán: Cần có hồ sơ lưu trữ đầy đủ lao động của doanh nghiệp, chế độ chính sách cho người lao động và chế độ chi trả kịp thời cho người lao động, làm minh chứng khi đánh giá.

Xem thêm Đánh giá BSCI

LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN BSCI CHO DOANH NGHIỆP

Ngày càng nhiều các Doanh Nghiệp Việt Nam quan tâm đến trách nhiệm xã hội. Điều này cho biết rằng Doanh Nghiệp đó ngoài hoạt động kinh doanh có đạo đức ra còn có trách nhiệm với người lao động, môi trường và xã hội vv. Cụ thể là ngày càng nhiều Doanh Nghiệp áp dụng tiêu chuẩn BSCI- Bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội.

BSCI là bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Châu Âu. Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng.

Bộ quy tắc ứng xử BSCI là nền tảng cốt lõi mà các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tuân thủ nhằm mục tiêu cuối cùng là cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới. Đánh giá về lợi ích BSCI, nhiều tập đoàn nước ngoài cho rằng, nó làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tăng năng suất lao động. Giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động ổn định nhân sự,..

Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu Việt Nam sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm. Có thể coi BSCI không chỉ là tấm hộ chiếu cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường quốc tế, mà còn là một minh chứng của mối quan hệ lành mạnh giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Để được Tư Vấn BSCI xin liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ