ISO 22000:2018 là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm, đóng vai trò như một công cụ giúp các tổ chức quản lý, kiểm soát và duy trì an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Hãy cùng Thư viện tiêu chuẩn tìm hiểu chi tiết về nội dung ISO 22000:2018 trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Giới thiệu tổng quan về ISO 22000:2018
ISO 22000:2018 là phiên bản sửa đổi của tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Nó được ban hành và phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm mà còn cho các tổ chức có liên quan đến các hoạt động cung cấp thực phẩm. Bao gồm từ nhà sản xuất, chế biến, vận chuyển cho đến các đơn vị bán lẻ. ISO 22000 được khuyến khích triển khai đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
ISO 22000:2018 bao gồm một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, giúp các tổ chức phát hiện và kiểm soát các mối nguy trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ.
Các nội dung ISO 22000:2018 – chi tiết yêu cầu
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng với một cấu trúc rõ ràng và logic, bao gồm 10 điều khoản chính. Những điều khoản này cung cấp một hướng dẫn chi tiết cho việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sự an toàn, chất lượng sản phẩm, và tuân thủ các yêu cầu pháp lý. Dưới đây là các nội dung của ISO 22000:2018.
Điều khoản 4: Bối cảnh tổ chức
Nội dung ISO 22000 yêu cầu tổ chức cần phân tích và đánh giá bối cảnh hoạt động của mình, bao gồm các yếu tố nội bộ và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu về an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp phải nhận diện rõ ràng các ảnh hưởng của vấn đề này với khả năng đạt được kết quả dự kiến khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để thực hiện được điều đó, tổ chức triển khai theo tiêu chuẩn ISO 22000 2018 cần đảm bảo các yêu cầu bao gồm:
1. Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh hoạt động:
Tổ chức cần phân tích các yếu tố bên ngoài (môi trường kinh doanh, các quy định pháp luật, sự cạnh tranh thị trường) và yếu tố nội bộ (nguồn lực, cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp). Việc hiểu rõ bối cảnh này giúp tổ chức nhận diện được các rủi ro tiềm tàng và cơ hội để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
2. Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm:
Doanh nghiệp phải nhận diện và đáp ứng kỳ vọng từ các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý, nhân viên, và cộng đồng. Điều này đảm bảo rằng các yêu cầu pháp lý, chất lượng thực phẩm và các mục tiêu an toàn được đáp ứng một cách toàn diện.
3. Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
Phạm vi cần được xác định rõ ràng dựa trên việc xem xét các vấn đề nội bộ, các yếu tố bên ngoài, cũng như các yêu cầu từ các bên quan tâm. Phạm vi này giúp định hình cấu trúc và các quy trình cần thiết của hệ thống quản lý.
Điều khoản 5: Lãnh đạo
Lãnh đạo là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và duy trì hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Theo nội dung ISO 22000:2018, vai trò lãnh đạo được nhấn mạnh thông qua các yêu cầu cụ thể như sau:
1. Sự lãnh đạo và cam kết:
Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải thể hiện vai trò dẫn dắt và cam kết mạnh mẽ đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này được thể hiện thông qua việc đảm bảo rằng các mục tiêu an toàn thực phẩm luôn được ưu tiên trong chiến lược và hoạt động của tổ chức.
2. Phân công vai trò, trách nhiệm và quyền hạn:
Lãnh đạo phải đảm bảo rằng các vai trò liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xác định một cách cụ thể, trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống được phân công và truyền đạt rõ ràng, lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm chung và theo dõi hiệu quả hoạt động của hệ thống. Trong khi đó, trưởng nhóm an toàn thực phẩm đóng vai trò chính trong việc quản lý và duy trì hệ thống theo đúng yêu cầu.
3. Báo cáo và quản lý vấn đề:
Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm cho người được chỉ định. Điều này giúp đảm bảo rằng các mối nguy và rủi ro được xử lý kịp thời, tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý.
Nhìn chung, vai trò lãnh đạo không chỉ đơn thuần là giám sát mà còn phải đóng vai trò là người định hướng, thúc đẩy sự cam kết của toàn bộ tổ chức đối với an toàn thực phẩm, từ đó tạo dựng lòng tin từ khách hàng và các bên liên quan.
Điều khoản 6: Hoạch định
Nội dung hoạch định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bao gồm các khía cạnh quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoạt động hiệu quả và thích ứng với các thay đổi. Cụ thể như sau:
1. Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội:
Tổ chức cần xác định các rủi ro tiềm tàng và cơ hội để triển khai các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ. Đồng thời tận dụng cơ hội nhằm nâng cao hiệu quả và sự bền vững của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
2. Mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu:
Các mục tiêu cần được thiết lập nhất quán với chính sách an toàn thực phẩm của tổ chức, có khả năng đo lường được, rõ ràng và cụ thể. Những mục tiêu này phải cân nhắc đến các yêu cầu pháp lý và quy định hiện hành về an toàn thực phẩm. Đồng thời, cần đảm bảo chúng được truyền đạt đầy đủ đến mọi cấp độ trong tổ chức, được giám sát, thẩm tra kết quả thường xuyên. Và cập nhật kịp thời để đáp ứng các thay đổi từ thực tế.
3. Hoạch định các thay đổi trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
Tổ chức cần lập kế hoạch chi tiết cho các thay đổi trong hệ thống, bao gồm các thay đổi về quy trình, cấu trúc hệ thống và nhân sự. Các thay đổi này phải được thực hiện theo lộ trình rõ ràng. Đảm bảo thông báo kịp thời đến các bên liên quan và duy trì tính hiệu quả của hệ thống trong suốt quá trình chuyển đổi.
Điều khoản 7: Hỗ trợ
Nội dung ISO 22000 yêu cầu các tổ chức cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết để duy trì và cải thiện hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yêu cầu cụ thể bao gồm:
1. Yêu cầu về nguồn lực:
Tổ chức cần xem xét và đảm bảo các nguồn lực cần thiết, bao gồm cả nguồn lực nội bộ và bên ngoài, để duy trì hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm nguồn lực nhân sự, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, và các yếu tố liên quan đến kiểm soát quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ từ bên ngoài. Tổ chức phải bảo đảm các nguồn lực này có thể đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình hoạt động.
2. Yêu cầu về năng lực:
Tổ chức phải xác định năng lực của nhân viên làm việc dưới sự kiểm soát của mình, đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức và kỹ năng đa ngành, đồng thời có kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này giúp tổ chức duy trì chất lượng và hiệu quả trong việc thực thi các quy trình an toàn thực phẩm.
3. Nhận thức của nhân viên:
Tổ chức cần đảm bảo rằng tất cả những người làm việc dưới sự kiểm soát của mình đều nhận thức được chính sách an toàn thực phẩm, mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, cũng như vai trò và trách nhiệm cá nhân trong việc đóng góp vào hiệu quả của hệ thống. Họ cần hiểu rõ các hậu quả khi không tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
4. Xác định các hoạt động trao đổi thông tin:
Tổ chức phải xác định rõ các hoạt động trao đổi thông tin, bao gồm cả thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Việc trao đổi thông tin này phải được thực hiện đầy đủ và hiệu quả để đảm bảo sự minh bạch và hợp tác trong việc duy trì an toàn thực phẩm.
5. Lưu trữ và kiểm soát thông tin:
Thông tin về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được lưu trữ một cách có hệ thống và kiểm soát chặt chẽ. Điều này giúp tổ chức duy trì sự minh bạch và dễ dàng truy xuất thông tin khi cần thiết, đồng thời đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm.
Điều khoản 8: Vận hành
Điều khoản 8 trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là phần cốt lõi trong các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, nhấn mạnh sự quan trọng của việc vận hành hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nội dung yêu cầu của điều khoản này được tóm tắt như sau:
Hoạch định, triển khai, duy trì
- Tổ chức phải thực hiện việc hoạch định, triển khai, duy trì và cập nhật các quy trình cần thiết. Đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Chương trình tiên quyết
- Tổ chức cần thiết lập và áp dụng chương trình tiên quyết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy ô nhiễm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, và duy trì môi trường làm việc an toàn. Các chương trình này phải được duy trì và cập nhật thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu thực tế.
Truy xuất nguồn gốc
- Tổ chức phải sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để theo dõi và xác định nguồn gốc của nguyên liệu từ nhà cung cấp, cùng với các giai đoạn đầu trong chuỗi phân phối sản phẩm cuối cùng. Điều này giúp kiểm soát chất lượng và an toàn từ nguồn cung cấp đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Ứng phó với nhiều tình huống
- Lãnh đạo cao nhất trong tổ chức cần đảm bảo rằng các thủ tục ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc sự cố có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm luôn sẵn sàng. Những tình huống này có thể bao gồm sự cố trong quá trình sản xuất, chế biến, hoặc các yếu tố khác có thể làm mất an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng.
Cập nhật thông tin dạng văn bản
- Tổ chức cũng cần thực hiện phân tích mối nguy, thu thập, duy trì và cập nhật thông tin liên quan dưới dạng văn bản để đánh giá các mối nguy tiềm ẩn và thực hiện các biện pháp kiểm soát.
Tiến hành thẩm tra
- Tổ chức phải tiến hành thẩm tra kết quả của các hành động và quá trình đã thực hiện. Đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm luôn hoạt động hiệu quả và phù hợp với các yêu cầu đã đề ra.
Điều khoản 9: Đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả là bước quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoạt động đúng như kế hoạch và đạt được các mục tiêu đề ra. Tổ chức cần thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ, đo lường các chỉ số hiệu suất, và tiến hành xem xét quản lý để xác định các cơ hội cải tiến. Việc đánh giá không chỉ tập trung vào các biện pháp kiểm soát mối nguy mà còn kiểm tra sự phù hợp của toàn bộ hệ thống quản lý.
Điều khoản 10: Cải tiến
Theo nội dung ISO 22000:2018, doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng các phương pháp cải tiến liên tục để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc phân tích dữ liệu từ các hoạt động đánh giá, xem xét phản hồi từ khách hàng, và triển khai các hành động khắc phục hoặc phòng ngừa để giải quyết các vấn đề tồn tại. Sự cải tiến liên tục giúp hệ thống quản lý trở nên linh hoạt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và pháp luật.
ISO 22000:2018 là một công cụ mạnh mẽ giúp các tổ chức trong ngành thực phẩm xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Việc áp dụng tiêu chuẩn này không chỉ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín, giảm thiểu rủi ro và tuân thủ các quy định pháp lý. Đặc biệt, với các lợi ích rõ ràng và những yêu cầu cụ thể, ISO 22000:2018 là lựa chọn lý tưởng để các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm xây dựng một môi trường hoạt động bền vững và có trách nhiệm.
Trên đây là bài viết về nội dung ISO 22000:2018, hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin thật bổ ích, phục vụ cho quá trình triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về tiêu chuẩn ISO 22000, vui lòng liên hệ Thư viện tiêu chuẩn để được hỗ trợ tốt nhất.
Hotline: 0948.690.698
Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com
.