Chứng nhận HACCP về Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn cho doanh nghiệp

Chứng nhận HACCP là chứng nhận uy tín về Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn cho doanh nghiệp.

Mục lục

HACCP CODEX LÀ GÌ?

HACCP là tên gọi của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn, được viết tắt từ cum từ tiếng Anh “Hazard Analysis and Critical Control Point”. Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện được xây dựng và ban hành lần đầu tiên vào năm 1969. Tiêu chuẩn HACCP nằm trong hệ thống tiêu chuẩn CODEX – Cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bộ tiêu chuẩn này được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn của một doanh nghiệp.

→ Xem thêm Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP

chứng nhận HACCP

PHIÊN BẢN MỚI NHẤT CỦA TIÊU CHUẨN HACCP CODEX

Tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP có 3 phiên bản tương ứng với năm phát hành của tiêu chuẩn, cụ thể:

  • Tiêu chuẩn HACCP số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.3 – 1997 (Năm 1997)
  • Tiêu chuẩn HACCP số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4- 2003 (năm 2003)
  • Tiêu chuẩn HACCP số hiệu CXC 1-1969 REV.5:2020 (năm 2020)

→ Xem thêm Sự khác nhau giữa HACCP 2003 và 2020

Tính tới nay, Tiêu chuẩn HACCP CODEX 2020 là phiên bản mới nhất hiện nay. HACCP CODEX version 2020 được Ủy ban Codex Alimentarius thông qua vào ngày 25/09/2020 và chính thức ban hành vào ngày 23/11/2020. So với phiên bản HACCP CODEX 2003 trước đó, phiên bản mới nhất này có một số sửa đổi, bổ sung chính như sau:

  • Bản mới được cấu trúc lại gồm 2 chương lớn, chương 1 tập trung vào GHP, chương 2 tập trung vào HACCP
  • Bổ sung và sửa đổi một số định nghĩa mới
  • Bổ sung phần nguyên tắc chung
  • Bổ sung nội dung cam kết của lãnh đạo
  • Bổ sung nội dung kiểm soát chất gây dị ứng
  • 7 nguyên tắc và 12 bước thực hiện HACCP được mô tả chi tiết hơn
  • Đề xuất thêm phương pháp khác khi xác định điểm CCP, sơ đồ cây CCP không còn là lựa chọn duy nhất

→ Xem thêm Download Tài liệu HACCP PDF phiên bản mới nhất

CHỨNG NHẬN HACCP LÀ GÌ?

Chứng nhận HACCP hay cấp chứng chỉ HACCP (HACCP Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận HACCP có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận HACCP:2015 nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn của doanh nghiệp.

GIẤY CHỨNG NHẬN HACCP LÀ GÌ?

Giấy chứng nhận HACCP hay chứng chỉ HACCP (HACCP Certificate) là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận HACCP hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận HACCP có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

→ Xem thêm Tìm hiểu về Giấy chứng nhận HACCP

ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HACCP

Tiêu chuẩn HACCP được thiết kế phù hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm với mọi quy mô. Tất cả đều có thể đăng ký chứng nhận HACCP để đánh giá sự phù hợp với hệ thống Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN HACCP CODEX 2020 PDF

Giới thiệu

Mục tiêu

Phạm vi

Sử dụng

  • Khái quát
  • Vai trò của cơ quan có thẩm quyền, nhà điều hành kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng

Nguyên tắc chung

  • Vai trò của cơ quan có thẩm quyền, nhà điều hành kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng

Định nghĩa

Chương I. Thực hành vệ sinh tốt (GHP)

Phần 1: Giới thiệu và kiểm soát các mối nguy thực phẩm

Phần 2: Sản xuất sơ cấp

Phần 3: Thiết lập – Thiết kế cơ sở vật chất và thiết bị

Phần 4: Sự đào tạo và năng lực

Phần 5: Thiết lập bảo dưỡng, làm sạch, khử trùng và kiểm soát dịch hại

Phần 6: Vệ sinh cá nhân

Phần 7: Kiểm soát hoạt động

Phần 8: Thông tin của sản phẩm và nhận thức của người tiêu dùng

Phần 9: Vận chuyển

Chứng nhận HACCP

Chương II. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và hướng dẫn áp dụng nó

Phần 1: Các nguyên tắc của hệ thống HACCP

Phần 2: Các hướng dẫn chung để áp dụng hệ thống HACCP

Phần 3: Áp dụng

Phụ lục 1. So sánh các biện pháp kiểm soát và ví dụ

Sơ đồ 1: Trình tự logic để áp dụng HACCP

Sơ đồ 2: Ví dụ về bảng Phân tích mối nguy

→ Xem thêm thông tin về Tiêu chuẩn HACCP

 

TẠI SAO CẦN XÂY DỰNG HỆ THỐNG HACCP CHO SẢN PHẨM?

  1. Về mặt quản lý doanh nghiệp

  • Nhận diện và kiểm soát những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hiệu quả
  • Cải thiện quy trình sản xuất
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Là nền tảng để áp dụng các tiêu chuẩn khác trong ngành thực phẩm như: ISO 22000, FSSC 22000,…
  1. Về mặt kinh tế

  • Giảm thiểu số lần kiểm tra của cơ quan chức năng với sản phẩm thực phẩm
  • Giảm thiểu chi phí xử lý các sự cố liên quan tới thực phẩm bẩn hoặc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ
  1. Về mặt thị trường

  • Thể hiên cam kết trong việc đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm thực phẩm
  • Đáp ứng yêu cầu về an toàn chất lượng của người tiêu dùng/khách hàng
  • Được các khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn
  • Chiếm lĩnh thị trường
  • Củng cố và phát triển thị phần
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Dễ dàng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế và khu vực

→ Xem thêm Tại sao phải áp dụng HACCP?

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HACCP

Bước 1: Đăng ký chứng nhận HACCP

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do Tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận HACCP

→ Xem thêm Lựa chọn cơ quan cấp giấy HACCP

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá HACCP

Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận HACCP của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu HACCP của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận.

→ Xem thêm Hướng dẫn tuân thủ các nguyên tắc trong HACCP

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp HACCP của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

→ Xem thêm HACCP Checklist PDF

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ HACCP

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn HACCP được áp dụng theo đúng quy định.

→ Xem thêm Tài liệu và Hồ sơ HACCP

Bước 6: Cấp chứng chỉ HACCP có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

→ Xem thêm Tìm hiểu về Giấy chứng nhận HACCP

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Theo quy định, chứng nhận HACCP:2015 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP CODEX 2020 và luôn có hiệu lực.

Bước 8: Tái chứng nhận

Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

→ Xem thêm 12 bước xây dựng HACCP thành công cho doanh nghiệp

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HACCP

  1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn

Tổ chức chứng nhận HACCP sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.

  1. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn HACCP là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

chứng nhận haccp
  1. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình

Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành chứng nhận HACCP.

→ Xem thêm Tư vấn HACCP

  1. Hoàn thiện cơ sở vật chất

Bên cạnh hệ thống tài liệu HACCP thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ HACCP ?

Về cơ bản, chi phí chứng nhận HACCP trong vòng 3 năm thường bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận
  • Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
  • Chi phí năm giám sát thứ hai

Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận HACCP khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp

  • Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI

  • 01 khóa học Public về HACCP
  • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
  • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của Chúng Tôi

DANH SÁCH CÁC KHÁCH HÀNG DO CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI 

→ Xem thêm Các công ty áp dụng HACCP ở Việt Nam

Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt
Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt

 

Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn
Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn

 

Công Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc
Công Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long

 

Công ty TNHH Ba Lan
Công ty TNHH Ba Lan

 

Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms
Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms

 

Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm RICO
Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm RICO

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long

 

Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lục Hưng
Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lục Hưng

LIST DANH SÁCH KHÁCH HÀNG DO CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI

  • Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt
  • Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn
  • Công Ty Cổ Phần Tân Tấn Lộc
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long
  • Công ty TNHH Ba Lan
  • Công ty TNHH Trái cây Darlac Farms
  • Công ty TNHH SX TM DV KT Đông Hồ
  • Công ty Cổ phần Sữa tươi Sài Gòn
  • Công ty TNHH Mật Ong Thượng Hạng
  • Hộ kinh doanh cơ sở Kim Yến
  • Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Lục Hưng
  • Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm RICO
  • Công ty Cổ phần HUM
    .vv..

Để được tư vấn đạt chứng nhận HACCP quý khách có thể liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được tư vấn một cách tốt nhất. 

Bài viết khác

Ngành du lịch phát thải khí nhà kính từ những hoạt động nào?

Ngành du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đóng. . .

Nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính từ bệnh viện 

Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ngày càng được quan tâm. . .

Nội dung và vai trò của nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm. . .

Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì? Vai trò của kịch bản là gì?

Việc xây dựng kịch bản phát thải rất quan trọng trong việc thiết lập chiến. . .

Các nguồn phát thải khí nhà kính trên thế giới

Khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cần thiết cho. . .

Lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới mới nhất

Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, và lượng phát thải khí nhà. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ