So sánh ISO 9001 và ISO 27001 - Sự tương đồng và khác biệt

So sánh ISO 9001 và ISO 27001 giúp doanh nghiệp hiểu rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai tiêu chuẩn để từ đó nhận ra nên ưu tiên áp dụng tiêu chuẩn nào. Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 27001 trong bài viết dưới đây.  

KHÁI QUÁT TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ ISO 27001

1. Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 về Hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 là tiêu chuẩn cốt lõi tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, bao gồm các quy trình, chính sách và phương pháp nhằm đảm bảo sự cải tiến liên tục. ISO 9001 áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động.

ISO 9001 được ban hành lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987. Từ đó cho đến nay, tiêu chuẩn này đã trải qua 4 lần rà soát và hoàn thiện từ phiên bản ISO 9001:1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008. Phiên bản được cập nhật gần đây nhất là vào năm 2015, được gọi là phiên bản ISO 9001:2015. Việc cập nhật phiên bản mới đáp ứng các yêu cầu thay đổi của môi trường kinh doanh nhiều biến động, tạo ra một khung tham chiếu hiệu quả và linh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 tương đương với TCVN 9001:2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành lấy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng là hàng đầu.

2. Tiêu chuẩn ISO 27001

Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn Quốc tế được đồng xây dựng và phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC- international Electrotechnical Commission). Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 (gọi tắt là ISO 27001) đặt ra các yêu cầu về Hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS – Information Security Management System). ISO 27001 được xây dựng nhằm đảm bảo tính bảo mật liên tục, toàn vẹn và sẵn có của thông tin cũng như tuân thủ pháp luật về an ninh dữ liệu. ISO 27001 áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đối với các mô hình kinh doanh thuộc lĩnh vực như công nghệ thông tin, công ty viễn thông, tổ chức tài chính, ngân hàng…

ISO 27001 được ban hành lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2005. Từ đó cho đến nay, tiêu chuẩn này đã trải qua 2 lần rà soát và hoàn thiện từ phiên bản ISO 27001:2005 và ISO 27001:2013. Phiên bản được cập nhật gần đây nhất là vào năm 2022, được gọi là phiên bản ISO 27001:2022. Việc cập nhật phiên bản mới đáp ứng các yêu cầu thay đổi của môi trường công nghệ nhiều cải tiến.

SO SÁNH ISO 9001 VÀ ISO 27001 – ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

1. Tìm hiểu bối cảnh tổ chức

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 27001 đều yêu cầu doanh nghiệp xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến công ty.

2. Các bên liên quan

Quá trình xác định những yêu cầu và chính sách về khía cạnh an toàn thông tin trong ISO 27001 có thể được sử dụng tương tự để quản lý khía cạnh chất lượng của ISO 9001. Doanh nghiệp đều phải xác định các bên liên quan cũng như nhu cầu và kỳ vọng của họ liên quan đến chất lượng hoặc bảo mật thông tin.

3. Thẩm quyền và trách nhiệm

Cả ISO 9001 và ISO 27001 đều yêu cầu xác định cụ thể và rõ ràng vai trò và trách nhiệm tương ứng của các cá nhân, bộ phận trong quá trình xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý an ninh thông tin. Mặc dù các vai trò này có thể khác nhau, nhưng có thể sử dụng cùng một quy trình để xác định và định nghĩa các vai trò này.

4. Đo lường và giám sát

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 27001 đều yêu cầu doanh nghiệp liên tục giám sát các hoạt động của hệ thống quản lý để duy trì tuân thủ tiêu chuẩn và đạt được kết quả mong muốn.

5. Kiểm soát và đánh giá nội bộ

Mặc dù tiêu chí kiểm soát đầu vào, đầu ra trong quá trình đánh giá nội bộ sẽ khác nhau nhưng quy trình đánh giá nội bộ ISO 9001 và ISO 27001 hoàn toàn giống nhau. Tùy thuộc vào quy mô hoặc mức độ phức tạp của tổ chức, chúng có thể được thực hiện cùng nhau (nếu tổ chức áp dụng cả hai tiêu chuẩn) hoặc riêng biệt.

6. Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Cả hai hệ thống ISO 9001 và ISO 27001 đều yêu cầu tổ chức phải có một quy trình xử lý sự không phù hợp và hành động khắc phục để đạt được sự tuân thủ trong lĩnh vực quản lý tương ứng . Quy trình đánh giá nội bộ có thể giúp tổ chức đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ và an toàn thông tin. 

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ISO 9001 VÀ ISO 27001

1. Xác định phạm vi

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 27001 đều yêu cầu tổ chức trong quá trình áp dụng phải xác định phạm vi. Tuy nhiên, phạm vi của 27001 bao gồm sản phẩm, thông tin, phần mềm, hệ thống…cần chứng nhận. Còn phạm vi của ISO 9001 cho phép loại trừ các yếu tố ra khỏi phạm vi miễn là chúng không cản trở quá trình đang diễn ra để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

2. Lãnh đạo và cam kết

ISO 27001 không yêu cầu bắt buộc ban lãnh đạo phải tham gia trực tiếp thực hiện trong quá trình triển khai tiêu chuẩn. Trong khi đó ISO 9001 lại khác, ban lãnh đạo sẽ phải tham gia vào việc tạo điều kiện cho các chính sách pháp lý, kỹ thuật cần thiết để duy trì và liên tục triển khai phương pháp tiếp cận tập trung vào khách hàng.

3. Chính sách chất lượng

Điểm khác biệt lớn giữa hai tiêu chuẩn là ISO 9001 yêu cầu doanh nghiệp phải soạn thảo chính sách chất lượng. Trong khi tiêu chuẩn ISO 27001 không yêu cầu chính sách này.

4. Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động

Cả hai tiêu chuẩn đều yêu cầu cụ thể việc xác định rủi ro và cơ hội trong bối cảnh khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 27001 cung cấp danh sách các biện pháp kiểm soát có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro này dưới dạng phụ lục A, trong khi đó ISO 9001 lại không có bộ biện pháp kiểm soát cụ thể.

5. Phân bổ nguồn lực

ISO 27001 và ISO 9001 nêu rõ rằng các nguồn lực nội bộ, bên ngoài phải được phân bổ để thực hiện chính sách và biện pháp kiểm soát cần thiết. Trong khi ISO 27001 cho phép các tổ chức giao cho cùng một nguồn lực nhiều trách nhiệm thì ISO 9001 không cho phép điều đó. Trong ISO 9001, các nguồn lực chịu trách nhiệm về kiến thức, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực về sự phù hợp của sản phẩm không nên được giao những nhiệm vụ tuân thủ khác.

6. Sự khác biệt trong vận hành

Mặc dù tên các điều khoản có thể giống nhau nhưng ISO 9001 tập trung vào việc xác định và kiểm soát các quy trình trong khi ISO 27001 tập trung vào việc thiết lập các biện pháp kiểm soát bảo mật thông tin.  

 ———————————————————————————————————————

Bài viết trên đây đã so sánh ISO 9001 và ISO 27001, hy vọng những thông tin mà Thư Viện Tiêu Chuẩn cung cấp có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và phân biệt giữa hai tiêu chuẩn. Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc nào liên quan đến ISO 9001 và ISO 27001, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn qua Hotline: 0948.690.698 hoặc Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hỗ trợ.

Bài viết khác

Bài tập tình huống ISO 14001 – Hướng dẫn cách giải

Bài tập tình huống ISO 14001 cung cấp cho bạn cơ hội thực hành, áp dụng tiêu. . .

5 Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 14001:2015 

ISO 14001 là tiêu chuẩn đặt ra những yêu cầu dành cho hệ thống quản lý môi. . .

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp – Thông tin không nên bỏ qua

Trong mọi tổ chức, quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được coi là một. . .

10 câu hỏi về ISO 14001 được quan tâm nhất – TVTC

ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được. . .

Sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001

Khi các mối quan tâm về môi trường tăng cao thì doanh nghiệp sẽ càng quan tâm. . .

Mô hình PESTEL – Những yếu tố cấu thành và lợi ích áp dụng

Mô hình PESTEL được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phân tích. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ