Quy trình xây dựng Hệ thống ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp

Hệ thống ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Management Systems – OHSMS) là một phần trong Hệ thống quản lý của một tổ chức. Hệ thống ISO 45001 được sử dụng để triển khai chính sách an toàn vệ sinh lao động và quản lý các rủi ro và cơ hội trong ISO 45001 của tổ chức. Quy trình các bước xây dựng Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001:2018 sẽ được chia sẻ trong bài viết này.

→ Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 45001

BƯỚC 1: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chính sách an toàn vệ sinh lao động là kim chỉ nam trong việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Chính sách an toàn vệ sinh lao động phải đảm bảo tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, chính sách an toàn vệ sinh lao động cần phản ánh cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và yêu cầu khác về loại bỏ các mối nguy, giảm rủi ro ATVSLĐ và cải tiến liên tục. Làm tốt giai đoạn này tức là doanh nghiệp đã xây dựng được một nền tảng vững chắc để xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động

→ Xem thêm Chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001

BƯỚC 2: LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Bước này tương ứng với giai đoạn P (Plan) – Hoạch định. Kế hoạch phải được thiết lập dựa trên sự tuân thủ các yêu cầu về pháp luật, tuân thủ tiêu chuẩn ISO 45001 và mong đợi của các bên liên quan. Bởi vậy doanh nghiệp cần:

  • Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về an toàn VÀ sức khỏe nghề nghiệp mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của địa phương / ngành nghề; yêu cầu của các bên liên quan như khách hàng, đối tác; hợp đồng với người lao động
  • Xác định các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, các rủi ro trong lao động, các mối nguy hiểm trong sản xuất. Trong đó có các rủi ro và cơ hội trong phạm vi hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động
  • Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Cần mô tả cách thức thực hiện để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đó, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc này

BƯỚC 3: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Bước này tương ứng với giai đoạn D (Do) – Thực hiện. Để vận hành Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả thì trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần cung cấp các công cụ, các quy trình và các nguồn lực cần thiết một cách kịp thời và khoa học. Trọng tâm của việc thực hiện là phân công công việc một cách rõ ràng, phổ biến về các thay đổi và các chính sách, quy trình cho mọi nhân sự, đảm bảo nhân sự có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

  • Về cơ cấu: Chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
  • Về năng lực: Triển khai các hoạt động đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm công nhân, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt tại cơ sở
  • Về thông tin liên lạc: Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và phổ biến các thông tin cho các cá nhân, bộ phận, tổ chức liên quan. Thông tin ở đây có thể bao gồm: các quy định pháp luật, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, các chương trình, chính sách, quy trình kế hoạch xây dựng hệ thống ISO 45001 cần phổ biến cho nhân viên.
  • Về tài liệu: Văn bản hóa sổ tay, các quy trình và mô tả công việc khi triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

→ Xem thêm Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001 

BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ISO 45001 VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

Bước này tương ứng với giai đoạn C (Check) – Kiểm tra. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các hoạt động sau:

  • Giám sát và đo lường: Tiến hành quy trình giám sát và đánh giá kết quả của những hoạt động đã được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả hoạt động ở đây được so sánh với với các tiêu chí ban đầu. Hoạt động này phải được tiến hành định kỳ
  • Xác định sự không phù hợp và hành động khắc phục / phòng ngừa: Xác định tình hình thực tế và đưa ra các hành động khắc phục hoặc phòng ngừa phù hợp khi phát hiện ra điểm chưa tuân thủ hoặc không phù hợp của Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động
  • Lưu trữ hồ sơ: Lưu giữ các hồ sơ, tài liệu về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong thời gian quy định

BƯỚC 5: XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Bước này tương ứng với giai đoạn A (Act) – Hành động. Trong giai đoạn này doanh nghiệp cần thu thập các thông tin liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định kỳ để:

  • Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Xác định tính đầy đủ của Hệ thống OHS
  • Thẩm tra tính hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động
  • Tạo điều kiện cải tiến liên tục Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

→ Xem thêm Tư vấn ISO 45001 

————————————————————————————————————————————————————————————————

Để được hướng dẫn xây dựng Hệ thống ISO 45001 – Hệ thống quản lý ATSKNN hoặc chứng nhận ISO 45001, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com

Bài viết khác

Ngành du lịch phát thải khí nhà kính từ những hoạt động nào?

Ngành du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đóng. . .

Nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính từ bệnh viện 

Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ngày càng được quan tâm. . .

Nội dung và vai trò của nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm. . .

Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì? Vai trò của kịch bản là gì?

Việc xây dựng kịch bản phát thải rất quan trọng trong việc thiết lập chiến. . .

Các nguồn phát thải khí nhà kính trên thế giới

Khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cần thiết cho. . .

Lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới mới nhất

Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, và lượng phát thải khí nhà. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ