Quảng cáo sản phẩm sữa và những điều cần lưu ý?

Quảng cáo sản phẩm sữa đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt vì đây là một lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và dinh dưỡng của người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. Vậy cần lưu ý những gì khi quảng cáo sản phẩm sữa? Để tìm hiểu rõ hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Thực trạng ngành quảng cáo sản phẩm sữa hiện nay 

Tình trạng quảng cáo sữa không minh bạch, đánh tráo thông tin và sử dụng hình ảnh của “bác sĩ”, “chuyên gia” mặc áo blouse để so sánh sản phẩm sữa trên mạng xã hội có thể tạo ra những tác động tiêu cực đối với thị trường sữa Việt Nam. Đặc biệt, điều này sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho những doanh nghiệp kinh doanh sữa chân chính và gây hoang mang cho người tiêu dùng. 

Hiện nay, ngành quảng cáo sản phẩm sữa đang đối mặt với một số thách thức và thực trạng nhất định như: 

Cạnh tranh khốc liệt 

Thị trường sữa Việt Nam đang ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này tạo áp lực lớn cho việc quảng cáo và chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. 

Minh bạch và minh chứng 

Người tiêu dùng đang đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc, chất lượng và an toàn của sản phẩm sữa. Do đó, sự minh bạch và minh chứng về chất lượng là yếu tố quan trọng trong quảng cáo. 

Quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội 

Sự phổ biến của internet và mạng xã hội tạo ra nhiều cơ hội quảng cáo mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức về quản lý thông tin và kiểm soát về độ tin cậy. 

Nguy cơ quảng cáo đánh lừa 

Sự xuất hiện của quảng cáo đánh lừa và không minh bạch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng và làm mất lòng tin vào ngành công nghiệp. 

Yêu cầu pháp lý và quy định nghiêm ngặt 

Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và quy tắc quảng cáo, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và dinh dưỡng, để tránh rủi ro pháp lý. 

Để vượt qua những thách thức này, ngành quảng cáo sản phẩm sữa cần tập trung vào sự minh bạch, chất lượng sản phẩm và sự sáng tạo trong việc truyền đạt thông điệp đến người tiêu dùng, cũng như tận dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông trực tuyến và mạng xã hội. 

Những nội dung quảng cáo sữa cần đảm bảo yêu cầu gì? 

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật quảng cáo. Nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. 

Ngoài ra, khi thực hiện quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải có các nội dung sau đây: Tên sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP. 

Đặc biệt, theo khoản 4, điều 7 Luật quảng cáo 2012 các sản phẩm bị cấm quảng cáo như: sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.  

Đối với Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật quảng cáo 2012 phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành. 

quảng cáo sữa tươi
quảng cáo sữa tươi

Những yêu cầu đối với nội dung quảng các sản phẩm sữa lỏng? 

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm dạng sữa lỏng (QCVN 5-1:2017/BYT) quy định các mức giới hạn an toàn và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, bao gồm nhóm sữa tươi (sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng), sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng, sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng, nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường (sữa cô đặc, sữa đặc có đường, sữa tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật, sữa tách béo đặc có đường bổ sung chất béo thực vật). 

Cần lưu ý là quy chuẩn này Quy chuẩn này chỉ áp dụng đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng và không áp dụng cho các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, sữa theo công thức dành cho trẻ sơ sinh với mục đích y tế đặc biệt và thực phẩm chức năng. 

Đối tượng áp dụng của quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các sản phẩm sữa dạng lỏng tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Bảng các chỉ tiêu lý hóa được quy định trong Quy chuẩn: 

 
Tên chỉ tiêu  Mức quy định  Phương pháp thử 
I. Nhóm sữa tươi     
1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn  2,7  TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001) 
2. Tỷ trọng ở 20 °C, không nhỏ hơn  1,026  TCVN 5860:2007
TCVN 7028:2009 
II. Sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp     
1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn  2,7  TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001) 

 Bảng giới hạn tối đa các chất ô nhiễm được quy định trong Quy chuẩn: 

 
Tên chỉ tiêu  Giới hạn tối đa cho phép  Phương pháp thử 
I. Kim loại nặng 
1. Chì, mg/kg đối với các sản phẩm được quy định tại khoản 4.6 đến 4.8, hoặc mg/kg sản phẩm đã pha để sử dụng ngay đối với các sản phẩm được quy định tại khoản 4.9  0,02  TCVN 7933:2009
(ISO/TS 6733:2006); TCVN 7929:2008
(EN 14083:2003);
TCVN 10643:2014;
TCVN 10912:2015
EN 15763:2009) 
2. Thiếc (đối với sản phẩm đựng trong bao bì tráng thiếc), mg/kg  250  TCVN 7730:2007
(ISO/TS 9941:2005); TCVN 8110:2009
(ISO 14377:2002);
TCVN 7788:2007;
TCVN 10913:2015
(EN 15764:2009);
TCVN 10914:2015
(EN 15765:2009) 
II. Độc tố vi nấm 
1. Aflatoxin M1, µg/kg  0,5  TCVN 6685:2009
(ISO 14501:2007) 
III. Melamin, mg/kg 
1. Melamin1), mg/kg  2,5  TCVN 9048:2012
(ISO/TS 15495:2010) 
1) Melamin là chỉ tiêu giám sát, không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng quy định này về giới hạn tối đa cho phép. 

Bảng giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật được quy định trong Quy chuẩn: 

 
Tên chỈ tiêu  Giới hạn tối đa cho phép  Phương pháp thử 
2)  3) 
1. Enterobacteriaceae (Chỉ áp dụng đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng thanh trùng)  5  10 CFU/ml  TCVN 5518-2:2007
(ISO 21528-2:2004);
TCVN 9980:2013
(AOAC 2003.01) 
2. L. monocytogenes  5  100 CFU/ml  TCVN 7700-2:2007
(ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004) 
2) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra. 

3) M: là mức giới hạn tối đa mà không mẫu nào được phép vượt quá. 

 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT đặt ra các quy định cụ thể đối với nhãn của sản phẩm sữa dạng lỏng. Theo quy định này, nhãn của sản phẩm phải tuân thủ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan.  

Trên mặt chính của nhãn sản phẩm, các doanh nghiệp phải rõ ràng ghi thông tin về bản chất của sản phẩm theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này. Điều này nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về thành phần, chất lượng của sản phẩm đến người tiêu dùng. 

Đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng được nhập khẩu, sản xuất, và kinh doanh trong nước, quy định yêu cầu công bố hợp quy phải được tuân thủ. Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng thông tin công bố hợp quy trên nhãn phù hợp và đầy đủ theo các quy định cụ thể của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT. 

Trên đây là những điều cần lưu ý khi thực hiện quảng cáo các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn và doanh nghiệp, để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về các chính sách quảng cáo sản phẩm sữa vui lòng truy cập website: để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.  

Bài viết khác

Quản lý chất thải y tế đảm bảo đúng tiêu chuẩn và khoa học giúp giảm thiểu tác hại

Hiện nay, số lượng chất thải y tế do các cơ sở y tế và bệnh viện sản. . .

Tháo gỡ khó khăn trong đo kiểm, thử nghiệm những sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ TT&TT hiện đang tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi,. . .

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính sản phẩm mật mã dân sự

Bộ Quốc Phòng mới đây đã công bố Thông tư số 96/2023/TT-BQP về “Quy. . .

Lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về tro bay

Bộ Xây dựng đang tổ chức lấy ý kiến cho 2 dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về. . .

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bộ phát đáp ra đa tìm kiếm và cứu nạn

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư quy định về các Quy chuẩn. . .

Cảnh giác với những loại sữa có đủ tem mác nhưng được sản xuất bởi các “công ty ma”

Mới đây, theo ghi nhận của VTV, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ