Sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn BRC và ISO 22000

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, hai tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) và ISO 22000 là những tiêu chuẩn quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Mặc dù cả hai đều hướng đến việc quản lý an toàn thực phẩm. Nhưng chúng có những điểm khác biệt. Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn tìm hiểu chi tiết về sự khác nhau giữa BRC, ISO 22000 qua bài viết dưới đây. 

BRC là gì?

Sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn BRC và ISO 22000

Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm. Được ban hành vào năm 1998 bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc. Tiêu chuẩn này nhằm kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng. Điều đặc biệt của tiêu chuẩn này là nó yêu cầu kiểm soát không chỉ ở khâu sản xuất mà còn từ khâu cung cấp nguyên liệu, thu hoạch và chế biến.

Việc áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín. Giúp cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ lớn. Hơn nữa, chứng nhận BRC còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khó tính. 

BRC đã phát triển qua nhiều phiên bản. Với phiên bản mới nhất là BRCGS Food Issue 9, được ban hành vào năm 2022. Phiên bản này tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm thông qua các chương trình phân tích và kiểm soát nguy cơ theo tiêu chuẩn HACCP. 

ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là gì

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Từ sản xuất đến phân phối. Bên cạnh đó, ISO 22000 cũng có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Từ nông trại đến nhà sản xuất, chế biến, phân phối và bán lẻ. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đồng bộ và hiệu quả. 

Tiêu chuẩn này yêu cầu các tổ chức phải thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Nó bao gồm việc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Cũng như các chương trình tiên quyết để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018, tuân theo cấu trúc bậc cao HLS (High-Level Structure). Nó giúp dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn khác như ISO 9001 (quản lý chất lượng) và ISO 14001 (quản lý môi trường). Đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng. 

Sự giống nhau giữa BRC, ISO 22000

Sự giống nhau giữa hai tiêu chuẩn BRC, ISO 22000
  • Cả ISO 22000 với BRC đều có mục tiêu chính là đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là cả hai tiêu chuẩn đều hướng đến việc kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm. Từ đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
  • Cả hai tiêu chuẩn đều dựa trên nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn). Giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm hiệu quả.
  • Cả ISO 22000 với BRC đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ban lãnh đạo. Nó nằm trong việc cam kết và thúc đẩy việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Cả hai tiêu chuẩn đều có thể áp dụng cho nhiều loại hình tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Bao gồm doanh nghiệp sản xuất chế biến, đơn vị cung cấp dịch vụ,…

Sự khác nhau giữa BRC, ISO 22000

Sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn BRC và ISO 22000
BRC ISO 22000
Tổ chức ban hành Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)
Các yêu cầu chính Phần I. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Phần II. Các yêu cầu

  1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao
  2. Kế hoạch an toàn thực phẩm
  3. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
  4. Tiêu chuẩn máy
  5. Kiểm soát sản phẩm
  6. Kiểm soát quá trình
  7. Nhân sự
  8. Các vùng sản xuất rủi ro cao, quan tâm cao và quan tâm môi trường cao
  9. Các yêu cầu đối với sản phẩm thương mại
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

Điều khoản 5: Sự lãnh đạo

Điều khoản 6: Hoạch định

Điều khoản 7: Hỗ trợ

Điều khoản 8: Thực hiện

Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện

Điều khoản 10: Cải tiến

Yêu cầu Tập trung vào việc áp dụng các biện pháp sản xuất tốt (GMP), phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), cùng với hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu liên quan đến việc quản lý an toàn thực phẩm, sự cam kết từ ban lãnh đạo, đánh giá rủi ro, quản lý nhà cung cấp, kiểm soát sản phẩm và xác nhận quy trình. Bao gồm nhiều yêu cầu hơn như phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giao tiếp tương tác, chương trình tiên quyết, nguyên tắc HACCP, chuẩn bị và ứng phó tình huống khẩn cấp, cải tiến liên tục và đánh giá của ban quản lý.
Tính linh hoạt Tiêu chuẩn này thường yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định cụ thể. Mặc dù BRC cũng cho phép một số mức độ điều chỉnh, nhưng yêu cầu chi tiết hơn về quy trình và tài liệu có thể hạn chế tính linh hoạt trong việc áp dụng. ISO 22000 cho phép các doanh nghiệp tự điều chỉnh quy trình quản lý của họ dựa trên quy mô và đặc thù của tổ chức. Do đó mang lại tính linh hoạt cao hơn trong việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 
Công nhận Được GFSI (Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm toàn cầu) công nhận.  Không được GFSI công nhận. 
Thời hạn hiệu lực Chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm được phân loại thành năm cấp độ: AA (cấp cao nhất), A, B, C và D. Mức độ xếp hạng này phụ thuộc vào số lượng và mức độ nghiêm trọng của các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá. Đối với các cuộc kiểm tra không thông báo trước, một biểu tượng “+” sẽ được thêm vào bên cạnh hạng mục đánh giá. Các chứng nhận thuộc loại AA, A và B có thời hạn hiệu lực là 12 tháng. Trong khi chứng nhận loại C có thời gian hiệu lực là 6 tháng. Nếu đánh giá đạt loại D, tổ chức sẽ không nhận được chứng nhận BRC. Giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian này, tổ chức được chứng nhận phải thực hiện các cuộc đánh giá giám sát định kỳ. Thường là một lần mỗi năm. Để đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vẫn được duy trì
Phiên bản mới nhất Tiêu chuẩn BRCGS Food Issue 9, được ban hành vào tháng 8 năm 2022. Nó là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn BRC. Một số điểm nổi bật của BRCGS Food Issue 9 bao gồm tập trung vào HACCP, phòng chống gian lận thực phẩm, văn hóa an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc.  Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 là ISO 22000:2018. Được ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2018. Các tổ chức đã áp dụng phiên bản trước đó, ISO 22000:2005, có thời gian chuyển đổi đến ngày 19 tháng 6 năm 2021 để cập nhật lên phiên bản mới nhất. Sau thời điểm này, phiên bản cũ sẽ không còn hiệu lực trên toàn cầu. 

 

Bài viết trên đây của Thư Viện Tiêu Chuẩn đã cung cấp thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn BRC, ISO 22000. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp. Liên hệ ngay với Thư Viện Tiêu Chuẩn để được tư vấn.

  • Điện thoại: 0948 690 698   
  • Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com 

 

Bài viết khác

Những lợi ích từ việc giảm phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp liên quan

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã trở thành những thách thức. . .

Những phương pháp xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính 

Xử lý chất thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà. . .

Ngành công nghiệp thải ra những khí nhà kính chủ yếu nào?

Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất,. . .

Phương pháp giảm khí thải nhà kính trong chăn nuôi 

Chăn nuôi là một trong những ngành đóng góp đáng kể vào phát thải khí nhà. . .

Làm thế nào để hấp thụ khí nhà kính từ lâm nghiệp?

Lĩnh vực lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động. . .

Mối tương quan HACCP, GMP, SSOP – Phân tích chi tiết

HACCP, GMP, SSOP đều là những hệ thống quản lý quan trọng trong ngành công. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ