Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình Thủy sản MSC CoC là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.
Mục lục
TIÊU CHUẨN CHUỖI HÀNH TRÌNH THỦY SẢN MSC COC LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình Thủy sản MSC CoC đảm bảo rằng các sản phẩm từ nghề cá bền vững. Chứng nhận theo tiêu chuẩn MSC CoC có thể được truy xuất nguồn gốc thông qua chuỗi cung ứng và được tách biệt với các sản phẩm không được chứng nhận.
Xem thêm Tiêu chuẩn FSC về Chuỗi hành trình sản phẩm gỗ
TIÊU CHUẨN CHUỖI HÀNH TRÌNH THỦY SẢN MSC COC DO TỔ CHỨC NÀO BAN HÀNH?
Tiêu chuẩn MSC CoC do Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) xây dựng và ban hành. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu hoạt động để chấm dứt tình trạng đánh bắt thủy sản quá mức trên khắp thế giới.
Làm việc với các nhà khoa học, ngư nghiệp, các chuyên gia trong ngành và các tổ chức phi lợi nhuận khác, mục tiêu của Tổ chức MSC là cải thiện cách thức đánh bắt đại dương của chúng ta thông qua Tiêu chuẩn Thủy sản MSC và Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC). Chương trình MSC khuyến khích các hoạt động đánh bắt bền vững trên toàn cầu.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN MSC COC
-
Phiên bản 1.0 của Tiêu chuẩn giám sát nguồn gốc Thủy sản
Tháng 08/2000, Tiêu chuẩn MSC CoC được ban hành lần đầu tiên với phiên bản 1.0.
-
Phiên bản 2.0 của Tiêu chuẩn MSC CoC
Tới tháng 08/2005, Hội đồng Quản lý Hàng hải xem xét lại các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn, bổ sung sửa đổi một số điều và cho ra mắt phiên bản MSC CoC 2.0.
-
Phiên bản 2.1 của Tiêu chuẩn MSC về Chuỗi hành trình sản phẩm thủy sản
Tiêu chuẩn MSC CoC 2.1 được ban hành vào ngày 01/05/2010, trong đó thay đổi tên hồ sơ, bổ sung thêm phần bản quyền và thông tin quản lý tài liệu.
-
Phiên bản 3.0 của MSC CoC
Một năm sau đó, vào ngày 15/08/2011, Tổ chức MSC tiếp tục xem xét lại các yêu cầu cơ bản và ban hành bộ tiêu chuẩn MSC về Chuỗi hành trình sản phẩm phiên bản 3.0.
-
Phiên bản 4.0 của Tiêu chuẩn MSC về nguồn gốc thủy sản
Để đáp ứng tốt các yêu cầu trong bối cảnh mới, Hội đồng Quản lý Hàng hải cho ra mắt phiên bản MSC CoC 4.0 vào ngày 20/02/2015. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này. MSC CoC 4.0 xem xét lại tiêu chuẩn CoC về cơ bản, các yêu cầu được cập nhật và đưa vào hướng dẫn. Phụ lúc BD từ Yêu cầu Chứng nhận MSC phiên bản 1.4 được thêm vào tiêu chuẩn
Phiên bản mới được ban hành là tiêu chuẩn CoC mặc định và hai bản biến thế khác cũng được ban hành (Tiêu chuẩn CoC dành cho Nhóm bản 1.0 và Tiêu chuẩn CoC dành cho các tổ chức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng (CFO) bản 1.0)
AI CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHUỖI HÀNH TRÌNH THỦY SẢN MSC COC?
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thủy sản, không phân biệt quy mô đều có thể áp dụng tiêu chuẩn MSC CoC và đăng ký chứng nhận cho Chuỗi hành trình thủy sản của mình.
QUY TẮC BẮT BUỘC CỦA TIÊU CHUẨN CHUỖI HÀNH TRÌNH THỦY SẢN MSC COC
-
Các sản phẩm đã chứng nhận được mua từ các nguồn cung ứng đã chứng nhận
Quy tắc này yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo các sản phẩm chứng nhận được mua từ các nguồn cung ứng đã chứng nhận và phải có quy trình để xác nhận tình trạng chứng nhận của sản phẩm khi nhận hàng. Với những sản phẩm đã chứng nhận lưu kho, phải có bằng chứng chứng minh nguồn gốc đã chứng nhận của sản phẩm.
-
Các sản phẩm đã chứng nhận phải nhận diện được
Việc chứng nhận sản phẩm phải được thể hiện trong tất cả các công đoạn:
- Mua hàng
- Nhận hàng
- Lưu kho
- Xử lý
- Đóng gói
- Dán nhãn
- Bán hàng
- Giao hàng
Hóa đơn, chứng từ mô tả sản phẩm phải thể hiện thông tin đã được chứng nhận của sản phẩm. Cần xây dựng một hệ thống đóng gói và nhãn dán riêng cho những sản phẩm đã chứng nhận để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, việc quảng cáo sản phẩm và sử dụng các nhãn dán phải tuân theo quy định của tiêu chuẩn
-
Các sản phẩm đã chứng nhận phải được tách biệt
Tuyệt đối không thay thế, trộn lẫn các sản phẩm đã chứng nhận và chưa chứng nhận.
-
Các sản phẩm đã chứng nhận có thể truy xuất nguồn gốc và khối lượng sản phẩm được ghi lại
Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Phải ghi chép và lưu giữ các hồ sơ về nguồn gốc sản phẩm trong mọi khâu:
- Mua hàng
- Nhận hàng
- Lưu kho
- Xử lý
- Đóng gói
- Dán nhãn
- Bán hàng
- Giao hàng
Thông tin trong hồ sơ phải chính xác, hoàn thiện và không được sửa chữa.
-
Tổ chức có hệ thống quản lý
Hệ thống quản lý ở đây bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó bao gồm:
- Quản lý và đào tạo
- Báo cáo những thay đổi
- Nhà thầu phụ, vận chuyển và chế biến theo hợp đồng
- Sản phẩm không phù hợp
- Khả năng truy xuất nguồn gốc và đảm bảo về chuỗi cung ứng
- Sản phẩm đang được đánh giá thẩm định
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MSC COC
- Nâng cao giá trị của sản phẩm thủy sản
- Giảm thiểu lãng phí trong sản xuất
- Tiết kiệm chi phí hoạt động
- Giúp tăng trưởng doanh thu, kiếm được nhiều lợi nhuận hơn
- Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng/khách hàng
- Chứng minh doanh nghiệp là một đơn vị uy tín, có trách nhiệm xã hội
- Củng cố niềm tin cho người tiêu dùng/khách hàng
- Chiếm lĩnh thị trường
- Củng cố và phát triển thị phần
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực
- Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
- Góp phần vào sự phát triển bền vững chung của cộng đồng, bảo vệ hệ sinh thái biển
————————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm về Tiêu chuẩn MSC CoC, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com