[ISO 45001] Các dạng mối nguy tại nơi làm việc

Có bao nhiêu dạng mối nguy tại nơi làm việc? Hãy đọc bài viết dưới đây nói về Các dạng mối nguy tại nơi làm việc.

TẠI SAO CẦN NHẬN DIỆN CÁC DẠNG MỐI NGUY TẠI NƠI LÀM VIỆC

Nhận diện các dạng mối nguy tại nơi làm việc giúp các tổ chức:

  • Tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018
  • Xây dựng, duy trì Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Phòng ngừa và giảm thiểu các tình huống xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới an toàn và sức khỏe của người lao động
  • Hạn chế các kết quả không mong muốn gây thiệt hại về người, tài sản và danh tiếng của tổ chức
  • Đảm bảo sự an toàn tại nơi làm việc
  • Hình thành tư duy chủ động phòng ngừa và cải thiện an toàn vệ sinh lao động
  • Cải thiện mối quan hệ với người lao động
  • Củng cố niềm tin và sự hài lòng của khách hàng
  • Thúc đẩy tiềm năng phát triển của tổ chức
Các dạng mối nguy tại nơi làm việc

→ Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 45001

PHÂN LOẠI CÁC DẠNG MỐI NGUY TẠI NƠI LÀM VIỆC THEO BIỂU HIỆN

Xét theo tính chất, nguy cơ mất an toàn tại nơi làm việc chia thành 2 loại

  • Nguy cơ hiện hữu: Mối nguy dễ dàng quan sát được bằng mắt thường tại thời điểm nhận diện.
  • Nguy cơ vô hình: Các hành vi mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn. Môi trường mất an toàn được tạo nên bởi các hành vi mất an toàn tác động nên các vật thể, thiết bị xung quanh môi trường sống và làm việc của chúng ta.

PHÂN LOẠI CÁC DẠNG MỐI NGUY TẠI NƠI LÀM VIỆC THEO TÍNH CHẤT

  1. Mối nguy vật lý
  • Tiếng ồn
  • Bức xạ
  • Nhiệt độ
  • Mật độ xe cộ qua lại
  • Độ cao
  • Độ sâu.
  • Điện (điện thế, năng lượng điện)
  • Các tính chất vật lý khác (sắc, nhọn, nhám, trơn,…)
  1. Mối nguy hóa học
  • Chất nổ
  • Chất lỏng cháy
  • Chất ăn mòn
  • Chất oxy hóa vật liệu
  • Chất độc, chất gây ung thư
  • Khí độc
  • Hơi độc
  • Bụi
  • Khói
  • Sợi vô cơ
  • Kim loại nặng
  1. Mối nguy sinh học
  • Chất thải sinh học
  • Virus, vi khuẩn
  • Nấm
  • Ký sinh trùng, côn trùng
  • Cây hay động vật có bệnh hay có chất độc hại.
  1. Mối nguy về sinh lý lao động
  • Bố trí nơi làm việc không phù hợp
  • Dụng cụ cầm tay không phù hợp
  • Khuôn vác không đúng cách
  • Vận động lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Thiếu ánh sáng
  • Thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm
  1. Mối nguy về tâm sinh lý
  • Mức độ công việc (nặng, nhẹ)
  • Áp lực công việc
  • Mối quan hệ với người xung quanh
  • Thời gian làm việc không phù hợp
  • Tăng ca kéo dài
  1. Mối nguy khác
  • Trượt chân, vấp ngã
  • Cháy, nổ
  • Các bộ phận truyền động, chuyển động của máy móc, thiết bị
  • Làm việc trên cao
  • Nơi làm việc có vật dễ văng bắn
  • Hệ thống áp suất
  • Vật rơi, đổ, va chạm
  • Làm việc một mình

PHÂN LOẠI MỐI NGUY TẠI NƠI LÀM VIỆC THEO MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG

Dựa vào việc phân tích, đo lường và xếp loại, có thể chia mối nguy tại nơi làm việc thành 3 loại

  • Mối nguy mức cao
  • Mối nguy mức trung bình
  • Mối nguy mức thấp

Lưu ý: Khi giải quyết mối nguy tại nơi làm việc cần ưu tiên xử lý các mối nguy mức cao trước, rồi tới mối nguy mức trung bình và cuối cùng mới xem xét tới mối nguy mức thấp.

CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI YẾU TỐ NGUY HIỂM TẠI NƠI LÀM VIỆC

  • Con người: Người lao động, người xung quanh, khách tới thăm, những người ở gần hoặc ở xung quanh địa điểm lao động
  • Vật liệu: Vật liệu sản xuất, vật liệu sinh trong quá trình sản xuất, vật liệu thừa sau sản xuất,…
  • Điều kiện môi trường: Diện tích hẹp hay rộng, thoáng hay bí, có đủ ánh sáng không, khô ráo hay ẩm ướt, có chắn gió không,…
  • Thiết bị, móc móc: Thiết bị, máy móc có được đặt ở vị trí hợp lý không, có được kiểm tra trước khi sử dụng không, có đảm bảo an toàn không, có được bảo trì định kỳ không, có được vận hành đúng cách không,…

CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI NHẬN DIỆN RỦI RO OHS

  • Các hoạt động diễn ra thường xuyên và không thường xuyên.
  • Các hoạt động của những người có có mặt tại nơi làm việc.
  • Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người.
  • Các mối nguy bắt nguồn từ bên ngoài nơi làm việc có ảnh hưởng tới an toàn và sức khỏe của những người chịu sự kiểm soát của tổ chức, ở trong phạm vi nơi làm việc
  • Cơ sở hạ tầng, nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị tại nơi làm việc
  • Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong tổ chức
  • Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, lắp đặt máy móc thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, việc thích ứng với khả năng của con người.

LƯU Ý KHI NHẬN DIỆN CÁC RỦI RO TRONG LAO ĐỘNG

  • Tiền hành quan sát kỹ lưỡng nơi làm việc và đặt ra tình huống từ mọi phía.
  • Xem xét khả năng ảnh hướng của các yếu tố đối với hoạt động đang diện ra và con người xung quanh ngay tại thời gian và địa điểm phát hiện mối nguy
  • Luôn suy xét tới mọi khả năng dịch chuyển của sự vật
  • Theo dõi tình trạng an toàn của thiết bị.
  • Xem xét các khả năng tác động từ thiên nhiên
  • Nhận diện mối nguy trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động
  • Phân tích đặc điểm, điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan
  • Kiểm tra thực tế nơi làm việc
  • Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh
  • tật, làm suy giảm sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc.
  • Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn vệ sinh lao động

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC MỐI NGUY HIỂM TRONG SẢN XUẤT

Có rất nhiều biện pháp kiển soát các mối nguy hiểm trong sản xuất, căn cứi vào tình hình và điều kiện công việc cụ thể tại môi trường làm việc cũng như công việc đặc thù mà mỗi tổ chức sẽ lựa chọn ra các hình thức phù hợp nhất để giải quyết từng mối rủi ro cụ thể. Có thể kể tới một số biện pháp sau:

  • Cách ly: Tách các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh việc tiếp xúc với chúng
  • Thay thế: Mối nguy hiểm trong sản xuất sẽ được thay thế bằng những điệu kiện, thiết bị, máy móc,… an toàn hơn
  • Chế tạo: Sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với các mối nguy hiểm
  • Chính sách: Cung cấp một cơ chế, quy trình hay chế độ và thời gian làm việc phù hợp
  • Bảo hộ lao động: Trang bị đồ dùng, vật dụng, thiết bị bảo hộ cá nhân cho những người lao động làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc hoặc ở gần mối nguy

Lưu ý: Bảo hộ lao động luôn là sự lựa chọn cuối cùng sau khi tất cả các sự lưa chọn trên đã được xem xét và tiến hành.

BIỂU MẪU NHẬN DIỆN MỐI NGUY ATVSLĐ

Dưới đây là ví dụ về biểu mẫu nhận diện mối nguy ATVSLĐ, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo để tự xây dựng biểu mẫu cho riêng mình

Biểu mẫu nhận diện mối nguy ATVSLĐ trang 1
Biểu mẫu nhận diện mối nguy ATVSLĐ trang 2

Xem thêm Chứng nhận ISO 45001

—————————————————————————————————————————————————————————

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình Xác định các dạng mối nguy tại nơi làm việc, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 để được tư vấn ISO 45001 một cách cụ thể.

Bài viết khác

Ngành du lịch phát thải khí nhà kính từ những hoạt động nào?

Ngành du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đóng. . .

Nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính từ bệnh viện 

Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ngày càng được quan tâm. . .

Nội dung và vai trò của nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm. . .

Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì? Vai trò của kịch bản là gì?

Việc xây dựng kịch bản phát thải rất quan trọng trong việc thiết lập chiến. . .

Các nguồn phát thải khí nhà kính trên thế giới

Khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cần thiết cho. . .

Lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới mới nhất

Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, và lượng phát thải khí nhà. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ