Hạch toán chi phí ISO cụ thể

Hạch toán chi phí ISO một cách chi tiết, rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn về chi phí cấp chứng nhận ISO 9001.

BÁO GIÁ ISO 9001 THEO THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP

  1. Thực trạng của doanh nghiệp ảnh hưởng tới chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001

Khi doanh nghiệp liên hệ với một Tổ chức chứng nhận ISO 9001 để xin Báo giá ISO 9001, Tổ chức chứng nhận thường sẽ hỏi doanh nghiệp 2 câu hỏi cơ bản sau:

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng ISO trước đó hay chưa?

Trường hợp 1 – Doanh nghiệp chưa từng xây dựng và áp dụng ISO: Nếu thuộc trường hợp này thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc xây dựng và áp dụng ISO. Cụ thể chi phí này bao gồm:

  • Chi phí nghiên cứu về tiêu chuẩn ISO
  • Chi phí thuê chuyên gia tư vấn ISO
  • Chi phí triển khai thực hiện ISO
hạch toán chi phí iso

Trường hợp 2 – Doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng ISO: Nếu thuộc trường hợp này thì chắc chắn Báo giá chứng nhận ISO của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể. Đặc biệt với những doanh nghiệp không những đã áp dụng mà còn áp dụng tốt ISO thì chi phí chứng nhận ISO 9001 có thể giảm tới 60% so với những doanh nghiệp chưa từng xây dựng và áp dụng ISO ở trường hợp 1.

Dù doanh nghiệp của bạn thuộc trường hợp 1 hay trường hợp 2 thì có một khoản chi phí cứng không thay đổi đó là chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ ISO. Khoản chi phí này bao gồm những loại phí sau:

  • Chi phí đăng ký chứng nhận
  • Chi phí đánh giá sơ bộ và xem xét tài liệu
  • Chi phí đánh gía chính thức và viết báo cáo
  • Chi phí cấp chứng chỉ

Câu hỏi 2: Phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, doanh nghiệp cần cung cấp cho Tổ chức chứng nhận các thông tin sau:

  • Doanh nghiệp có bao nhiêu phòng ban / bộ phận?
  • Doanh nghiệp có bao nhiêu nhân sự?
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào?
  • Doanh nghiệp có bao nhiêu địa điểm hoạt động?

Trên thực tế, các tổ chúc chứng nhận đều báo chi phí làm ISO dựa vào hướng dẫn chung của IAF (Diễn đàn Công nhận Quốc tế). Doanh nghiệp nào có càng nhiều phòng ban / bộ phận, càng nhiều nhân sự, càng nhiều địa điểm muốn đánh giá thì chi phí cấp chứng nhận ISO sẽ càng lớn. Tuy vậy, một tổ chức chứng nhận ISO uy tín sẽ tìm cách cân đối hài hóa chi phí giữa hai bên.

  1. Nhu cầu của doanh nghiệp tác động tới báo giá ISO 9001

Sự khác nhau về nhu cầu với chứng nhận ISO cũng sẽ tạo nên sự khác biệt về chi phí chứng nhận ISO 9001.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp chỉ cần chứng chỉ ISO có giá trị hợp pháp tại Việt Nam

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ có nhu cầu dùng chứng chỉ ISO để đưa vào hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất khi tham gia đấu thầu hoặc đơn giản  chỉ cần quảng bá thương hiệu trong nước thì chỉ cần tìm tới các tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động Chứng nhận theo nghị định 107:2016/NĐ-CP.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp muốn sở hữu chứng chỉ ISO có hiệu lực toàn cầu

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng cơ hội sản xuất – kinh doanh, xuất – nhập khẩu, hội nhập quốc tế thì cần lựa chọn những đơn vị chứng nhận được Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF công nhận. Giấy chứng nhận ISO do những đơn vị này cấp sẽ có thêm dấu công nhận của IAF.

→ Chi phí cấp chứng chỉ ISO có hiệu lực quốc tế thường nhiều hơn chi phí cấp chứng chỉ ISO chỉ có giá trị trong nước.

HẠCH TOÁN CHI PHÍ ISO

  1. Chi phí tư vấn ISO

Chi phí tư vấn ISO bao gồm các hoạt động sau:

  • Khảo sát thực trạng doanh nghiệp
  • Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO
  • Hướng dẫn xây dựng quy trình, tài liệu ISO
  • Đào tạo chuyên gia đánh giá nôi bộ
  • Hỗ trợ rà soát hồ sơ trước đánh giá chính thức
  • Quan sát đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến

Tùy thuộc vào nhu cầu và thực trạng của tổ chức mà doanh nghiệp có thể thực hiện một, nhiều hoặc tất cả các hoạt động trên. Mỗi hoạt động có thể mất từ 1-2 ngày làm việc. Chi phí thường sẽ được tính theo số ngày công thực tế. Ví dụ, có 6 hoạt động, mỗi hoạt động mất 1 ngày làm việc thì chi phí sẽ được tính như sau:

  • 6 ngày công x 2.000.000 VNĐ = 12.000.000 triệu VNĐ
  • Chi phí đi lại cho 6 buổi x 500.000 VNĐ = 3 triệu VNĐ
  • Chi phí đi lại và lưu trú (nếu có)

Lưu ý: Trên đây chỉ là những con số mang tính chất tham khảo để Quý Doanh nghiệp dễ hình dung. Chi phí thực tế có thể sẽ thay đổi theo mức độ phức tạp trong lĩnh vực hoạt động hoặc yêu cầu của khách hàng.

hạch toán chi phí iso
  1. Chi phí chứng nhận ISO

Chi phí ngày công của chuyên gia đánh giá

Quy mô tổ chức và mức độ phức tạp của lĩnh vực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp quyết định tới số ngày công đánh giá của chuyển gia. Như theo hướng dẫn IAF MD5:2019: Quy mô từ 6 – 10 nhân sự thì mất khoảng 2 ngày công đánh giá. Giả dụ chi phí là 2 triệu VNĐ/ ngày công thì chi phí đánh giá chứng nhận ISO là 4 triệu VNĐ

Chi phí đi lại và lưu trú của chuyên gia đánh giá

Về chi phí đi lại, với những địa điểm có chi nhánh của Tổ chức chứng nhận ISO thì việc di chuyển của chuyên gia sẽ thuận tiện và nhanh hơn, chi phí đi lại cũng thấp hơn những địa điểm khác, thông thường là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. Taxi là phương tiện được sử dụng làm mẫu chuẩn để tính toán chi phí đi lại.

Chi phí lưu trú bao gồm chi phí sinh hoạt ăn uống và nơi ở trong quá trình đánh giá. Chi phí này phụ thuộc vào địa điểm thực tế.

Chi phí thẩm định và cấp chứng chỉ ISO

Đây là chi phí thẩm duyệt hồ sơ, kết quả đánh giá, chi phí in ấn tài liệu và cấp chứng chỉ. Chi phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào số bản giấy chứng nhận ISO được in ra. Chẳng hạn như doanh nghiệp muốn in thêm một bản chứng chỉ ISO phòng trường hợp bị mất thì giá in một bản chứng chỉ có thể là 300.000 VNĐ.

Lưu ý: Con số trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Chi phí đăng ký dấu công nhận

Như Chúng Tôi đã phân tích ở trên, nếu doanh nghiệp muốn chứng chỉ ISO của mình được công nhận trên toàn cầu thì sẽ mất thêm một khoản chi phí để đăng ký dấu công nhận với tổ chức công nhận quốc tế. Còn nếu doanh nghiệp chỉ cần sử dụng chứng chỉ ISO trong thị trường Việt Nam thì sẽ được sử dụng dấu công nhận miễn phí.

Thực tế chứng nhận ISO hợp lệ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nên hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chứng nhận ISO đều muốn chứng chỉ của mình có hiệu lực toàn cầu.

———————————————————————————————–

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu chứng nhận ISO hoặc tư vấn ISO, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 để được nhận báo giá chứng nhận ISO hợp lý nhất.

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ