10 câu hỏi về ISO 14001 được quan tâm nhất - TVTC

ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và triển khai hiệu quả hệ thống này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, Thư Viện Tiêu Chuẩn sẽ đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi về ISO 14001 được quan tâm nhất hiện nay. Qua bài viết này, hy vọng quý độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường.

ISO 14001:2015 là gì?

ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS). Xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho phép doanh nghiệp thực hiện những thay đổi về chính sách và quy trình hoạt động để quản lý tài nguyên một cách có trách nhiệm, ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ pháp luật và cải thiện hiệu suất môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn để triển khai, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý môi trường.

10 câu hỏi về ISO 14001

Mặc dù ISO 14001 tập trung vào việc giảm thiểu tác động môi trường, chứng nhận ISO 14001 cũng mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp, đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều tổ chức trên toàn thế giới đã và đang nỗ lực để được cấp chứng nhận này.

Những doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 14001?

ISO 14001 nên được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thiết lập, cải tiến, và duy trì EMS phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế chính sách môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, phạm vi, vị trí hay lĩnh vực hoạt động. 

Một số loại hình sản xuất cụ thể cần phải chứng nhận ISO 14001 bao gồm:

Nhóm 1:

  • Chế biến mủ cao su
  • Chế biến tinh bột sắn, bột ngọt, rượu, bia, cồn công nghiệp, mía đường
  • Chế biến gia súc, thủy sản, gia cầm
  • Sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử

Nhóm 2:

  • Khai thác quặng khoáng sản độc hại
  • Luyện kim và tinh chế khoáng sản độc hại
  • Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi
  • Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, hóa chất
  • Nhuộm vải, nhuộm sợi, giặt mài
  • Thuộc da
  • Lọc hóa dầu
  • Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân

Nhóm 3:

  • Xử lý, tái chế chất thải và các phế liệu nhập khẩu
  • Xi mạ hay làm sạch kim loại bằng hóa chất
  • Sản xuất pin và ắc quy
  • Sản xuất clinker

ISO 14001:2015 đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp áp dụng?

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn được chứng nhận ISO 14001 chủ yếu là vì đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống quản lý môi trường còn mang lại nhiều lợi ích khác. Những lợi ích này có thể bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng nguyên liệu đầu vào hợp lý,  hiệu quả hơn.
  • Mang lại cơ hội kinh doanh từ những khách hàng quan tâm đến môi trường.
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng hiện tại, đối tác và các bên liên quan khác.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường.
  • Thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục của tổ chức.

10 câu hỏi về ISO 14001

Tại sao yếu tố “rủi ro” trong phiên bản 2015 lại được quan tâm hơn?

Yếu tố “rủi ro” trong phiên bản 2015 được quan tâm nhiều hơn vì phiên bản này được xây dựng theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro để quản lý môi trường. Cách tiếp cận mới này không chỉ giúp tổ chức nhận diện các rủi ro mà còn nắm bắt cả những cơ hội liên quan đến khía cạnh môi trường của mình. Bằng cách tập trung kiểm soát rủi ro, tổ chức có thể chủ động đưa ra những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đồng thời tận dụng cơ hội để cải thiện hiệu suất môi trường tổng thể. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và liên tục cải tiến hệ thống EMS của mình.

Phiên bản ISO 14001:2015 có còn chú trọng đến yếu tố “năng lực” không?

Phiên bản ISO 14001:2015 vẫn rất chú trọng đến yếu tố “năng lực.”. Cụ thể, tiêu chuẩn mới nhất yêu cầu tổ chức phải xác định rõ yêu cầu về năng lực cho những vai trò liên quan đến EMS. Điều này bao gồm việc đánh giá và đảm bảo nhân sự ở công ty có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. Một điểm mới quan trọng trong phiên bản 2015 là tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ tài liệu chứng minh năng lực của nhân viên. Năng lực của doanh nghiệp cần được chứng minh một cách rõ ràng và minh bạch.

Làm thế nào để đạt được chứng nhận ISO 14001?

Đây là cũng là một câu hỏi về ISO 14001 được rất nhiều người quan tâm sau khi biết được ISO 14001 là gì. 

Để đạt được chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần triển khai một hệ thống quản lý môi trường (EMS) tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản mới nhất. Điều này bao gồm việc xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập các mục tiêu và thể hiện cam kết môi trường. Theo đó, doanh nghiệp phải phát triển các quy trình để quản lý các tác động môi trường. 

10 câu hỏi về ISO 14001

Sau khi hệ thống quản lý môi trường đã được triển khai, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nội bộ để đảm bảo rằng mọi quy trình đều diễn ra theo đúng yêu cầu và đạt được kết quả mong muốn. Cuối cùng, doanh nghiệp phải trải qua một cuộc đánh giá chứng nhận  do tổ chức chứng nhận bên ngoài thực hiện. Nếu đánh giá diễn ra thành công, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001. Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì hệ thống này bằng cách thực hiện những cuộc đánh giá thường niên và tái chứng nhận sau ba năm.

Chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực bao lâu?

Chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày được cấp. Tuy nhiên, để duy trì hiệu lực của chứng nhận, tổ chức cần phải trải qua các cuộc đánh giá giám sát hàng năm. Sau 3 năm, tổ chức sẽ cần thực hiện một cuộc tái đánh giá toàn diện để gia hạn chứng nhận.

Những biện pháp nào có thể được thực hiện để duy trì ISO 14001?

Việc doanh nghiệp duy trì ISO 14001 sau khi đã đạt được chứng nhận là vô cùng quan trọng. Để việc duy trì ISO 14001 được thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng 5 biện pháp sau: 

  • Tận dụng nhật ký EMS
  • Thực hiện hành động khắc phục những điểm không phù hợp
  • Phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp 
  • Duy trì sự tham gia của lãnh đạo
  • Giám sát và đánh giá sự hiệu quả của EMS

10 câu hỏi về ISO 14001

Doanh nghiệp có cần đánh giá nội bộ EMS theo một kế hoạch bắt buộc nào hay không?

Việc đánh giá nội bộ là một yêu cầu vô cùng quan trọng theo ISO 14001. Để thực hiện việc đánh giá nội bộ, doanh nghiệp không bắt buộc phải làm theo một kế hoạch nào. Tuy nhiên, để đảm bảo đánh giá nội bộ của doanh nghiệp được tiến hành hiệu quả thì doanh nghiệp có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chí đánh giá nội bộ
  • Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá nội bộ EMS
  • Bước 3: Xác định thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động đánh giá nội bộ
  • Bước 4: Xác định vai trò và trách nhiệm của các thành viên tham gia
  • Bước 5: Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng của cuộc đánh giá nội bộ
  • Bước 6: Tiến hành đánh giá nội bộ
  • Bước 7: Báo cáo kết quả đánh giá và đề xuất cải tiến

Quy trình chuẩn bị và ứng phó tình trạng khẩn cấp theo ISO 14001 nên được thực hiện như thế nào?

Khi đối mặt với những tình trạng khẩn cấp về môi trường, việc chuẩn bị và ứng phó một cách hiệu quả là điều cần thiết để bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực. ISO 14001 tuy chưa cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện quy trình này. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể áp dụng 5 bước dưới đây để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phản ứng kịp thời và hiệu quả trong mọi tình huống:

  • Bước 1: Xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn về môi trường
  • Bước 2: Lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp
  • Bước 3: Tổ chức diễn tập
  • Bước 4: Cung cấp thông tin cho các bên liên quan và đào tạo nhân viên trong tổ chức
  • Bước 5: Kiểm tra và đánh giá

10 câu hỏi về ISO 14001

Trên đây là một số câu hỏi về ISO 14001:2015 được nhiều người quan tâm đến. Nếu bạn thấy thắc mắc câu trả lời của đang có những câu hỏi khác về ISO 14001 cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn để được tháo gỡ vướng mắc giải đáp. 

  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hotline: 0948.690.698
  • Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com
Bài viết khác

Chứng chỉ CBAM: Giải đáp từ A-Z về “Thuế Carbon” Châu Âu 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và nỗ lực chung về chống biến. . .

Xây dựng HACCP cho quy trình sản xuất cà phê: Hướng dẫn chi tiết 

Trong ngành công nghiệp cà phê, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. . .

Tài liệu ISO 50001 PDF: Hướng dẫn Tải tài liệu miễn phí 

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tối ưu hóa năng lượng cho doanh nghiệp,. . .

Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 (EnMS) là gì? 

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng leo thang và áp lực từ các quy. . .

BRCGS Global Standard: BRCGS Food V9 khác biệt gì với BRCGS Food V8? 

An toàn thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với. . .

BRCGS, IFS, ISO 22000: Đặc điểm và giá trị cốt lõi 

Chuỗi cung ứng thực phẩm ngày càng phức tạp và người tiêu dùng ngày càng. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ