So sánh ISO 9001 và ISO 22000

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) được thành lập vào năm 1947. Tính đến tháng 10/2020, ISO đã kết nạp 165 thành viên quốc gia và Việt Nam là thành viên thứ 77 của tổ chức này. Đúng như mục tiêu mà tổ chức theo đuổi từ khi ra đời, ISO thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hóa giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Tới nay đã có 23386 bộ tiêu chuẩn quốc tế được ISO ban hành liên quan tới nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Trong đó, hai tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay là ISO 9001 và ISO 22000. Bài viết dưới đây So sánh ISO 9001 và ISO 22000

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ TIÊU CHUẨN ISO 22000 KHI SO SÁNH ISO 9001 VÀ ISO 22000

  1. Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về Hệ thống quản lý chất lượng và đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống này. Tiêu chuẩn ISO 9001 đề cập tới các yêu cầu dành cho mọi tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn. Tính từ lần đầu ra mắt cho đến nay, ISO 9001 có tất cả 5 phiên bản tương ứng với năm ban hành lần lượt là 1987, 1994, 2000, 2008 và 2015. Tại Việt Nam, phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 tương đương với TCVN 9001:2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành lấy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng là hàng đầu.

  1. Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là một tiêu chuẩn độc lập quy định các yêu cầu với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời với mục đích giảm thiểu và ngăn ngừa các vấn đề gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và khuyến khích thực hành vệ sinh tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản thực phẩm. Giống như các tiêu chuẩn khác, ISO cũng cập nhật các phiên bản mới cho ISO 22000 để phù hợp với tình hình thực tiễn. Cho tới nay, tiêu chuẩn ISO 22000 có tất cả 3 phiên bản là: 2005, 20072018. Tại Việt Nam, TCVN ISO 22000:2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ biên soạn có nội dung tương đương với phiên bản mới nhất là là tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ TIÊU CHUẨN ISO 22000

  1. Về nguồn gốc và phạm vi thừa nhận

Tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đều do tổ chức ISO soạn thảo và được công nhận trên phạm vi quốc tế.

  1. Về cấu trúc cấp cao HLS

Tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đều được xây dựng theo cấu trúc cấp cao (HLS – High Level Structure). Đây là cấu trúc được áp dụng cho tất cả các hệ thống quản lý để giúp doanh nghiệp có thể triển khai tiêu chuẩn một cách dễ dàng hơn và thuận tiện xây dựng tích hợp nhiều tiêu chuẩn trong một hệ thống nếu cần thiết. Các nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đều được thể hiện qua 10 điều khoản chính. Trong đó, 3 điều khoản đầu mang tính chất giới thiệu và tổng quan chung, 7 điều khoản còn lại mới là những yêu cầu cốt lõi dành cho Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) và Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000). 10 điều khoản cụ thể như sau:

  • Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
  • Điều khoản 5: Lãnh đạo
  • Điều khoản 6: Hoạch định
  • Điều khoản 7: Công tác hỗ trợ
  • Điều khoản 8: Thực hiện
  • Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động
  • Điều khoản 10: Cải tiến
  1. Chu trình PDCA

Về cơ sở xây dựng, tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng dựa trên chu trình PDCA. Giống như cấu trúc cấp cao HLS, chu trình PDCA cũng được sử dụng phổ biến trong các hệ thống quản lý. PDCA bao gồm các quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và thay đổi được lặp đi lặp lại trong quản lý hướng tới cải tiến hiệu quả. Đối chiếu với nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000, chu trình PDCA tương đương với 7 điều khoản từ điều 4 đến điều 10 của hai bộ tiêu chuẩn. Từng giai đoạn được thể hiện cụ thể như sau:

  • P (Plan – Hoạch định) tương ứng với nội dung của điều khoản 4 đến điều khoản 7 thực hiện nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các quá trình và nguồn lực cần thiết để đạt kết quả phù hợp với mục đích của tiêu chuẩn
  • D (Do – Thực hiện) tương ứng với điều khoản 8 trong của mỗi bộ tiêu chuẩn là thực hiện những gì đã được hoạch định
  • C (Check – Kiểm tra) tương đương với nội dung của điều khoản 9 gồm các hoạt động giám sát và đo lường (bao gồm cả phân tích, đánh giá) các quá trình và sản phẩm đầu ra theo chính sách, mục tiêu, yêu cầu và báo cáo kết quả
  • A (Act – Hành động) tương ứng với điều khoản 10 là thực hiện các biện pháp cải tiến kết quả hoạt động khi cần thiết
  1. Tư duy dựa trên rủi ro

Ngoài ra, về phương pháp tiếp cận, tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đều lấy việc xem xét rủi ro là cần thiết và quan trọng để doanh nghiệp có thể vừa dự báo được nguy cơ vừa nắm bắt được cơ hội. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa được những ảnh hưởng tiêu cực của các sự cố phát sinh tới hệ thống, hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân gốc rễ và có các biện pháp xử lý kịp thời.

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ TIÊU CHUẨN ISO 22000 KHI SO SÁNH ISO 9001 VÀ ISO 22000

  1. Đối tượng áp dụng

Bên cạnh những nét tương đồng thì tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 cũng có những điểm khác biệt. Về đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn ISO 9001 dành cho tất cả các đơn vị, công ty, tổ chức trong mọi ngành nghề với mọi quy mô. Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 22000 chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Nói một cách khác, ISO 9001 có phạm vi đối tượng rộng hơn ISO 22000. Đối tượng của ISO 22000 cũng có thể là đối tượng của ISO 9001 nhưng đối tượng của ISO 9001 thì chưa chắc đã là đối tượng của ISO 22000.

  1. Mục đích

Vì tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đề cập tới 2 khía cạnh khác nhau là quản lý chất lượng (ISO 9001) và quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000) nên mục đích của 2 tiêu chuẩn cũng có sự khác biệt. Tiêu chuẩn ISO 9001 tập trung vào nâng cao chất lượng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 22000 giúp doanh nghiệp kiểm soát các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh.

  1. Hồ sơ, tài liệu

Về hồ sơ và tài liệu, nếu hồ sơ của ISO 9001 đề cập một cách tổng thể về các tài tiệu cần thiết cho việc triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 thì phạm vi hồ sơ của ISO 22000 cụ thể hơn và phải phù hợp với các nguyên tắc của HACCP để quản lý hệ an toàn thực phẩm hiệu quả.

  1. Nguyên tắc quản lý

Về nguyên tắc quản lý, cả tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đều đề cao 7 nguyên tắc cơ bản bao gồm:

  • Hướng vào khách hàng
  • Sự lãnh đạo
  • Sự tham gia của mọi người
  • Tiếp cận theo quá trình
  • Cải tiến
  • Quyết định dựa trên bằng chứng
  • Quản lý mối quan hệ

Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO 22000 bổ sung thêm 4 nguyên tắc khác là:

  • Trao đổi thông tin
  • Quản lý hệ thống
  • Các chương trình tiên quyết
  • Các nguyên tắc HACCP

NHẬN XÉT CHUNG

Trên thực tế, ISO 9001 ISO 22000 tuy là 2 bộ tiêu chuẩn độc lập nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ với nhau. ISO 9001 được xem xét như tiền đề để tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc áp dụng, triển khai tiêu chuẩn ISO 22000. Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi an toàn vệ sinh thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của quy trình sản xuất, kinh doanh. Nếu doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả thì sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhận thức được mối quan hệ tương hỗ này, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng mô hình quản lý tích hợp dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 để nâng cao hiệu quả và sức mạnh cho doanh nghiệp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của thuvientieuchua.org đã giúp bạn hiểu được sự khác nhau của hai hệ thống quản lý ISO 9001 và ISO 22000 một cách sâu sắc nhất. !

Bài viết khác

Mục đích của ISO 9001: Xây dựng nền tảng chất lượng toàn diện 

Trong hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, việc đảm bảo chất. . .

Hướng dẫn đăng ký ISO 9001 Nhanh chóng & Hiệu quả cao 

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký ISO 9001, lợi ích và quy trình. Nâng tầm. . .

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Tìm hiểu ngay!

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Khám phá quy trình và 2 tổ chức uy. . .

Những lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp liên quan

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã trở thành những thách thức. . .

Những phương pháp xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính 

Xử lý chất thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà. . .

Ngành công nghiệp thải ra những khí nhà kính chủ yếu nào?

Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất,. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ