Những thay đổi của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ ISO 9001:2008

Những thay đổi của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ ISO 9001:2008 là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

TẠI SAO CẦN CẬP NHẬT PHIÊN BẢN MỚI CHO ISO 9001?

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng dành cho các mọi doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới. Do bối cảnh kinh tế – xã hội luôn có sự biến đổi không ngừng nên cũng giống như những bộ tiêu chuẩn ISO khác, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thường xuyên cập nhật phiên bản mới cho ISO 9001 để đảm bảo tiêu chuẩn này không bị lạc hậu so những đòi hỏi của tình hình thực tế. Từ sau lần ra mắt đầu tiên vào năm 1987, ISO 9001 đã có các phiên bản mới tương ứng với các năm lần lượt là: 1994, 2000, 2008. ISO sẽ công bố sửa đổi lần thứ 5 của mình cho ISO 9001 trong phiên bản ISO 9001:2015.

Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 9001

QUY TRÌNH CẬP NHẬT PHIÊN BẢN MỚI CHO ISO 9001?

Bản soạn thảo ISO/DIS 9001:2015 cho quy trình rà soát và hiệu chỉnh được ban hành từ ngày 08/05/2014. Bản thảo tiêu chuẩn quốc tế chính thức (DIS) phát hành vào tháng 09/2014. Sau khoảng thời gian thu thập ý kiến, thì bản thảo tiêu chuẩn quốc tế cuối cùng được trình bày vào tháng 11/2014 trước khi phiên bản chính chính thức ISO 9001:2015 được ban hành tháng 09/2015.

Giai đoạn thứ 5 trong 6 giai đoạn của tiêu chuẩn ISO có tên gọi là Giai đoạn dự thảo quốc tế cuối cùng (hay còn gọi tắt là bỏ phiếu FDIS) được diễn ra vào tháng 7/2015. Trong giai đoạn này, tiểu ban ISO sẽ rà soát lại tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản được ban hành gần nhất, cụ thể là ISO 9001:2008. Theo đó, tiểu ban tiến hành tiếp nhận hơn 3.000 ý kiến đóng góp từ quá trình bỏ phiếu dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS). Mục đích của giai đoạn này là để xây dựng được một bản dự thảo cuối cùng rồi gửi cho tất cả các thành viên ISO xem xét và bỏ phiếu. Kết quả thu được 80% ý kiến tán thành đến từ những quốc gia tham dự lần bổ phiếu đầu tiên.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA ISO 9001:2015 SO VỚI ISO 9001:2008

  1. Thay đổi về cấu trúc

Trong phiên bản cũ năm 2008, ISO 9001 có 8 điều khoản là:

  • Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4: Hệ thống quản lý chất lượng
  • Điều khoản 5: Trách nhiệm của lãnh đạo
  • Điều khoản 6: Quản lý nguồn lực
  • Điều khoản 7: Tạo sản phẩm
  • Điều khoản 8: Đo lường, phân tích và cải tiến

Sang tới phiên bản mới 2015, nội dung của ISO 9001 được triển khai qua 10 điều khoản theo cấu trúc cấp cao (HLS – High Level Structure). Danh mục 10 điều khoản cụ thể như sau:

  • Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
  • Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
  • Điều khoản 6: Hoạch định
  • Điều khoản 7: Hỗ trợ
  • Điều khoản 8: Thực hiện
  • Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
  • Điều khoản 10: Cải tiến

Tư vấn ISO 9001:2015 cho Doanh Nghiệp của bạn

Đây được xem là thay đổi lớn nhất của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ. Trong bối cảnh mới, HLS là mô hình cấu trúc đươc áp dụng cho tất cả các hệ thống quản lý và ISO 9001 cũng không phải là ngoại lệ. Cấu trúc cấp cao cho phép các tổ chức, doanh nghiệp có thể triển khai tiêu chuẩn ISO một cách dễ dàng. Ngoài ra, áp dụng cấu trúc cấp cao cũng thuận tiện cho việc xây dựng tích hợp nhiều hệ thống quản lý khác nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp.

  1. Thay thế một số khái niệm

So với phiên bản cũ năm 2008 thì trong phiên bản 2015, tiêu chuẩn ISO 9001 có sự thay đổi trong một số khái niệm. Cụ thể như sau:

  • Thuật ngữ “Sản phẩm” được thay bằng “Sản phẩm và dịch vụ”
  • Thuật ngữ “Môi trường làm việc” thay bằng “Môi trường cho việc thực hiện các quá trình”
  • Thuật ngữ “Thiết bị theo dõi và đo lường” được thay bằng “Nguồn lực theo dõi và đo lường”
  • Thuật ngữ “Sản phẩm mua vào” thay thế bằng “Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp”
  • Thuật ngữ “Nhà cung cấp” thay bằng “Nhà cung cấp bên ngoài”
  1. Quan tâm hơn đến bối cảnh của tổ chức

Trong phiên bản ISO 9001:2008, điều khoản 4 là Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các yêu cầu chung và yêu cầu về hệ thống tài liệu. Còn điều khoản 4 trong phiên bản mới 2015 nhấn mạnh hơn vào bối cảnh của tổ chức. Theo đó doanh nghiệp phải xác định các vấn đề tích cực và tiêu cực ở bên ngoài và nội bộ liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược của mình. Đây sẽ là những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng.

Xem xét các yếu tố bên ngoài giúp doanh nghiệp xác định được các vấn đề nảy sinh từ môi trường pháp lý, công nghệ, cạnh tranh, thị trường, văn hóa, xã hội và kinh tế ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế. Còn việc tìm hiểu những điều kiện nội bộ giúp doanh nghiệp nắm bắt các vấn đề về giá trị, văn hóa, tri thức và kết quả thực hiện của tổ chức.

Nội dung về bối cảnh của tổ chức bao gồm các thông tin về tổ chức và tình hình hiện tại, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm, phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng và quá trình của hệ thống. Có thể thấy so với phiên bản cũ thì điều khoản 4 trong phiên bản ISO 9001:2015 có phạm vi rộng hơn và bao quát hơn. Việc trang bị cái nhìn tổng thể về tổ chức sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong các khâu tiếp theo của quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

  1. Áp dụng tư duy dựa trên rủi ro

Hệ thống quản lý chất lượng giữ vai trò như một công cụ phòng ngừa, mặc dù ISO 9001 không có điều khoản riêng biệt về hành động phòng ngừa. Khái niệm về hành động phòng ngừa được thể hiện qua việc sử dụng tư duy dựa trên rủi ro trong việc thiết lập các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.

Nhờ tư duy dựa trên rủi ro, ISO 9001 giảm thiểu các yêu cầu mang tính quy tắc và thay bằng các yêu cầu dựa trên kết quả thực hiện. Do vậy ISO 9001:2015 có sự linh hoạt hơn rất nhiều so với ISO 9001:2008 về các yêu cầu với quá trình, thông tin dạng văn bản và trách nhiệm của tổ chức.

  1. Đề cao sự tham gia của quản lý cấp cao

Mặc dù không trực tiếp đề cập tới yêu cầu với đại diện lãnh đạo duy nhất nhưng ISO 9001:2015 trình bày các trách nhiệm và quyền hạn tương tự được ấn định dành cho quản lý cấp cao.

Những thay đổi của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ ISO 9001:2008
Những thay đổi của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ ISO 9001:2008
  1. Thống nhất các thông tin được lập thành văn bản

Thứ nhất, nếu ISO 9001:2008 sử dụng các thuật ngữ cụ thể như “tài liệu”, “thủ tục dạng văn bản”, “sổ tay chất lượng”, “kế hoạch chất lượng” thì ISO 9001:2015 xác định các yêu cầu về “duy trì thông tin dạng văn bản” (bao gồm cả lưu trữ). Thứ hai, những chỗ sử dụng thuật ngữa “hồ sơ” trong ISO 9001:2008 được thay thế bằng những yêu cầu về “lưu giữ thông tin dạng văn bản” trong ISO 9001:2015 để chỉ các tài liệu cần thiết cung cấp bằng chứng về sự tuân thủ. Thứ ba, trường hợp ISO 9001:2015 đề cập tới “thông tin” chứ không phải “thông tin dạng văn bản” thì doanh nghiệp không nhất thiết phải đưa các thông tin này lập thành văn bản. Việc có lập thành văn bản hay không là tùy vào sự xem xét và quyết định của tổ chức.

  1. Không đề cập tới “các ngoại lệ”

ISO 9001:2015 không đề cập tới “các ngoại lệ” liên quan đến khả năng áp dụng các yêu cầu với hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức. Tuy nhiên tổ chức vấn có thể xem xét khả năng áp dụng các yêu cầu theo quy mô hoặc mức độ phức tạp của tổ chức, mô hình quản lý tổ chức chấp nhận, phạm vi hoạt động của tổ chức và, tính chất các rủi ro và những cơ hội có thể tới.

Yêu cầu về khả năng áp dụng được đề cập trong mục 4.3 của ISO 9001:2015. Theo đó tổ chức có quyền quyết định một yêu cầu không thể áp dụng trong hệ thống quản lý chất lượng của mình với điều kiện quyết định đó không dẫn đến việc không đạt được sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm Tư vấn ISO 9001

Trên đây là những thay đổi của ISO 9001:2015 so với phiên bản cũ ISO 9001:2008 mà thuvientieuchuan.org muốn chia sẻ cho bạn. Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu Chứng Nhận ISO 9001:2015 hoặc chuyển đổi lên phiên bản ISO 9001:2015 xin liên hệ theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ