Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 dành cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. ISO 14001 bao gồm các tiêu chí để doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Chứng nhận ISO 14001 không chỉ hữu ích với các doanh nghiệp lớn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết dưới đây nói về Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 dành cho doanh nghiệp.

Lợi ích của chứng nhận ISO 14001 dành cho doanh nghiệp
  1. Chứng nhận ISO 14001 giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý về môi trường

Một trong những lợi ích quan trọng nhất có được từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho các doanh nghiệp đó là có được một khuôn khổ để xác định, tuân thủ và giám sát các yêu cầu môi trường khác nhau trong quy trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức. ISO 14001 hoạt động song song và tương thích với pháp luật về môi trường của quốc tế và địa phương. Vì vậy mà thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 cũng có nghĩa là doanh nghiệp bạn đang chấp hành pháp luật về môi trường. Tất nhiên, việc doanh nghiệp luôn cố gắng tuân thủ theo pháp luật hiện hành ngay cả khi không xây dựng hệ thống ISO 14001 là điều tốt nhất nhưng việc triển khai ISO 14001 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sự tuân thủ này một cách lâu dài.

→ Xem thêm Chứng nhận ISO 14001

  1. Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận

Giảm chi phí sản xuất kinh doanh là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp theo đuổi. Giảm chi phí giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn hơn và là cách thức gián tiếp để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy tại sao xây dựng hệ thống quản lý môi trường lại giúp doanh nghiệp tiết kiêm chi phí?

Thứ nhất, hệ thống ISO 14001 giúp doanh nghiệp phát hiện, kiểm soát, giảm thiểu, thậm chí loại bỏ được các sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu chẳng may sự cố diễn ra, nhẹ thì doanh nghiệp sẽ phải bồi thường, bị phạt hành chính, nặng thì phải chịu trách nhiệm pháp lý và khắc phục sự cố môi trường. Nghiêm trọng hơn, các sự cố lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung, làm ảnh hưởng tới rất nhiều người và khiến hình ảnh của công ty bị sụp đổ hoàn toàn. Sẽ không có một khách hàng hay một tổ chức nào muốn mua sản phẩm hoặc hợp tác với một doanh nghiệp vô trách nhiệm, bất chấp lợi ích cộng đồng. Tại Việt Nam, sau khi sự cố Vedan, Miwon được phát giác, một làn sóng tẩy chay các sản phẩm tới từ các thương hiệu này nổi lên là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Mở đầu là những lời kêu gọi tẩy chay trên mạng Internet, sau đó là sự đồng tình của hầu hết các siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Big C tại Hà Nội thể hiện qua hành động không bán bột ngọt Vedan và Miwon. Các siêu thị tại Tp Hồ Chí Minh như Big C, Saigon Co.op, Maxi Mart… cũng ngừng phân phối các sản phẩm này. Đây chắc chắn là một tổn thất to lớn mà không doanh nghiệp nào muốn phải gánh chịu.

Thứ hai, việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp giảm chi phí thông qua việc thực hiện các hành động cải tiến. Các cải tiến hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hợp lý nguồn năng lượng và nguyên liệu đầu vào, tránh được tình trạng lãng phí. Không chỉ sử dụng hợp lý tài nguyên, hệ thống ISO 14001 giúp quy trình sản xuất, kinh doanh tạo ra ít chất thải hơn. Nhờ vậy, chi phí loại bỏ và xử lý chất thải cũng được cắt giảm đáng kể.

→ Xem thêm Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

  1. Tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường

Thông qua việc giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sẽ hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của mình tới hệ sinh thái. Đừng vội cho rằng điều này chả mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào với quy mô ra sao thì cũng đều đang tồn tại trong một môi trường chung. Việc đóng góp vào sự bền vững của môi trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn đang góp phần tạo dựng điều kiện thuận lợi để phát triển lâu dài trong tương lai.

  1. Nắm bắt được cơ hội phát triển sản xuất và hợp tác kinh doanh

Trong một số trường hợp khi tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp tác, các đối tác sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO 14001. Vì vậy, việc sở hữu chứng chỉ ISO 14001 trong những tình huống như thế này là vô cùng có lợi. Một nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho biết, 58% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết động lực để họ theo đuổi chứng nhận ISO 14001 đến từ nhu cầu của khách hàng về bằng chứng cho sự tuân thủ môi trường. Nhiều khách hàng và đối tác yêu cầu chứng chỉ này trước khi quyết định có nên tiến hành giao dịch với doanh nghiệp hay không. Và tỷ lệ này cũng đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. Điều đó minh chứng cho việc từ bỏ chứng nhận ISO 14001 cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác phát triển.

  1. Chứng chỉ ISO 14001 giúp củng cố hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Ngay cả khi chứng nhận ISO 14001 không phải là một yêu cầu bắt buộc thì các khách hàng, các bên liên quan và thậm chí cả cộng đồng địa phương tại nơi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh luôn quan tâm tới cách doanh nghiệp tác động vào môi trường xung quanh như thế nào. Một cách để đảm bảo với tất cả các nhóm này rằng doanh nghiệp của bạn luôn hoạt động có trách nhiệm với môi trường là sở hữu một hệ thống quản lý môi trường để xác định và kiểm soát ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với việc có được chứng chỉ ISO 14001, hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao đáng kể trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội với tư cách là một doanh nghiệp có trách nhiệm, không xâm phạm tới lợi ích chung của cộng đồng.

Ngoài việc giữ vai trò như một cách thức tiếp thị và quảng bá hiệu quả nhưng không gây phản cảm cho khách hàng, ISO 14001 còn giúp doanh nghiệp củng cố mối quan hệ với khách hàng và các bên liên quan trên cơ sở xây dựng lòng tin bền vững.

→ Tìm hiểu về Dịch vụ Tư vấn ISO 14001 

Bài viết khác

Ngành du lịch phát thải khí nhà kính từ những hoạt động nào?

Ngành du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đóng. . .

Nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính từ bệnh viện 

Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ngày càng được quan tâm. . .

Nội dung và vai trò của nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm. . .

Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì? Vai trò của kịch bản là gì?

Việc xây dựng kịch bản phát thải rất quan trọng trong việc thiết lập chiến. . .

Các nguồn phát thải khí nhà kính trên thế giới

Khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cần thiết cho. . .

Lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới mới nhất

Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, và lượng phát thải khí nhà. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ