Tiêu chuẩn ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng, tập trung vào khách hàng mạnh mẽ, động cơ thúc đẩy và sự can dự của quản lý cấp cao, phương pháp tiếp cận theo quá trình và cải tiến liên tục. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 giúp tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và cải thiện sự thỏa mãn khách hàng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực không những cho doanh nghiệp mà còn cho tất cả các bên liên quan.
Thư viện tiêu chuẩn xin đưa ra những thông tin liên quan tới tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Dù có thể chưa đầy đủ, nhưng những kiến thức dưới đây sẽ là nền tảng ban đầu cho Doanh nghiệp muốn xây dựng và đạt được chứng nhận ISO.
Mục lục
ISO 9001 LÀ GÌ ?
ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Tính đến năm 2018, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là phiên bản ISO 9001:2015. Đây là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức ISO phát triển và ban hành vào 24/9/2015 (phiên bản ban đầu được ban hành năm 1987).
SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được danh tiếng toàn cầu như là cơ sở để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và hiệu lực. Bộ tiêu chuẩn ra đời trong bối cảnh các doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức của thị trường và nhu cầu đảm bảo chất lượng ngày càng tăng của các đối tác thương mại và người tiêu dùng, nhu cầu làm thỏa mãn các mong muốn chính đáng của tất cả những người có liên quan của bên cung ứng (khách hàng, nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ, xã hội).
Vào những năm 1970, nhiều doanh nghiệp lớn đã công bố tiêu chuẩn về quản lý chất lượng của riêng họ ( ví dụ tiêu chuẩn Q101 của Ford , bộ tiêu chuẩn 05-20 của Bộ Quốc phòng Liên hiệp Anh, vv.). Những tiêu chuẩn này đã đưa ra ý tưởng rằng niềm tin vào sản phẩm có thể đạt được từ hệ thống quản lý chất lượng và sổ tay chất lượng được doanh nghiệp phê duyệt áp dụng.
Vào cuối những năm 70, lần đầu tiên một tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống chất lượng đã được Viện Tiêu chuẩn Anh (British Standard Institute- BSI ) xây dựng và ban hành năm 1979 (BS5750:1979) dựa trên tài liệu Hướng dẫn BS5179 và các tài liệu về yêu cầu và thuật ngữ về hệ thống chất lượng của Bộ Quốc phòng. Sự gia tăng của thương mại quốc tế trong những năm 1980 đã làm dấy lên nhu cầu về một hệ thống chất lượng được quốc tế công nhận. Từ đầu những năm 1980, theo đề nghị của Viện Tiêu chuẩn Anh với sự tham gia của nhiều thành viên ISO khác ở châu Âu, ISO đã quyết định thành lập Ban ký thuật ISO/TC176 về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất về quản lý chất lượng.
Mục đích mà Ban kỹ thuật TC176 hướng tới là xây dựng và ban hành một tiêu chuẩn duy nhất về quản lý chất lượng sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác nhau. Dự thảo đầu tiên tiêu chuẩn ISO 9001 được xây dựng năm 1985 dựa trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS 5750:1979 của Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) về hệ thống chất lượng và đến năm 1987, tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là ISO 9001:1987 – “ Hệ thống quản lý chất lượng đã được ISO ban hành. Tiếp theo, các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã lần lượt được Tiểu Ban kỹ thuật ISO/ TC176/ SC2 “Các hệ thống chất lượng xây dựng và ISO ban hành để hỗ trợ cho việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001, tạo thành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 .
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành bao gồm các tiêu chuẩn cốt lõi sau đây:
- ISO 9001:2015 “Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng”.
- ISO 9001:2015 “ Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu”.
- ISO/TS 9001:2016 “Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn áp dụng ISO 9001: 2015”.
- ISO 9004:2009 “Quản trị cho sự thành công bền vững của tổ chức – Cách tiếp cận quản lý chất lượng”.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần đầu tiên năm 1987 (ISO 9001:1987) và sau đó đã được soát xét để sửa đổi bổ sung và ban hành vào những năm sau: năm 1994 (ISO 9001:1994), năm 2000 (ISO 9001:2000), năm 2008 (ISO 9001:2008) và năm 2015 (ISO 9001:2015).
Phiên bản ISO 9001:2015 được ISO chính thức ban hành 15/09/2015 và ngày này 3 năm sau là thời hạn để các doanh nghiệp chuyển tiếp hoàn toàn sang phiên bản mới. Theo đó, các giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ba năm kể từ khi ban hành ISO 9001: 2015.
Định hướng chủ yếu khi xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 bao gồm:
- Yêu cầu rõ ràng về tư duy dựa trên rủi ro nhằm hỗ trợ thiết lập, vận hành và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng .
- Tư duy này được kết hợp cùng phương pháp tiếp cận theo chu trình P – D – C – A (Plan – Do – Check – Act) trong Hệ thống quản lý chất lượng.
- Ít nhấn mạnh vào tài liệu và yêu cầu quy định.
- Xác định ranh giới của hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến khả năng áp dụng đối với dịch vụ.
- Tăng cường sự lãnh đạo, tập trung vào bối cảnh của tổ chức/ doanh nghiệp.
- Nhấn mạnh nhiều hơn vào việc đạt được những kết quả mong muốn nhằm cải tiến sự hài lòng của khách hàng.
- Áp dụng cách thức tiếp cận dựa trên rủi ro vào hệ thống quản lý chất lượng. Tích hợp với các hệ thống quản lý khác , trước mắt là tích hợp với hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2015 , hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OH & S 18001 (ISO 45001: 2018).
- Cung cấp nền tảng vững chắc cho quản trị chất lượng trong vòng 10 năm tiếp theo .
- Phản ánh môi trường phức tạp đang gia tăng đối với hành của doanh nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức:
- Cần chứng tổ khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của luật định và chế định hiện hành
- Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành.
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính khái quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Chú thích 1: trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “sản phẩm” hoặc “dịch vụ” chỉ áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ dự kiến cung cấp cho khách hàng hoặc được khách hàng yêu cầu
Chú thích 2: các yêu cầu luật định và chế độ có thể được thể hiện là các yêu cầu pháp lý.
Do đó tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. quy mô khác nhau đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hệ thống của mình để giúp nâng cao chất lượng và kiểm soát quy trình chất lượng một cách tốt nhất.
NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH CỦA ISO 9001:2015
So với phiên bản trước đó là ISO 9001:2008 thì phiên bản mới nhất hiện nay ISO 9001:2015 có những điểm mới như sau.
A: Cấu trúc và thuật ngữ
Cấu trúc của các tiêu đề (nghĩa là trình tự các điều) và một số thuật ngữ của phiên bản tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 so với phiên bản trước (TCVN 9001:2008) đã được thay đổi.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 dựa trên cấu trúc cấp cao mới (High Level Structure) đưa ra khuôn khổ chung cho tất cả các hệ thống quản lý sẽ vận hành kể từ năm 2015. Điều này giúp duy trì sự nhất quán và khả năng tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác nhau. Với việc áp dụng tiêu chuẩn mới, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc kết hợp hệ thống quản lý chất lượng vào các quá trình kinh doanh cốt lõi và có sự tham gia nhiều hơn của lãnh đạo cao nhất.
So sánh cấu trúc của phiên bản ISO 9001:2015 và phiên bản ISO 9001:2018 theo 10 điều khoản tương ứng để thấy sự thay đổi như sau:
TCVN ISO 9001: 2015 |
TCVN ISO 9001: 2008 |
1.Phạm vi (Scope) | 1.Phạm vi (Scope) |
2.Tài liệu viện dẫn (Normative reference) | 2. Tài liệu viện dẫn (Normative reference) |
3.Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and definition) | 3. Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and definition) |
4.Bối cảnh của doanh nghiệp (Context of the Organization) | 4.Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system) |
5.Lãnh đạo (Leadership) | 5.Trách nhiệm của lãnh đạo (Resource management) |
6.Hoạch định (Planning) | 6.Quản lý nguồn lực (Resource management) |
7.Hỗ trợ (Support) | 7.Tạo sản phẩm (Product realization) |
8.Thực hiện (Operation) | 8.Đo lường, phân tích và cải tiến (Measurement, analysis and improvement) |
9.Đánh giá (Performance Evaluation) | Không quy định |
10. Cải tiến (Improvement) | Không quy định |
Hình sau đây thể hiện cách thức các điều khoản của cấu trúc cấp cao mới có thể áp dụng cho chu trình P-D-C-A (Hoạch định- thực hiện- kiểm tra- hành động). Chu trình P-D-A-C có thể áp dụng đối với toàn bộ quá trình và hệ thống quản lý chất lượng.
Trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, không có yêu cầu thay thế đối với các thuật ngữ được sử dụng để quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng những thuật ngữ phù hợp với hoạt động của mình (ví dụ có thể sử dụng “hồ sơ”, thay cho “hệ thống tài liệu” hoặc “biên bản thay cho “ thông tin dạng văn bản” hoặc sử dụng “nhà cung ứng”, “đối tác” hay “người bán hàng” thay cho “nhà cung cấp bên ngoài”) . Bảng sau đây chỉ ra những khác biệt chính về thuật ngữ giữa tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và phiên bản cũ (ISO 9001:2008)
TCVN ISO 9001:2015 | TCVN ISO 9001:2008 |
Sản phẩm | Sản phẩm và dịch vụ |
Các điều khoản loại trừ | Không sử dụng (làm rõ về khả năng áp dụng) |
Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) | Không đề cập (trách nhiệm và quyền hạn tương tự được ấn định đối với lãnh đạo cao nhất) |
Hệ thống tài liệu, sổ tay chất lượng, thủ tục dạng văn bản, hồ sơ | Thông tin dạng văn bản |
Môi trường làm việc | Môi trường cho việc thực hiện các quá trình |
Thiết bị theo dõi và đo lường | Nguồn lực theo dõi và đo lường |
Sản phẩm mua vào | Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp |
Nhà cung ứng | Nhà cung cấp bên ngoài |
B: Sản phẩm và dịch vụ
ISO 9001:2008 sử dụng thuật ngữ “sản phẩm” bao gồm tất cả các loại đầu ra. Trong khi tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 sử dụng sản phẩm và dịch vụ bao gồm tất cả các loại đầu ra (phần cứng, dịch vụ, phần mềm và vật liệu đã được xử lý).
Việc đưa thêm “dịch vụ” vào nhằm nhấn mạnh sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ trong việc áp dụng một số yêu cầu. Đặc trưng của dịch vụ là ít nhất phần đầu ra được thực hiện tại nơi tương giao với khách hàng. Điều này có nghĩa là, sự phù hợp với các yêu cầu không nhất thiết được xác nhận trước khi chuyển giao dịch vụ.
Trong phần lớn các trường hợp, thuật ngữ “sản phẩm” và “dịch vụ” được sử dụng đồng thời. Phần lớn các đầu ra cung cấp cho khách hàng do doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp bên ngoài thực hiện đều bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, một sản phẩm hữu hình hoặc vô hình có thể có dịch vụ có thể có sản phẩm hữu hình hay vô hình kèm theo.
C: Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 bổ sung thêm khái niệm và nội dung yêu cầu đối với bên quan tâm. Bên quan tâm được hiểu là cá nhận hoặc doanh nghiệp có thể ảnh hưởng, chịu ảnh hưởng hoặc tự cảm thấy bị ảnh hưởng bởi một quyết định hay hoạt động của doanh nghiệp. Các bên quan tâm có thể là: khách hàng, chủ sở hữu, nhân sự của doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngân hàng, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, liên minh, đối tác hoặc xã hội, có thể bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, ..
Điểu 4.2 quy định yêu cầu đối với doanh nghiệp để xác định các bên quan tâm liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng và các yêu cầu của các bên quan tâm này. Tuy nhiên, điều 4.2 không hàm ý việc mở rộng các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng vượt quá phạm vi của tiêu chuẩn này. Như đã nêu trong phần phạm vi, tiêu chuẩn này có thể áp dụng khi doanh nghiệp cần chứng tỏ khả năng của mình trong việc cung cấp một cách ổn định sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và yêu cầu luật định, chế định hiện hành và nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
D: Tư duy dựa trên rủi ro, cơ hội
Khái niệm về quan điểm tiếp cận rủi ro đã được hàm ý trong những phiên bản trước của tiêu chuẩn (ISO 9001: 2008), ví dụ như thông qua các yêu cầu đối với việc hoạch định, xem xét và cải tiến. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 quy định hoạch định rủi ro và cơ hội (Điều 6.1) đối với:
-Bối cảnh của doanh nghiệp.
– Nhu cầu và mong đợi của
– Các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Điều này thể hiện việc áp dụng quan điểm tiếp cận rủi ro, cơ hội cho việc hoạch định và thực hiện các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (xem 4.4) và sẽ hỗ trợ cho việc xác định mức độ duy trì các thông tin dạng văn bản.
E: Khả năng áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 không đề cập đến điều khoản loại trừ liên quan đến khả năng áp dụng các yêu cầu của doanh nghiệp với hệ thống quản lý chất lượng của mình. Với ISO 9001: 2008, các điều khoản loại trừ thường chỉ xoay quanh các điều khoản sau: kiểm soát thiết bị đo(7.6), thiết kế và phát triển (8.3), mua hàng (8.4) tài sản của khách hàng (8.5.4).
Với ISO 9001: 2015, doanh nghiệp chỉ có thể quyết định rằng một yêu cầu không thể áp dụng nếu quyết định của doanh nghiệp không dẫn đến việc đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ. Điều đó có nghĩa là phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này tại doanh nghiệp không bao trùm những lĩnh vực không liên quan đến điều khoản tiêu chuẩn đó, hoặc hoạt động của doanh nghiệp không có lĩnh vực đó, hoặc doanh nghiệp chứng minh được rằng nó không ảnh hưởng tới sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp.
F: Thông tin dạng văn bản
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 đề cập tới thuật ngữ “thông tin dạng văn bản”. Yêu cầu “duy trì thông tin dạng văn bản” được hiểu là duy trì tài liệu. Còn yêu cầu “lưu giữ thông tin dạng văn bản” được hiểu là lưu hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm xác định những thông tin dạng văn bản nào cần được lưu giữ, thời gian lưu giữ và phương tiện sử dụng cho việc lưu giữ của mình. Khi tiêu chuẩn này đề cập đến “thông tin” chứ không phải là “thông tin dạng văn bản” (ví dụ ở 4.1: “Doanh nghiệp phải theo dõi và xem xét thông tin về các vấn đề nội bộ và bên ngoài này”), thì không có yêu cầu là thông tin này được lập thành văn bản. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể quyết định có cần hoặc có thích hợp để duy trì thông tin dạng văn bản hay không. Về mặt thuật ngữ, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thuật ngữ cụ thể nào. Tùy theo cách gọi của doanh nghiệp, sử dụng thuật ngữ “tài liệu, hồ sơ” hay “thông tin dạng văn bản ”đều phù hợp theo yêu cầu tiêu chuẩn này . So với phiên bản ISO 9001:2008, điều khoản về “thông tin dạng văn bản” không có thay đổi hoặc bổ sung đáng kể (xem điều 7.5) trong phiên bản mới. Tuy nhiên, trong ISO 9001:2008, Sổ lượng và các thủ tục dạng văn bản (6 thủ tục) là yêu cầu bắt buộc tổ chức / doanh nghiệp phải lập. Sang phiên bản mới, Sổ tay chất lượng và các thủ tục dạng văn bản không còn đề cập nữa. Việc quyết định tiếp tục duy trì hay bỏ đi tùy thuộc vào tổ chức / doanh nghiệp mà không có ảnh hưởng nào tới sự phù hợp các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
G: Tri thức của doanh nghiệp
Trong điều 7.1.6, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đề cập đến yêu cầu phải quản lý tri thức của doanh nghiệp. Đây là yêu cầu được xác định là cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo việc vận hành các quá trình của mình để có thể đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
H: Kiểm soát quá trình, sản phẩm, dịch vụ do bên ngoài cung cấp
Được đề cập trong Điều 8.4, với mục đích thiết lập việc kiểm soát đối với nhà cung cấp bên ngoài, để doanh nghiệp có sự tin tưởng rằng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp sẽ đáp ứng được các yêu cầu. Loại hình và mức độ kiểm soát dựa trên cơ sở tác động tiềm ẩn có thể có của quá trình, sản phẩm hay dịch vụ do bên ngoài cung cấp tới khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp ổn định sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Những thay đổi của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ ISO 9001:2008
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
Tổ chức/ Doanh Nghiệp của bạn một khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và được chứng nhận ISO 9001:2015 sẽ đạt được những lợi ích to lớn về các mặt như sau:
ISO 9001:2015 giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh quản lý
- ISO 9001:2015 giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề chất lượng một cách toàn diện.
- Doanh Nghiệp có thể chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hệ thống chất lượng.
- Giúp Doanh Nghiệp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
- Thúc đẩy và tham gia vào đội ngũ nhân viên với các quy trình nội bộ hiệu lực hơn
Đáp ứng tổ hơn với những yêu cầu khách hàng/ đối tác
- Nhờ tuân thủ các yêu cầu của khách hàng đề ra bằng một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 nên có tiềm năng mở rộng cơ hội kinh doanh
- Tạo dựng uy tín trên thị trường nên có cơ hội có được nhiều khách hàng hơn
- Nhờ hệ thống ISO 9001:2015 sẽ giúp Quản lý chất lượng tốt hơn giúp bạn đáp ứng những nhu cầu của khách hàng
- Tăng cơ hội trúng thầu, khả năng cạnh tranh khi khách hàng ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp đạt chuẩn ISO 9001:2015.
- Nâng cao uy tín, thương hiệu trong thị trường trong nước và quốc tế.
Gia tăng lợi nhuận cho khách hàng một cách bền vững
- Nhờ hệ thống quản lý hệ thống chất lượng tốt hơn giúp cho hiệu suất công việc được tăng cao sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
- Giam sai lỗi, phế phẩm và hỏng hóc. Mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận cán bộ nhân viên, giúp doanh nghiệp đảm bảo việc vận hành, ổn định đi vào sản xuất kinh doanh hiệu quả ngay từ đầu.
- Cải tiến kết quả hoạt động và cải tiến quá trình sẽ cắt giảm các lỗi và tăng lợi nhuận
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có sự tập trung cao hơn về tư duy dựa trên rủi ro trong việc kiểm soát các quá trình của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 góp phần hỗ trợ tích cực cho việc đáp ứng được các thách thức của thời kỳ công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi động trên thế giới, sự đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể áp dụng tích hợp với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý (HTQL) môi trường (ISO 14001), HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 (ISO 45001), HTQL an toàn thực phẩm (ISO 22000), HTQL an toàn thông tin (ISO / IEC 27001), HTQL năng lượng (ISO 50001) v.v.
Tư vấn ISO 9001:2015 – Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng và Các yêu cầu