So sánh tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED - Bộ đôi hoàn hảo

ISO 14001 và LEED là hai tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và xây dựng bền vững. Tuy được ban hành và phát triển bởi hai tổ chức khác nhau và hướng đến những đối tượng riêng biệt nhưng cả hai tiêu chuẩn này đều có những điểm tương đồng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn tìm hiểu về sự khác biệt cũng như tương đồng của tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED.

KHÁI QUÁT TIÊU CHUẨN ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization). Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management System), được áp dụng với mọi doanh nghiệp/tổ chức, không phân biệt quy mô.

so sánh tiêu chuẩn iso 14001 và LEED
so sánh tiêu chuẩn iso 14001 và LEED

Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành vào năm 1996 và tới thời điểm hiện tại đã có 3 phiên bản chính thức được ra đời sau khi rà soát và hoàn thiện, lần lượt là ISO 14001:1996; ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015.

Với ISO 14001, doanh nghiệp có thể nắm rõ được bối cảnh của mình để quản lý rủi ro môi trường một cách hiệu quả. Cùng với đó, việc đề cao vai trò của người lãnh đạo trong hoạt động quản lý môi trường giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất hoạt động mà vẫn đảm bảo được hiệu suất môi trường. Áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác cùng các bên liên quan. 

LEED LÀ GÌ?

LEED là viết tắt của Leadership in Energy and Environment Design, là một chương trình chứng nhận xây dựng hướng đến môi trường do Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (USGBC – US Green Build Council) điều hành. Chương trình này nhằm mục đích cải thiện hiệu suất của dự án xây dựng và thi công trên các lĩnh vực về môi trường và sức khỏe con người:

  • Các địa điểm bền vững
  • Vị trí và phương tiện di chuyển
  • Phát triển công trình xây dựng bền vững
  • Hiệu quả sử dụng nước
  • Hiệu quả năng lượng
  • Lựa chọn vật liệu và tài nguyên
  • Chất lượng môi trường trong nhà

so sánh tiêu chuẩn iso 14001 và LEED

LEED v4.1 là phiên bản mới nhất của chương trình, được phát hành vào năm 2019.

USGBC mô tả chứng nhận LEED là chuẩn mực được chấp nhận trên toàn quốc về thiết kế, xây dựng và vận hành các tòa nhà xanh hiệu suất cao và cung cấp cho chủ sở hữu và người vận hành các công trình công cụ để có thể tác động tức thời và có thể đo lường được hiệu suất của công trình.

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ LEED

1. Mục đích chung

Mặc dù có những điểm khác biệt về phạm vi áp dụng và cách tiếp cận nhưng cả ISO 14001 và LEED đều hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đầy phát triển bền vững. 

Hai tiêu chuẩn đều đặt việc bảo vệ môi trường lên hàng đầu, điều này bao gồm việc giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, nước…và giảm thiểu chất thải. Yêu cầu chung đối với các doanh nghiệp và các công trình, dự án xây dựng phải liên tục cải thiện hiệu suất môi trường của mình. Cả ISO 14001 và LEED đóng góp vào việc xây dựng một tương lai bền vững bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp luật và quy định môi trường hiện hành.

so sánh tiêu chuẩn iso 14001 và LEED

2. Nguyên tắc quản lý

Tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED đều dựa trên một số nguyên tắc quản lý chung nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ban lãnh đạo, việc xác định, đánh giá, kiểm soát và cải thiện các tác động môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED đều yêu cầu sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo là yếu tố quan trọng để thành công trong việc triển khai Hệ thống quản lý môi trường và thiết kế các công trình xanh. Đồng thời việc tuân thủ theo các quy định pháp luật về môi trường và đề cao tầm quan trọng của các bên liên quan được nhấn mạnh. Ngoài ra, cả hai tiêu chuẩn đều xem xét các tác động môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc công trình, dự án.

3. Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là một trong những nguyên tắc cốt lõi của cả tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED. Nó không chỉ là một yêu cầu mà còn là một động lực thúc đẩy các tổ chức và công trình luôn hướng tới sự hoàn thiện về hiệu suất môi trường.

ISO 14001 yêu cầu các tổ chức phải liên tục cải thiện hiệu suất môi trường của mình. Điều này có nghĩa là tổ chức phải luôn tìm kiếm những phương pháp mới để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và tuân thủ các yêu cầu pháp luật. Cùng với đó LEED cũng khuyến khích các công trình xây dựng luôn tìm cách cải thiện hiệu suất môi trường trong suốt vòng đời của công trình, từ giai đoạn thiết kế cho đến khi ngừng hoạt động.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ LEED

  • Phạm vi tiêu chuẩn: Đối với ISO 14001, tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Trong khi đó, LEED áp dụng cho các công trình xây dựng.
  • Cách tiếp cận tiêu chuẩn: ISO 14001 tập trung về xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý môi trường. Trong khi đó, LEED áp dụng cho các công trình xây dựng và tập trung vào đánh giá hiệu suất môi trường của một công trình cụ thể.
  • Nội dung tiêu chuẩn: Đối với ISO 14001, tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu chung về việc xác định, quản lý và cải thiện các tác động môi trường của tổ chức. Còn LEED đặt ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu suất môi trường của công trình trong các lĩnh vực như năng lượng, nước, vật liệu, chất lượng không khí trong nhà…

so sánh tiêu chuẩn iso 14001 và LEED

  • Cấp độ chứng nhận: ISO 14001 không phân cấp trong chứng nhận. Còn đối với LEED, tùy theo số điểm đạt được, một công trình sẽ được cấp một trong các cấp chứng nhận sau Certified (40 – 49: Tiêu chuẩn cơ bản); Silver (50 – 59: Tiêu chuẩn cao hơn về hiệu suất năng lượng và sử dụng nước); Gold (60-79: Tiêu chuẩn xuất sắc về thiết kế bền vững và hiệu suất môi trường); Platinum (80 điểm trở lên: Tiêu chuẩn tiên tiến nhất về thiết kế xanh và hiệu suất môi trường).
  • Thời gian hiệu lực chứng nhận: Chứng nhận ISO 14001 thường có thời hạn hiệu lực là 3 năm. Trong suốt thời hạn hiệu lực, tổ chức được cấp chứng nhận phải trải qua các cuộc đánh giá giám sát định kỳ, thường là 12 tháng/lần. Sau 3 năm, tổ chức phải tiến hành đánh giá lại toàn diện để gia hạn chứng nhận. Còn đối với LEED thì không có một thời hạn hiệu lực cụ thể như chứng chỉ ISO. Thay vào đó, các công trình đạt chứng nhận LEED phải trải qua các quá trình đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng họ vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn đã đề ra. Tần suất đánh giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng hệ thống đánh giá LEED và quy định của cơ quan cấp chứng nhận. .

SỰ HỖ TRỢ NHAU GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ LEED

 Tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED có nhiều điểm chung và cả sự khác biệt, đồng thời có mối liên kết chặt chẽ và có thể hỗ trợ nhau thúc đẩy sự phát triển bền vững.

  • ISO 14001 là nền tảng: Việc đạt được chứng nhận ISO 14001 cung cấp cho các tổ chức một hệ thống quản lý môi trường vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng các yêu cầu của LEED. Tiêu chuẩn ISO 14001 giúp các tổ chức xác định, quản lý và cải thiện các tác động môi trường hiệu quả, đặc biệt là với những doanh nghiệp thi công các công trình, dự án xây dựng của mình.

so sánh tiêu chuẩn iso 14001 và LEED

  • LEED bổ sung các chỉ tiêu cụ thể: LEED cung cấp các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu suất môi trường của các công trình xây dựng, giúp các tổ chức có thể xác định các biện pháp cải thiện cụ thể để đạt được chứng nhận LEED.
  • Cải tiến liên tục: Việc đạt được chứng nhận ISO 14001 sẽ giúp các tổ chức xây dựng một nền tảng vững chắc để liên tục cải thiện hiệu suất môi trường, trong khi LEED sẽ cung cấp các mục tiêu cụ thể để dẫn dắt doanh nghiệp hướng tới việc cải tiến liên tục.

 ———————————————————————————————————————-

Trên đây là những điểm tương đồng và khác nhau của tiêu chuẩn chứng nhận ISO 14001 và LEED. Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào trong việc tìm hiểu và vận dụng hai tiêu chuẩn trên, liên hệ ngay với Thư Viện Tiêu Chuẩn qua Hotline: 0948.690.698 hoặc Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hỗ trợ thêm.

Bài viết khác

Những lợi ích từ việc giảm phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp liên quan

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã trở thành những thách thức. . .

Những phương pháp xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính 

Xử lý chất thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà. . .

Ngành công nghiệp thải ra những khí nhà kính chủ yếu nào?

Ngành công nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất,. . .

Phương pháp giảm khí thải nhà kính trong chăn nuôi 

Chăn nuôi là một trong những ngành đóng góp đáng kể vào phát thải khí nhà. . .

Làm thế nào để hấp thụ khí nhà kính từ lâm nghiệp?

Lĩnh vực lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động. . .

Sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn BRC và ISO 22000

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, hai tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) và ISO. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ