Tiêu Chuẩn TPM trong sản xuất – Bảo trì năng suất toàn diện. hướng tới mục đích bảo tồn tính toàn vẹn, an toàn của hệ thống sản xuất thông qua các hoạt động quản lý thiết bị, máy móc,
Mục lục
TPM LÀ GÌ?
TPM là viết tắt của cum từ “Total Productive Maintenance” có nghĩa là “Duy trì năng suất toàn diện”. Đúng như tên gọi của mình, TPM hướng tới mục đích bảo tồn tính toàn vẹn, an toàn của hệ thống sản xuất thông qua các hoạt động quản lý thiết bị, máy móc, quy trình vận hành và nhân sự, trên cơ sở đó thúc đẩy giá trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, tiêu chuẩn TMP nhằm thực hiện 4 Không:
- Không có sự cố dừng máy (Zero Breakdow)
- Không có phế phẩm (Zero Defect)
- Không có hao hụt (Zero Waste)
- Không có tai nạn (Zero accident)
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TPM LÀ GÌ?
Đầu thập kỷ 70, sau một thời gian áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Quality Management) và hệ thống sản xuất tức thời (JIT- Just In Time), các nhà quản lý Nhật Bản nhận ra bảo trì thiết bị trong sản xuất là một trong những khía cạnh quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phương pháp TPM ra đời là kết tinh của các triết lý quản lý chất lượng tại Nhật Bản và nguyên tắc bảo trì của Mỹ. Công ty sản xuất phụ tùng xe hơi Nipon Senso là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương pháp TPM tại Nhật và cho tới những năm 90 thì TPM đã dần trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
TẠI SAO CẦN ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN TPM TRONG SẢN XUẤT
- Áp dụng tiêu chuẩn TPM giúp đảm bảo hiệu suất tối ưu của các thiết bị, máy móc
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của các thiết bị để từ đó có biện pháp khắc phục
- Hướng dẫn người lao động vận hành máy móc theo đúng nguyên tắc
- Giảm thiểu được các tai nạn nghề nghiệp đến từ việc vận hành sai thiết bị
- Tiết kiệm chi phí xử lý các sự cố về máy móc hoặc chi phí đền bù do không giao hàng đúng hẹn
- Giảm thiểu thời gian gián đoạn hoặc đình trệ sản xuất do hỏng hóc thiết bị
- Hạn chế phế phẩm, sản phẩm lỗi, giảm lưu kho
- Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
- Tiêu chuẩn TPM tạo tiền đề để tăng trưởng lợi nhuận và phát triển bền vững
NGUYÊN TẮC TPM LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn TPM bao gồm 8 nguyên tắc hay còn gọi là 8 trụ cột của TPM về kỹ thuật chủ động phòng ngừa các sự cố của các máy móc, thiết bị
-
Bảo trì tự quản (Autonomous Maintenance – AM)
- Người vận hành máy có khả năng sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị
- Nhận diện được mức độ hư hỏng nhất định của máy móc, thiết bị
- Hiểu về cấu tạo và chức năng của máy móc, thiết bị
- Tuân thủ các quy định về vận hành máy móc
- Có thể sự khắc phục lỗi trong khả năng của mình khi có hỏng hóc xảy ra
-
Cải tiến có trọng tâm (Focused Improvement – FI)
- Tính toán chỉ số đo lường hiệu quả của thiết bị (OEE) và tìm ra tổn thất lớn nhất
- Ưu tiên giải quyết những vấn đề, nguyên nhân có tính then chốt trước
- Khuyến khích các sáng kiến của tất cả các thành viên
-
Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance – PM)
Thực hiện bảo dưỡng máy móc định kỳ ngay cả khi thiết bị không có dấu hiệu hỏng hóc với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
-
Quản lý chất lượng (Quality Management – QM)
- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng từ khâu phân phối đến khâu hậu mãi, đánh giá sự cố thiết bị liên quan tới chất lượng
- Phân tích quá trình sản xuất để tìm ra các lỗi dễ xảy ra
- Có biện phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục lỗi
-
Quản lý bảo trì sớm thiết bị (Early Equipment Management – EEM)
Theo dõi mọi giai đoạn của quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị cho tới khi hoàn thiện sản phẩm, phát hiện lỗi ở giai đoạn nào cần khắc phục ngay ở giai đoạn đó, không chậm trễ, trần trừ
Học hỏi các cải tiến trước đó (nếu có)
-
Giáo dục và đào tạo (Education and Training – E&T)
Có quy trình đào tạo hướng dẫn sử dụng và tập huấn vận hành máy cho người lao động
-
Hành chính & văn phòng hỗ trợ TPM (Administrative & Office TPM)
Bộ phận hành chính và văn phòng thực hiện các hoạt động thu thập dữ liệu, cung cấp thông tin, lấy ý kiến phản hồi phục vụ cho quá trình sản xuất
-
Điều kiện an toàn, sức khỏe, môi trường (Safety Health Environmental conditions)
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành máy móc, thiết bị
- Trang bị đồ bảo hộ nếu cần thiết
- Ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn lao động, thương tật, bệnh nghề nghiệp
- Giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGUYÊN TẮC TPM TRONG SẢN XUẤT
- Bước 1: Đánh giá sơ bộ về mức độ TPM tại cơ sở
- Bước 2: Thành lập ủy ban TPM
- Bước 3: Phổ biên, đào tạo tiêu chuẩn TPM cho những người liên quan
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện nguyên tắc TPM
- Bước 5: Tiến hành triển khai thực hiện các nguyên tắc TPM tại cơ sở
- Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động, khắc phục lỗi và có biện pháp cải tiến trong thời gian tiếp theo để đạt hiệu quả cao hơn
Để đánh được tư vấn hỗ trợ TPM vui lòng liên hệ thuvientieuchuan.org thông qua Hotline 0948.690.698