Chứng nhận GlobalGAP – Uy tín – Chứng chỉ Hiệu lực Toàn cầu

Chứng nhận GlobalGAP về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu.

GLOBALGAP LÀ GÌ?

GlobalGAP là Tổ chức Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Toàn cầu , viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Global Good Agricultural Practices”.

Chứng nhận global GAP

TIÊU CHUẨN GLOBALGAP LÀ GÌ?

GlobalGAP còn là tên gọi của bộ tiêu chuẩn về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Toàn cầu do được phát triển bởi FoodPLUS GmbH tại Cologne, Đức, với sự hợp tác từ các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các bên liên quan khác trong ngành công nghiệp thực phẩm xây dựng và phát triển. Đây là tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện được công bố lần đầu tiên vào ngày 7/9/2007. Tiêu chuẩn GlobalGAP được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận một cơ sở tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu.

CHỨNG NHẬN GLOBALGAP LÀ GÌ?

Chứng nhận GlobalGAP hay cấp chứng chỉ GlobalGAP (GlobalGAP Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận GlobalGAP có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận GlobalGAP nhằm đánh giá sự phù hợp về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu của một tổ chức.

GIẤY CHỨNG NHẬN GLOBALGAP LÀ GÌ? 

Giấy chứng nhận GlobalGAP hay chứng chỉ GlobalGAP (GlobalGAP Certificate) là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận GlobalGAP hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận GlobalGAP có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN GLOBALGAP – THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT TOÀN CẦU

Tiêu chuẩn GlobalGAP được thiết kế phù hợp với mọi đơn vị, cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất, thu hoạch, chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản bất kể quy mô, tất cả đều có thể đăng ký chứng nhận GlobalGAP để đánh giá sự phù hợp về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu.

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN GLOBALGAP PDF

 
STT Tên tiêu chuẩn Nội dung chính
1 Tiêu chuẩn GlobalG.A.P dành cho trang trại đảm bảo tích hợp (IFA) Bao gồm các Thực hành Nông nghiệp Tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và làm vườn. Nó cũng bao gồm các khía cạnh bổ sung của chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm như Quy trình Giám sát Nguồn gốc và Sản xuất Thức ăn hỗn hợp.
2 Tiêu chuẩn GlobalG.A.P dành cho cây trồng để chế biến (CfP) Dành cho các loại cây trồng dự kiến ​​sẽ được đông lạnh, làm nước trái cây hoặc sử dụng để chế biến các bữa ăn nấu sẵn… Tiêu chuẩn CfP khá giống với IFA trồng trọt nhưng khác ở cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an toàn thực phẩm và các quy tắc đánh giá.
3 Tiêu chuẩn GlobalG.A.P dành cho dịch vụ vận chuyển gia súc Đảm bảo phúc lợi cho động vật trong quá trình vận chuyển từ trang trại đến trang trại và từ trang trại đến nơi giết mổ.
4 Tiêu chuẩn GlobalG.A.P Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC) Xác định trạng thái sản phẩm của đơn vị được chứng nhận trong toàn bộ quá trình, từ trang trại đến nhà bán lẻ. CoC đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc xử lý sản phẩm được chứng nhận và sự phân biệt phù hợp giữa sản phẩm được chứng nhận với sản phẩm không được chứng nhận trong các đơn vị vận hành chế biến.
5 Tiêu chuẩn GlobalG.A.P An toàn Hài hòa Sản phẩm (HPSS) Xây dựng dựa trên Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) của Combined Harmonized Standards từ United Fresh, với tính toàn vẹn được hỗ trợ bởi GlobalG.A.P
6 Tiêu chuẩn GlobalG.A.P sản xuất thức ăn hỗn hợp (CFM) Xác định các điểm kiểm soát và tiêu chí tuân thủ để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp, mua nguyên liệu và thành phần thức ăn cho thức ăn hỗn hợp.

→ Xem thêm thông tin về Tiêu chuẩn GlobalGAP

TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT GLOBALGAP?

  1. Về mặt quản lý doanh nghiệp

  • Sản xuất ra các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản an toàn, chất lượng
  • Xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Đảm bảo thông tin sản phẩm minh bạch, rõ ràng
  1. Về mặt kinh tế:

  • Giảm bớt các cuộc kiểm tra trùng lặp về sản xuất nông nghiệp của cơ quan chức năng
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tiết kiệm chi phí
  • Tiết kiệm công sức
  • Thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu
  1. Về mặt thị trường

  • Đáp ứng các yêu cầu về sản xuất nông nghiệp tốt đạt chuẩn quốc tế
  • Chứng minh chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
  • Củng cố niềm tin cho người tiêu dùng/khách hàng
  • Chiếm lĩnh thị trường
  • Củng cố và phát triển thị phần
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Mở ra nhiều cơ hội phát triển sản xuất – kinh doanh
  • Góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình sản xuất tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội
  • Nâng cao uy tín thương hiệu và trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN GLOBALGAP

Bước 1: Đăng ký chứng nhận GlobalGAP

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận GlobalGAP.

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá GlobalGAP

Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận GlobalGAP của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu GlobalGAP của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của thực hành sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp trong việc áp dụng GlobalGAP của doanh nghiệp. Chuyên gia tiến hành đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá của tiêu chuẩn GlobalGAP đối với từng loại sản phẩm. Ngoài ra, mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm cũng sẽ được kiểm nghiệm và xác định phân tích theo quy định của GlobalGAP.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ GlobalGAP

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn GlobalGAP được áp dụng theo đúng quy định.

Bước 6: Cấp chứng chỉ GlobalGAP có hiệu lực trong vòng 1 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận GlobalGAP có hiệu lực trong vòng 01 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

Bước 7: Tái chứng nhận

Sau 1 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 1 năm.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN GLOBALGAP

  1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn

Tổ chức chứng nhận GlobalGAP sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.

  1. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn GlobalGAP là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  1. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình

Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành chứng nhận GlobalGAP.

→ Xem thêm Tư vấn GlobalGAP để tìm hiểu về chi tiết hồ sơ, quy trình GlobalGAP cần có

  1. Hoàn thiện cơ sở vật chất

Bên cạnh hệ thống tài liệu GlobalGAP thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ GLOBALGAP

Về cơ bản, chi phí chứng nhận GlobalGAP thường bao gồm:

  • Chi phí cải tiến hiện trạng khi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP
  • Chi phí đăng ký chứng nhận với Tổ chức GlobalGAP
  • Chi phí chứng nhận

Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận GlobalGAP khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp

  • Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI

  • 01 khóa học Public về GlobalGAP
  • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
  • Chứng chỉ được công nhận hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của Chúng Tôi

——————————————————————————————–

Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn còn vướng mắc trong việc chứng nhận Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt Toàn cầu, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 để được tư vấn GlobalG.A.P với chi phí tốt nhất kèm theo nhiều ưu đãi khác.

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ