Chứng chỉ ISO là gì và Điều kiện để được cấp Chứng chỉ ISO

Chắc hẳn có không ít tổ chức, doanh nghiệp nhận được yêu cầu cung cấp chứng chỉ ISO khi tham gia đấu thầu dự án. Vậy ISO là viết tắt của từ gì? Chứng chỉ ISO là gì? Chứng chỉ ISO có thực sự cần thiết không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

ISO LÀ VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ?

ISO là viết tắt của cum từ tiếng Anh “International Organization for Standardization” dịch sang tiếng Việt là “Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế”. ISO là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ gồm 162 thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Tổ chức ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947 với trụ sở chính đặt tại đặt tại Geneva, Thụy Sĩ.

Chứng chỉ ISO là gì

Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để cùng chia sẻ kiến thức và xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, dựa trên sự đồng thuận và thích hợp với thị trường, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp đối với các thách thức toàn cầu. Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này.

Tiêu chuẩn ISO bao gồm các yêu cầu theo chuẩn Quốc tế để đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn ISO là công cụ để tạo thuận lợi cho thương mại Quốc tế phát triển. Các tổ chức áp dụng ISO sẽ đạt được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng hoặc thỏa mãn điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

CHỨNG CHỈ ISO LÀ GÌ?

Hiện nay, ISO đã công bố gần 22.500 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu liên quan, bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp, từ công nghệ tới an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Trong số đó có một số tiêu chuẩn chỉ đơn thuần cung cấp hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý, những tiêu chuẩn còn lại là tiêu chuẩn chứng nhận.

“Chứng chỉ ISO” hay “Giấy chứng nhận ISO” là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá dành cho những tiêu chuẩn chứng nhận. Chứng chỉ ISO được cấp bởi cơ quan chứng nhận ISO có thẩm quyền và cũng chính là tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá chứng nhận (bên thứ ba). Giấy chứng nhận ISO thường có hiệu lực 3 năm.

Một số tiêu chuẩn ISO tiêu biểu thuộc tiêu chuẩn chứng nhận có cấp chứng chỉ ISO bao gồm:

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ ISO LÀ GÌ?

Để được cấp chứng chỉ ISO, các tổ chức, doanh nghiệp phải:

  • Xây dựng hệ thống quản lý theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO tương ứng
  • Đăng ký chứng nhận ISO và hoàn thành đánh giá chứng nhận
  • Khắc phục tất cả những điểm chưa phù hợp của hệ thống theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận
  • Duy trì và cải tiến hệ thống liên tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO

LỢI ÍCH CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ISO LÀ GÌ?

Giấy chứng nhận ISO hợp lệ là chứng chỉ quốc tế được công nhận trên phạm vị toàn cầu, vì vậy việc sở hữu chứng chỉ ISO mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Chứng chỉ ISO là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã xây dựng thành công thống quản lý theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO tương ứng
  • Giấy chứng nhận ISO giúp nâng cao danh tiếng và uy tín của tổ chức, doanh nghiệp
  • Các tổ chức, doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO được các khách hàng và đối tác tin tưởng hơn nhiều lần
  • Trong một số trường hợp, giấy chứng nhận ISO còn là điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp được phép tham gia đấu thầu
  • Xét trên một khía cạnh nào đó, có thể coi chứng chỉ ISO như một công cụ tiếp thị hiệu quả
  • Có được giấy chứng nhận ISO giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các cơ hội hợp tác và phát triển

————————————————————————————-

Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xin cấp chứng chỉ ISO, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

Bài viết khác

Mục đích của ISO 9001: Xây dựng nền tảng chất lượng toàn diện 

Trong hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, việc đảm bảo chất. . .

Hướng dẫn đăng ký ISO 9001 Nhanh chóng & Hiệu quả cao 

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký ISO 9001, lợi ích và quy trình. Nâng tầm. . .

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Tìm hiểu ngay!

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Khám phá quy trình và 2 tổ chức uy. . .

Những lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp liên quan

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã trở thành những thách thức. . .

Những phương pháp xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính 

Xử lý chất thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà. . .

Ngành công nghiệp thải ra những khí nhà kính chủ yếu nào?

Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất,. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ