Tiêu chuẩn EN 15343:2007 là gì? Nguồn gốc & hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa

Áp dụng và chứng nhận theo Tiêu chuẩn EN 15343:2007 về “Nhựa – Nhựa tái chế – Truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế, đánh giá sự phù hợp và hàm lượng tái chế” giúp doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tái chế nhựa tuân thủ các yêu cầu pháp lý của Châu Âu. Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn tìm hiểu các thuật ngữ quan trọng và cách thức để áp dụng Tiêu chuẩn này một cách hiệu quả.

Tiêu chuẩn EN 153432007
Tiêu chuẩn EN 153432007

TIÊU CHUẨN EN 15343 LÀ GÌ?

EN 15343 là tiêu chuẩn Châu Âu quy định các quy trình cần thiết để truy xuất nguồn gốc của nhựa tái chế. Điều này tạo cơ sở cho quy trình tính toán hàm lượng tái chế trong sản phẩm, giúp nhà sản xuất có thể tự tin sử dụng vật liệu tái chế. Mục đích của nó là thúc đẩy việc sử dụng nhựa tái chế như một giải pháp thay thế bền vững nhằm giảm tiêu thụ vật liệu nhựa nguyên sinh và giảm thiểu tác động đến môi trường.

EN 15343:2007 LÀ GÌ?

EN 15343:2007 là phiên bản đầu tiên và duy nhất hiện nay của Tiêu chuẩn “Nhựa – Nhựa tái chế – Truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế, đánh giá sự phù hợp và hàm lượng tái chế”. Tiêu chuẩn được phê duyệt vào ngày 02/11/2007 và xuất bản vào ngày 05/12/2007.

EN 15343 DÀNH CHO TỔ CHỨC NÀO?

Tiêu chuẩn EN 15343 phù hợp với mọi tổ chức doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thu gom nguyên liệu nhựa, tái chế chứa, sản xuất nhựa tái chế như bao bì, nilong,…

Tiêu chuẩn EN 15343 do Uỷ ban Châu Âu (CEN) phê duyệt. Bởi vậy các quốc gia là thành viên của CEN cũng bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn này theo Quy định nội bộ của CEN/CENELEC. Các quốc gia đó bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.

Tiêu chuẩn EN 153432007
Tiêu chuẩn EN 153432007

THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG TRONG EN 15343:2007

  1. Quy trình tái chế đạt tiêu chuẩn

Quy trình tái chế sản xuất vật liệu đáp ứng yêu cầu cho các ứng dụng dự định.

  1. Challenge test

Thử nghiệm quy trình tái chế trong đó các chất gây ô nhiễm hoặc vật liệu bị hư hỏng được chỉ định có chủ ý được đưa vào với số lượng quy định để đánh giá khả năng của quy trình tái chế nhằm tạo ra vật liệu có các đặc tính nhất định.

  1. Nội dung tái chế

Tỷ lệ phần trăm trọng lượng của vật liệu tái chế trong một sản phẩm.

SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN EN 15343:2007

Tái chế chất thải nhựa là một loại quy trình thu hồi vật liệu nhằm tiết kiệm tài nguyên (nguyên liệu thô, nước và năng lượng), đồng thời giảm thiểu lượng khí thải độc hại vào không khí, nước và đất cũng như mọi tác động đến sức khỏe con người. Tác động môi trường của việc tái chế phải được đánh giá trong toàn bộ vòng đời của hệ thống tái chế (từ điểm phát sinh chất thải đến việc xử lý dư lượng cuối cùng). Để đảm bảo rằng việc tái chế là lựa chọn tốt nhất về môi trường nhằm xử lý chất thải sẵn có, tốt nhất nên đáp ứng một số điều kiện tiên quyết sau:

  • Kế hoạch tái chế đang được dự tính phải tạo ra tác động môi trường thấp hơn so với những phương án phục hồi thay thế
  • Cần xác định đầu ra thị trường hiện tại hoặc tiềm năng để đảm bảo hoạt động tái chế công nghiệp bền vững
  • Các chương trình thu gom và phân loại phải được thiết kế phù hợp để cung cấp các phần chất thải nhựa có thể tái chế phù hợp một cách hợp lý với những công nghệ tái chế hiện có và với nhu cầu (có thể thay đổi) của các đầu ra thị trường đã xác định, tốt nhất là ở mức chi phí tối thiểu cho xã hội.

Tiêu chuẩn EN 15343 được xây dựng theo hướng dẫn do CEN đưa ra về các khía cạnh môi trường và phù hợp với CEN/TR 15353 – Nhựa – Nhựa tái chế – Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cho nhựa tái chế. (CEN/TR 15353 xem xét các khía cạnh môi trường chung cụ thể đối với quá trình tái chế)

Mục đích của tiêu chuẩn này là mô tả các quy trình cần thiết để tái chế cơ học đối với các sản phẩm được sản xuất hoàn toàn hoặc một phần từ nhựa tái chế và cần bằng chứng về khả năng truy xuất nguồn gốc. Nó sẽ cho phép các nhà sản xuất tự tin sử dụng vật liệu tái chế và cung cấp cho người dùng cuối cơ sở để họ chấp nhận sản phẩm.

LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN EN 15343:2007 LÀ GÌ?

Thực thi tiêu chuẩn EN 15343:2007 đem lại nhiều lợi ích quan trọng đối với quản lý nguồn gốc và hàm lượng tái chế của nhựa, bao gồm tăng cường tính minh bạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Dưới đây là một số ưu điểm cụ thể của việc thực hiện tiêu chuẩn này:

  1. Tăng cường tính minh bạch

Áp dụng tiêu chuẩn EN 15343 giúp tăng cường tính minh bạch trong quá trình sản xuất và quản lý nguồn gốc của nhựa tái chế. Nhờ vậy người tiêu dùng và các đối tác có thể dễ dàng theo dõi cũng như xác nhận nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm nhựa tái chế.

  1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Thực thi tiêu chuẩn này đảm bảo rằng các sản phẩm nhựa tái chế đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, tính đồng nhất và an toàn. Quá trình tái chế nhựa được thực hiện theo các quy trình chuẩn mực, từ đó giảm thiểu nguy cơ sản xuất ra những sản phẩm nhựa tái chế có chất lượng không đảm bảo hoặc có tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường.

  1. Bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn EN 15343 đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng rác thải nhựa, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất nhựa mới. Việc tái chế nhựa hiệu quả cũng giúp giảm lượng rác thải nhựa trong tự nhiên, từ đó bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

  1. Tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng

Sở hữu chứng nhận EN 15343 giúp xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm nhựa tái chế. Sự minh bạch, tính chất bền vững trong quá trình sản xuất và tái chế nhựa giúp người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm và thúc đẩy hoạt động sản xuất bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn EN 153432007
Tiêu chuẩn EN 153432007

TÌM HIỂU NỘI DUNG TIÊU CHUẨN EN 15343:2007

Lời tựa

Giới thiệu

  1. Phạm vi
  2. Tài liệu tham khảo tiêu chuẩn
  3. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt
  4. Phương pháp và quy trình

4.1 Kiểm soát nguyên liệu đầu vào

4.2 Kiểm soát quy trình sản xuất chất tái chế

4.3 Đặc tính chất tái chế của nhựa

4.4 Truy xuất nguồn gốc

  1. Đảm bảo chất lượng
  2. Nội dung tái chế

Thư mục

QUY TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN EN 15343 CHO DOANH NGHIỆP

Tiêu chuẩn EN 15343 được áp dụng trong việc quản lý quy trình tái chế nhựa và đảm bảo rằng các sản phẩm tái chế đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Dưới đây là quy trình áp dụng Tiêu chuẩn EN 15343 mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Đánh giá nguồn gốc nguyên liệu nhựa tái chế

  • Xác định nguồn gốc của nhựa tái chế và đảm bảo rằng nó tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn EN 15343.
  • Thực hiện kiểm tra chất lượng và tính đồng nhất của nguyên liệu nhựa tái chế bằng cách sử dụng những phương pháp kiểm tra được mô tả trong tiêu chuẩn.

Bước 2: Xác định sự phù hợp với Tiêu chuẩn EN 15343

  • Kiểm tra quy trình sản xuất nhằm đảm bảo rằng nó tuân thủ các yêu cầu về xử lý, tái chế và đóng gói của tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo rằng các sản phẩm nhựa tái chế đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, an toàn theo các tiêu chí trong Tiêu chuẩn EN 15343.

Bước 3: Truy xuất nguồn gốc

  • Có thể gắn nhãn sản phẩm để phân biệt. Nhãn sản phẩm có thể chứa thông tin về hàm lượng tái chế và nguồn gốc nhựa tái chế.
  • Thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc để theo dõi và xác nhận nguồn gốc của các sản phẩm nhựa tái chế theo yêu cầu của Tiêu chuẩn EN 15343.

Bước 4: Đánh giá hàm lượng tái chế

  • Sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp để xác định hàm lượng tái chế trong sản phẩm nhựa tái chế.
  • Đảm bảo rằng hàm lượng tái chế đạt mức đủ theo quy định.

Bước 5: Kiểm tra định kỳ

  • Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm nhựa tái chế vẫn đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn EN 15343.
  • Lưu trữ tài liệu liên quan đến quá trình kiểm tra và xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn.

Bước 6: Đánh giá chứng nhận để xác minh

  • Đăng ký đánh giá chứng nhận với Tổ chức chứng nhận EN 15343
  • Cung cấp bằng chứng liên quan đến việc áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn
  • Thực hiện hành động khắc phục tại những điểm chưa phù hợp (nếu có)
  • Nhận chứng chỉ EN 15343 (hiệu lực 1 năm)

THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN EN 15343:2007

Trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn EN 15343, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số thách thức cần phải đối mặt, bao gồm khả năng tuân thủ, chi phí thực hiện và thách thức kỹ thuật. Dưới đây là mô tả sơ bộ về những thách thức này:

  1. Khả năng tuân thủ

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc thực hiện EN 15343 là khả năng tuân thủ đầy đủ và hiệu quả các yêu cầu của tiêu chuẩn. Doanh nghiệp thường sẽ phải điều chỉnh quy trình sản xuất và quản lý để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc và hàm lượng tái chế. Điều này có thể đòi hỏi sự đầu tư về cả nhân lực và tài chính để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp.

  1. Chi phí tài chính

Thực hiện tiêu chuẩn EN 15343 cũng đặt ra thách thức về chi phí đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp có thể cần đầu tư vào công nghệ và quy trình. Ngoài ra, để xác minh việc tuân thủ, doanh nghiệp cũng phải trả một khoản chi phí cho việc đánh giá chứng nhận.

  1. Thách thức kỹ thuật

Các thách thức kỹ thuật cũng là một vấn đề quan trọng. Việc tái chế nhựa đôi khi phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật khó khăn, từ việc xử lý những loại nhựa khác nhau đến việc đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm tái chế. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các công nghệ hiệu quả và bền vững cho việc tái chế nhựa.

  1. Sự phức tạp về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng trong ngành tái chế nhựa thường phức tạp với nhiều bước thủ tục và liên kết giữa các đối tác khác nhau. Điều này có thể tạo ra những thách thức về tính minh bạch và quản lý, đặc biệt là khi cần phải theo dõi nguồn gốc và chất lượng của từng lô nguyên liệu tái chế.

—————————————————————————————————-

Trên đây là các thông tin cơ bản về Tiêu chuẩn EN 15343:2007, nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn cần tìm một đơn vị Tư vấn EN 15343:2007 hiệu quả, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hỗ trợ.

Bài viết khác

Quản lý chất thải y tế đảm bảo đúng tiêu chuẩn và khoa học giúp giảm thiểu tác hại

Hiện nay, số lượng chất thải y tế do các cơ sở y tế và bệnh viện sản. . .

Tháo gỡ khó khăn trong đo kiểm, thử nghiệm những sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ TT&TT hiện đang tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi,. . .

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính sản phẩm mật mã dân sự

Bộ Quốc Phòng mới đây đã công bố Thông tư số 96/2023/TT-BQP về “Quy. . .

Lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về tro bay

Bộ Xây dựng đang tổ chức lấy ý kiến cho 2 dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về. . .

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bộ phát đáp ra đa tìm kiếm và cứu nạn

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư quy định về các Quy chuẩn. . .

Cảnh giác với những loại sữa có đủ tem mác nhưng được sản xuất bởi các “công ty ma”

Mới đây, theo ghi nhận của VTV, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ