“Giấy chứng nhận ISO 45001 là gi và Quy trình xin cấp giấy chứng nhận ISO 45001 như thế nào?” là câu hỏi được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm khi quyết định tiến hành đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý ISO 45001.
Mục lục
KHÁI QUÁT VỀ ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 đặt ra các yêu cầu dành cho Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của một tổ chức, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 45001 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành. Phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu chuẩn này là ISO 45001:2018.
→ Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 45001
GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 45001 LÀ GÌ?
Giấy chứng nhận ISO 45001 hay còn gọi là chứng chỉ ISO 45001, tiếng Anh là “ISO 45001 Certificate”. Giấy chứng nhận ISO 45001 là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 45001. Chứng chỉ ISO 45001 do tổ chức thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 45001 cấp và có giá trị toàn cầu.
→ Xem thêm Chứng nhận ISO 45001
LỢI ÍCH CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Sở hữu chứng chỉ ISO 45001 giúp các tổ chức, doanh nghiệp:
- Chứng minh tính hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Là bằng chứng tuân thủ tiêu chuẩn ISO 45001 của tổ chức, doanh nghiệp
- Nâng cao uy tín và danh tiếng của tổ chức
- Tiếp thị hiệu quả hơn về sản phẩm và dịch vụ của tổ chức
- Được khách hàng và đối tác tin tưởng
- Mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển
→ Xem thêm Tại sao phải áp dụng ISO 45001
GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 45001 SẼ CÓ HIỆU LỰC TRONG VÒNG BAO NHIÊU NĂM?
Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 3 năm với điều kiện các tổ chức, doanh nghiệp hoàn thành các cuộc đánh giá giám sát định kỳ, thông thường là 12 tháng/lần kể từ ngày được cấp chứng chỉ.

QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 45001?
Dưới đây là các bước xin cấp chứng chỉ ISO 45001:
Bước 1: Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận ISO 45001
Tổ chức tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do cơ quan chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký xin cấp chứng chỉ ISO 45001.
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 45001
Cơ quan chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn xin cấp chứng chỉ ISO 45001 của tổ chức. Tổ chức tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá ISO 45001 chính thức.

Bước 3: Rà soát tài liệu ISO 45001
Đánh giá viên rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu ISO 45001 của tổ chức. Tổ chức phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng chứng minh việc tuân thủ tiêu chuẩn ISO 45001 theo yêu cầu của cơ quan chứng nhận.
Bước 4: Đánh giá thực tế cơ sở
Chuyên gia của cơ quan chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO 45001 của tổ chức. Tổ chức có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm chưa phù hợp trong thời gian quy định theo yêu cầu của cơ quan chứng nhận
Bước 5: Cấp giấy chứng chỉ ISO 45001
Cơ quan chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 3 năm cho tổ chức sau khi xác minh tổ chức đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ
Trong thời gian 3 năm chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực, tổ chức phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo việc áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn ISO luôn được duy trì.
→ Xem thêm Tư vấn ISO 45001
—————————————————————————————————
Để được tư vấn ISO 45001 với chi phí tốt nhất, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com