Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị VSM - Công Cụ Hữu Ích Của Sản Xuất Tinh Gọn

Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị VSM – Công Cụ Hữu Ích Sản Xuất Tinh Gọn. Bản đồ chuỗi giá trị là một trong những công cụ của sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

Xem thêm Mô hình Lean Manufacturing – Quản lý tinh gọn là gì?

VSM – BẢN ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ

VSM là viết tắt của “Value Stream Mapping” nghĩa là “Bản đồ chuỗi giá trị”. Bản đồ chuỗi giá trị là một trong những công cụ của sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing). VSM được sử dụng để tạo ra hướng dẫn trực quan về tất cả các thành phần cần thiết tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm, dịch vụ. VSM sử dụng một hệ thống các ký hiệu để mô tả các hoạt động và các luồng thông tin khác nhau.

Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị VSM
Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị VSM

VSM – Bản đồ chuỗi giá trị – gồm đầy đủ các yếu tố con người, thông tin, các khâu cần thiết dưới dạng lưu đồ. VSM theo dõi toàn bộ quá trình từ thời điểm khách đặt hàng cho tới khi sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Sơ đồ chuỗi giá trị được lập nhằm mục tiêu phân tích và tối ưu hóa toàn bộ quá trình, cắt giảm sự lãng phí.

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ VSM

Khái niệm Bản đồ chuỗi giá trị lần đầu được đề cập tới dưới tên gọi là Sơ đồ thể hiện luồng vật liệu và thông tin trong cuốn sách “Installing Efficiency Methods” (Xây dựng các phương pháp hiệu quả) của Charles E. Knoeppel. Later. Sau đó, sơ đồ này đã được liên kết với hệ thống sản xuất Toyota ở Nhật Bản và tạo thành hệ thống sản xuất tinh gọn, mặc dù lúc đó nó chưa được gọi là Sơ đồ chuỗi giá trị.

Phải tới những năm 1990, khi phương pháp sản xuất tinh gọn được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới thì Bản đồ luồng thông tin và vật liệu hay Bản đồ quy trình mới được gọi là Bản đồ chuỗi giá trị, đồng thời cũng trở thành trung tâm của phương pháp luận tinh gọn.

TẠI SAO CẦN LẬP SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ VSM

  • VSM – Bản đồ chuỗi giá trị – mô phỏng hoạt động sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu tới khi kết thúc một cách trực quan, dễ hiểu
  • Lập VSM giúp nắm bắt và loại bỏ lãng phí cũng như các nguyên nhân gây lãng phí trong sản xuất
  • VSM xác định và loại bỏ các yếu tố không tạo ra giá trị
  • Ngăn chặn và sửa đổi kịp thời những sai sót trong quá trình sản xuất
  • Thông qua việc kết nối dòng thông tin và vật liệu cũng như phân tích mối tương quan giữa các khâu giúp hệ thống sản xuất vận hành trơn tru
  • Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố và thực trạng để thực hiện các cải tiến phù hợp giúp nâng cao hiệu quả
  • Giảm thời gian gián đoạn, giảm các chi phí phát sinh không đáng có
  • Thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm

5 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ THỰC HIỆN SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ VSM 

Bước 1: Xác định sản phẩm, dịch vụ cần cải tiến

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì nên thí điểm trước một sản phẩm hoặc chọn nhóm gồm nhiều sản phẩm có nhân sự, công đoạn và sử dụng thiết bị sản xuất giống nhau. Những sản phẩm được lựa chọn thí điểm nên là các phẩm chủ lực có số lượng sản xuất lớn, đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp. Sau khi thí điểm thành công thì sẽ tiến hành lập Sơ đồ chuỗi giá trị VSM cho các sản phẩm khác sau.

Bước 2: Vẽ Bản đồ chuỗi giá VSM trị hiện tại

  • Lập nhóm VSM gồm những thành viên từ các phòng ban tham gia vào các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Chỉ những người trực tiếp vận hành sản xuất mới biết được thực tế điều gì đã xảy ra trong quy trình, như vậy thì các thông tin trong bản đồ mới có giá trị.
  • Xác định các công đoạn chính của quy trình sản xuất kinh doanh tại thời điểm đó và sắp xếp vị trí theo thứ tự từ nguyên vật liệu tới khách hàng hoặc ngược lại. Lựa chọn và sử dụng thống nhất các ký hiệu cũng như các mũi tên để mô tả dòng vật chất đi vào đi ra. Để xây dựng sơ đồ thực trạng cần bám sát yêu cầu của khách hàng, thu thập ý kiến của người lao động, tập hợp dữ liệu và thông tin thực tế bao gồm: Tồn kho của mỗi công đoạn; Thời gian tạo ra một sản phẩm ; Thời gian thay thế các chi tiết hỏng; Thời gian chạy máy; Số người vận hành; Số ca làm việc; Tỷ lệ phế liệu; Kích thước đóng gói; Lượng hàng cần chuyển,… Ngoài ra, có thể thêm các thông tin khác nếu cần thiết. Những thông tin này cần được thể hiện trong Sơ đồ chuỗi giá trị VSM hiện tại càng chi tiết càng tốt.
  • Trước khi chuyển sang bước thứ 3, nhóm VSM nên xác nhận lại sơ đồ so với thực trạng bằng việc quan sát xưởng sản suất, rà soát bắt đầu từ quy trình gần nhất với khách hàng, thông thường là khâu giao hàng, vận chuyện rồi đi ngược lên chuỗi giá trị cho đến khi tới bước đầu tiên là nguyên liệu sản xuất đi vào nhà kho. Đảm bảo sơ đồ thực trạng trùng khớp với quy trình thực tế diễn ra.

Bước 3: Đánh giá chuỗi giá trị hiện tại

Xem xét Sơ đồ chuỗi giá trị VSM hiện tại đã vẽ ở bước 2, tại mỗi ô thông tin đặt câu hỏi: “Hoạt động này có làm tăng giá trị không” (giá trị tăng ở đây được hiểu là tạo ra sản phẩm có giá trị hơn cho khách hàng). Với các khâu tạo ra giá trị gia tăng thì nên tiếp tục duy trì. Ngược lại, những công đoạn không làm tăng giá trị cần được xác định để có phương án loại bỏ, hoặc tìm ra nguyên nhân gây cản trở để có giải pháp khắc phục. Lưu ý, sẽ có những yếu tố không làm tăng giá trị nhưng vẫn cần phải giữ lại, ví dụ, các hoạt động phổ biến quy chế trong hoạt động sản xuất, các khâu bảo hộ để đảm bảo an toàn cho người lao động,…

Bước 4: Vẽ Sơ đồ chuỗi giá trị VSM tương lai

  • Thực tế đây là hoạt động vẽ lại Sơ đồ chuỗi giá trị sau khi đã loại bỏ hết các lãng phí, sửa đổi sai sót, cải tiến quy trình theo hướng đã xác định ở bước 3. Các thông tin của Bản đồ chuỗi giá trị tương lai hướng tới sự lý tưởng và tối ưu hóa trong sản xuất, để sản phẩm tiếp theo được tạo ra sẽ có giá trị và chất lượng hơn so với sản phẩm trước đó, quy trình sản xuất ngày càng được tối ưu.
  • Bên cạnh việc cải tiến dựa trên sự rút kinh nghiệm từ thực tế, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các mô hình tinh gọn của các công ty khác, thậm chí là của đối thủ hoặc xin ý kiến của chuyên gia quản lý chất lượng để thiết lập các cải cách phù hợp với hệ thống của mình.

Bước 5: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để đạt được chuỗi giá trị mong muốn

  • Doanh nghiệp tiến hành triển khai Sơ đồ chuỗi giá trị VSM tương lai vào thực tế. Có thể chia nhỏ sơ đồ thành các phần và phân công cho các nhóm phụ trách, công việc phải được hoàn thành theo đúng yêu cầu và thời gian quy định.
  • Áp dụng các công cụ hiện đại như: 5S, Just In Time, Kaizen để quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao.
  • Thiết lập cơ chế kiểm tra, theo dõi, giám sát các công đoạn, đảm bảo không để xảy ra sai sót.
  • Tiến hành đánh giá hệ thống và quy trình định kỳ, thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

VÍ DỤ SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ VSM 

Nhận thức được những hiệu quả mà công cụ VSM đem lại, một số công ty đã áp dụng Bản đồ cuỗi giá trị trong hệ thống của mình. Bài viết này xin được lấy câu chuyện của Nhà máy TA-ĐL chuyên sản xuất các sản phẩm bằng hạt nhựa PP tại khu công nghiệp Lợi Bình Nhơn, Long An như một ví dụ tiêu biểu trong việc ứng dụng VSM.

Nhà máy TA-ĐL gặp phải vấn đề trễ đơn hàng thường xuyên dẫn đến doanh số bán hàng của công ty giảm mạnh. Khi sử dụng Sơ đồ chuỗi giá trị để phân tích quá trình sản suất của sản phẩm túi Trolley, ban quản lý nhận ra rằng:

  • Thời gian sản xuất LT của quá trình là 30.15 ngày, khá dài.
  • Tổng thời gian sản xuất TLT là 54.53 ngày, rất lớn hơn tổng thời gian gia tăng giá trị  TVAT là 596.62 gy, dẫn đến chỉ số PCE rất thấp, cho thấy lãng phí thời gian trên quy trình là rất cao.
  • Thời gian chu kỳ CT của quy trình là 40 gy,  không đáp ứng được nhịp sản xuất TT, là 27 gy.

Trên cơ sở đó, Nhà máy TA-ĐL đã xây dựng và triển khai thực hiện Bản đồ chuỗi giá trị mong muốn vào hệ thống và thu được kết quả cải tiến rõ rệt:

  • Thời gian sản xuất LT giảm từ 30.15 ngày xuống còn 2.92 ngày
  • Chỉ số PCE tăng từ 0.019 % đến 0.248 %.
  • CT giảm từ 40 gy đến 32.5 gy, đáp ứng được nhịp sản xuất yêu cầu là 33 gy.

Có thể thấy bằng việc thiếp lập Sơ đồ chuỗi giá trị tương lai dựa trên các thay đổi về kỹ thuật cân bằng chuyền và kiểm soát tồn kho, độ mất cân bằng chuyền đã giảm, lượng tồn kho trên chuyền cũng ít đi giúp giảm thiểu lãng phí tồn kho, giảm thiểu thời gian sản xuất, đồng thời giảm thời gian chu kỳ, đáp ứng nhịp sản xuất theo yêu cầu. Các kết quả cải tiến này sẽ giúp nhà máy giảm thiểu tỷ lệ trễ đơn hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CỦA SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ VSM 

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Trong sản xuất, công cụ VSM loại bỏ các chất thải trong quá trình sản xuất bằng cách phân tích từng bước xử lý nguyên liệu và dòng thông tin.
  • Trong chuỗi cung ứng và hậu cận, VSM xử lý tận gốc sự lãng phí cũng như sự chậm trễ gây tốn kém tại các công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
  • Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Bản đồ chuỗi giá trị VSM giúp quá trình điều trị được cải thiện hơn, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Trong lĩnh vực hành chính, áp dụng VSM giúp cắt giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục
Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ