Mục lục
TIÊU CHUẨN ISO 26000 LÀ GÌ?
ISO 26000 là tiêu chuẩn quốc tế, trong đó đưa ra các hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn ISO 26000 chính thức ra mắt vào ngày 1/11/2010 nên còn có tên gọi là ISO 26000:2010. Tiêu chuẩn này do nhóm 500 chuyên gia là thành viên của các tổ chức tới từ nhiều nơi trên thế giới cùng nhau xây dựng. Tiêu chuẩn ISO 26000 thúc đẩy sự hiểu biết chung trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, đồng thời bổ sung cho các công cụ và tiêu tuẩn khác về trách nhiệm xã hội chứ không phải để thay thế chúng.
NỘI DUNG CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN ISO 26000 VÀ ĐÀO TẠO ISO 26000
Tư vấn đào tạo ISO 26000 là quá trình nhằm giúp doanh nghiệp nắm rõ các vấn đề sau:
- Các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội
- Bối cảnh, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội
- Bảy nguyên tắc cơ bản chính của trách nhiệm xã hội:
- Trách nhiệm giải trình
- Minh bạch
- Hành vi đạo đức
- Tôn trọng lợi ích của các bên liên quan
- Tôn trọng pháp quyền
- Tôn trọng các chuẩn mực hành vi quốc tế
- Tôn trọng quyền con người
- Các ví dụ về thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội
- Các chủ đề và các vấn đề của trách nhiệm xã hội
ISO 26000 có tất cả 7 chủ đề, trong đó có 2 chủ đề cốt lõi và 5 chủ đề chính. Cụ thể như sau:
5.1. Chủ đề cốt lõi: Quản trị tổ chức
5.2. Chủ đề chính: Quyền con người
- Vấn đề 1: Thẩm định
- Vấn đề 2: Các tình huống rủi ro về quyền con người
- Vấn đề 3: Tránh đồng lõa
- Vấn đề 4: Giải quyết khiếu nại
- Vấn đề 5: Phân biệt đối xử và các nhóm dễ bị tổn thương
- Vấn đề 6: Các quyền dân sự và chính trị
- Vấn đề 7: Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
- Vấn đề 8: Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc
5.3. Chủ đề chính: Thực hành lao động
- Vấn đề 1: Việc làm và các mối quan hệ việc làm
- Vấn đề 2: Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội
- Vấn đề 3: Đối thoại xã hội
- Vấn đề 4: Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc
- Vấn đề 5: Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc
5.4. Chủ đề chính: Môi trường
- Vấn đề 1: Phòng chống ô nhiễm
- Vấn đề 2: Sử dụng tài nguyên bền vững
- Vấn đề 3: Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Vấn đề 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi sinh cảnh tự nhiên
5.5. Chủ đề cốt lõi: Các thông lệ vận hành hợp lý
- Vấn đề 1: Chống tham nhũng
- Vấn đề 2: Tham gia chính trị có trách nhiệm
- Vấn đề 3: Cạnh tranh bình đẳng
- Vấn đề 4: Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị
- Vấn đề 5: Tôn trọng quyền tài sản
5.6. Chủ đề chính: Các vấn đề của người tiêu dùng
- Vấn đề 1: Tiếp thị công bằng, thông tin thực tế, không thiên vị và thực hành hợp đồng công bằng
- Vấn đề 2: Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng
- Vấn đề 3: Tiêu dùng bền vững
- Vấn đề 4: Dịch vụ người tiêu dùng, hỗ trợ cũng như giải quyết khiếu nại và tranh chấp
- Vấn đề 5: Bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng và quyền riêng tư
- Vấn đề 6: Tiếp cận các dịch vụ thiết yếu
- Vấn đề 7: Giáo dục và nhận thức
5.7. Chủ đề chính: Sự tham gia và phát triển của cộng đồng
- Vấn đề 1: Sự tham gia của cộng đồng
- Vấn đề 2: Giáo dục và văn hóa
- Vấn đề 3: Tạo việc làm và phát triển kỹ năng
- Vấn đề 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ
- Vấn đề 5: Sự giàu có và tạo thu nhập
- Vấn đề 6: Sức khỏe
- Vấn đề 7: Đầu tư xã hội
TẠI SAO CẦN CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN ISO 26000 VÀ ĐÀO TẠO ISO 26000
Trước khi đến với dịch vụ tư vấn đào tạo ISO 26000, doanh nghiệp cần hiểu điểm khác biệt của ISO 26000 nằm ở chỗ, ISO 26000 không phải là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý. ISO 26000 cung cấp hướng dẫn thay vì yêu cầu, vì vậy nó không được chứng nhận giống như một số tiêu chuẩn ISO khác. Mọi yêu cầu, đề nghị chứng nhận ISO 26000 hoặc bất kỳ tuyên bố nào về việc chứng nhận theo tiêu chuẩn này đều thể hiện sai ý nghĩa và mục đích của ISO 26000. Thay vào đó, tiêu chuẩn ISO 26000 giúp làm rõ trách nhiệm xã hội là, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẻ các phương pháp hay nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Sau khi trải qua quá trình tư vấn đào tạo ISO 26000, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc:
- Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy hành vi có trách nhiệm với xã hội trong toàn tổ chức
- Xác định chủ thể và kêu gọi sự tham gia với các bên liên quan
- Truyền đạt các cam kết, kết quả hoạt động và các thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội
- Biên soạn các báo cáo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm xã hội
Tiêu chuẩn ISO 26000 đang dần trở thành nền tảng cho sự thành công ngắn hạn và dài hạn của bất kỳ tổ chức nào. Do vậy, thông qua quá trình tư vấn ISO 26000, doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội hiện tại và chuẩn bị tiền đề để phát triển tốt hơn trong tương lai. Dịch vụ tư vấn đào tạo ISO 26000 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả các bước cần thiết để áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này phù hợp với văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Để nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận ISO 26000 năm 2024 này quý khách có thể liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698 để được tư vấn một cách tốt nhất.