Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001 - Mối liên kết với Chu trình PDCA

Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc chung của hệ thống quản lý theo ISO gọi là Cấu trúc cấp cao (High Level Structure – HLS), tương tự như các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001. Điều này giúp cho việc nắm bắt và hiểu yêu cầu của các điều khoản một cách dễ dàng hơn, đồng thời thống nhất cấu trúc giữa các tiêu chuẩn, hỗ trợ cho việc tích hợp áp dụng các hệ thống quản lý. Trong bài viết này, hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn tìm hiểu về cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001.

ISO 45001 LÀ TIÊU CHUẨN GÌ?

ISO 45001 là tiêu chuẩn được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) quy định các yêu cầu về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS – Occupational Health and Safety Management System). Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ giúp các tổ chức thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý để phòng ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc của người lao động.

Tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời vào năm 2018, là phiên bản đầu tiên và được sử dụng cho tới thời điểm hiện tại. Tiêu chuẩn được thiết kế để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, bất kể quy mô, ngành nghề hay quốc gia. Nhờ việc xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro, doanh nghiệp có thể giảm thiểu đáng kể số lượng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh sẽ giúp tăng cường sự hài lòng của nhân viên, giảm thiểu căng thẳng và tăng năng suất làm việc.

8 lợi ích của ISO 45001
8 lợi ích của ISO 45001

CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN ISO 45001 GỒM MẤY ĐIỀU KHOẢN?

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. Điều khoản 1 đến Điều khoản 3 đề cập đến phạm vi, tài liệu tham khảo và giải thích các thuật ngữ áp dụng trong tiêu chuẩn. Những nội dung này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO 45001. Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 là những yêu cầu chính của tiêu chuẩn. 

Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001 bao gồm 10 điều khoản như sau:

8 lợi ích của ISO 45001

Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng

Xác định rõ phạm vi và giới hạn của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) mà doanh nghiệp áp dụng. Điều này giúp đảm bảo rằng hệ thống được thiết lập và duy trì một cách hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực cần thiết để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn

Bằng cách tham khảo các tiêu chuẩn và tài liệu khác, ISO 45001 cung cấp một khuôn khổ vững chắc để doanh nghiệp tuân thủ và triển khai hiệu quả OHSMS.  

8 lợi ích của ISO 45001

Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa

Định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến ISO 45001, đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ và thống nhất về các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

Điều khoản này yêu cầu doanh nghiệp phải hiểu rõ về bối cảnh hoạt động của mình. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức cần xác định và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài như nguồn lực, tài chính, năng lực nhân sự…

Yêu cầu này cũng sẽ bao gồm hiểu biết về pháp luật, nhân viên và các bên liên quan. Doanh nghiệp cần hiểu nhu cầu của các bên quan tâm như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước, dân cư…

Điều khoản 5: Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

Điều khoản 5 của tiêu chuẩn ISO 45001 nhấn mạnh vai trò quan trọng của lãnh đạo trong việc thiết lập và duy trì OHSMS hiệu quả. Lãnh đạo có trách nhiệm thể hiện cam kết trong việc triển khai thực hiện ISO 45001 và khuyến khích sự tham gia đầy đủ của tất cả nhân viên, đặc biệt đề cao sự tham vấn của người lao động. Tại điều khoản này, an toàn và sức khỏe của người lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Việc thực hiện xây dựng và áp dụng ISO 45001 là trách nhiệm của toàn bộ doanh nghiệp.

Điều khoản 6: Hoạch định

ISO 45001 tập trung vào việc lập kế hoạch để giảm thiểu các rủi ro và khai thác các cơ hội liên quan tới OHS. Điều khoản 6 đề cập đến việc thiết lập mục tiêu cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp. Đồng thời thiết lập mục tiêu an toàn lao động cho các phòng ban, hoạt động của tổ chức. Mục tiêu này không nên tách biệt quá so với các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Các kế hoạch và mục tiêu này bắt buộc phải có bằng chứng được ghi chép và lưu trữ.

Điều khoản 7: Hỗ trợ

Điều khoản 7 Hỗ trợ trong tiêu chuẩn ISO 45001 tập trung vào việc cung cấp các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp . Điều này bao gồm việc đảm bảo có đủ tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, thông tin và các yếu tố khác để thực hiện các quy trình an toàn trong doanh nghiệp.

Điều khoản 8: Thực hiện

Điều khoản 8 của tiêu chuẩn ISO 45001 tập trung vào việc thực hiện các hoạt động cụ thể để kiểm soát rủi ro và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp. Các tổ chức phải đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả.

Kiểm soát hoạt động hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý nào. Đặc biệt là về mặt quản lý nhà thầu phụ, đơn vị gia công ngoài, thực hiện tốt điều này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp.

Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện

Điều khoản 9 nhấn mạnh hoạt động theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Doanh nghiệp cần triển khai đánh giá nội bộ và đánh giá bởi bên thứ ba (tổ chức chứng nhận ISO 45001). Bằng cách thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của điều khoản này, tổ chức có thể giảm thiểu rủi ro, kiểm soát và phát hiện kịp thời các điểm chưa phù hợp để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

8 lợi ích của ISO 45001

Điều khoản 10: Cải tiến

Điều khoản 10 của ISO 45001 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tiến liên tục. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng luôn có các phương án cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Điều này có thể bao gồm xử lý hiệu quả với các điểm sai lỗi và quy trình hành động khắc phục.

Việc xử lý và khắc phục này nên có sự tham gia của những người trực tiếp tham gia vào các quy trình của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Vì sẽ không ai xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chính xác hơn những người trực tiếp tham gia vào hoạt động. 

CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN ISO 45001 THỂ HIỆN QUA CHU TRÌNH PDCA

Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) được triển khai qua chu trình PDCA (P – Plan: Kế hoạch; D – Do: Thực hiện; C – Check: Kiểm tra; A – Act: Hành động). Mô hình PDCA cung cấp một quá trình lặp đi lặp lại để đạt được cải tiến liên tục. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng chu trình PDCA cho cả OHSMS hoặc từng phần riêng biệt của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Chu trình PDCA bao gồm các hoạt động sau:

P – Plan: Lập kế hoạch

Thiết lập các mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và các quá trình cần thiết để đạt các kết quả phù hợp với chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức. Tương ứng với yêu cầu tại Điều khoản 4, 5, 6, 7.

D – Do: Thực hiện

Thực hiện các kế hoạch đã hoạch định. Tương ứng với yêu cầu tại Điều khoản 8.

C – Check: Kiểm tra

Theo dõi và đo lường các quá trình, đối chiếu với chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm các cam kết, mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và báo cáo các kết quả. Tương ứng với yêu cầu tại Điều khoản 9.

A – Act: Hành động

Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục. Tương ứng với yêu cầu tại Điều khoản 10.

Trên đây là thông tin về cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001 và việc thể hiện cấu trúc tiêu chuẩn thông qua chu trình PDCA. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn qua Hotline: 0948.690.698 hoặc Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được biết thêm thông tin chi tiết.

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ