Tìm hiểu Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế (Recycled Claim Standard – RCS)

Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế (Recycled Claim Standard – RCS) là một trong những bộ tiêu chuẩn quốc tế mang tính tự nguyên được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực tái chế hiên nay.

RECYCLED CLAIM STANDARD LÀ GÌ? (WHAT IS RCS?)

Những tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng tái chế chắc hẳn đã từng nghe nói tới RCS, vậy “RCS là gì? (What is RCS?). RCS là tên của bộ Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế, được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Recycled Claim Standard”. Tiêu chuẩn RCS do Textile Exchange và Nhóm công tác xác định nguồn gốc vật liệu bền vững của Hiệp hội Công nghiệp Ngoài trời (Outdoor Industry Association) phát triển vào năm 2013 và hiện do Textile Exchange quản lý.

Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế (Recycled Claim Standard) tập trung xác minh nguyên liệu đầu vào, chuỗi hành trình cho các sản phẩm được chế tạo từ nguyên vật liệu tái chế.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN RCS – RECYCLED CLAIM STANDARD

Recycled Claim Standard (RCS) ban đầu được phát triển bởi Textile Exchange và Nhóm công tác xác định nguồn gốc vật liệu bền vững của Hiệp hội Công nghiệp Ngoài trời (Outdoor Industry Association) vào năm 2013. Quyền sở hữu tiêu chuẩn này đã được chuyển cho Textile Exchange

Năm 2017, Textile Exchange đã phát hành phiên bản mới của Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế là Recycled Claim Standard 2.0. RCS 2.0 được sửa đổi, bổ sung từ phiên bản trước đó là RCS 1.0

MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN TUYÊN BỐ TÁI CHẾ RECYCLED CLAIM STANDARD

  • Làm phù hợp của các định nghĩa tái chế trên nhiều ứng dụng
  • Xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm
  • Cung cấp cho người tiêu dùng (cả thương hiệu và người tiêu dùng cuối cùng) một công cụ để đưa ra quyết định sáng suốt

PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TUYÊN BỐ TÁI CHẾ RCS

RCS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, áp dụng tự nguyện, RCS đưa ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba đối với thành phần tái chế và chuỗi hành trình sản phẩm. RCS áp dụng cho tất cả các sản phẩm có chứa tối thiểu 5% nguyên liệu tái chế và phù hợp với các đơn vị, cơ sở tham gia vào chuỗi cung ứng vật liệu tái chế và sản phẩm tái chế trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN TIÊU CHUẨN TUYÊN BỐ TÁI CHẾ RCS 2.0

Bộ tiêu chuẩn RCS 2.0 về Tuyên bố Tái chế được chia thành 5 nội dung chính: 1 (Định nghĩa), 2 (Tài liệu), 3 (Nguyên tắc chứng nhận), 4 (Yêu cầu về vật liệu tái chế), 5 (Yêu cầu về chuỗi cung ứng) kèm theo 1 Phụ lục gồm các giá trị, biểu mẫu và công cụ hỗ trợ. Chi tiết các phần như sau:

  1. Các định nghĩa
  2. Hệ thống tài liệu
  • Tài liệu kèm theo
  • Tài liệu tham khảo
  1. Nguyên tắc chứng nhận RCS
  • Phạm vi áp dụng
  • Phạm vi nội dung
  1. Yêu cầu về vật liệu tái chế
  2. Yêu cầu về chuỗi cung ứng
  • Áp dụng các yêu cầu sản xuất
  • Sản xuất và Thương mại

Phụ lục

  • Công cụ và Tài nguyên
  • Thỏa thuận với nhà cung cấp nguyên liệu tái chế
  • Biểu mẫu khai báo vật liệu tái chế

Xem thêm Recycled Claim Standard PDF – RCS PDF download

TRỌNG TÂM CỦA BỘ TIÊU CHUẨN TUYÊN BỐ TÁI CHẾ RECYCLED CLAIM STANDARD

  • Xác minh vật liệu tái chế: Vật liệu được xác minh để đáp ứng định nghĩa tái chế của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Vật liệu ở đây bao gồm cả vật liệu trước tiêu thụ và sau tiêu thụ
  • Sản xuất có trách nhiệm: Hoạt động sản xuất hướng tới tiết kiệm nguyên liệu thô, nước và năng lượng giúp giảm tác hại của sản xuất tới con người và đời sống
  • Chuỗi hành trình sản phẩm: Tiêu chuẩn RCS đảm bảo đường đi của một nguyên liệu đầu vào được xác định thông qua tất cả các giai đoạn chuyển giao và sản xuất, đến sản phẩm cuối cùng
  • Chứng nhận đáng tin cậy: Tổ chức chứng nhận bên thứ ba hoạt động độc lập, khách quan với tổ chức được chứng nhận và tổ chức tư vấn chứng nhận sẽ kiểm tra, đánh giá từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng
  • Giao tiếp, quảng bá sản phẩm: Các sản phẩm được xác minh đáp ứng tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế có thể được dán nhãn với biểu tượng RCS
  • Sự tham gia của các bên liên quan: Bộ tiêu chuẩn RCS thúc đẩy sự tham gia quản lý đầu vào của các nhà tái chế, nhà cung cấp, thương hiệu và nhà bán lẻ từ mọi nơi trên toàn cầu

TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TUYÊN BỐ TÁI CHẾ RECYCLED CLAIM STANDARD?

Áp dụng Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế giúp:

  • Tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong sản phẩm
  • Thúc đẩy hoạt động tiêu dùng bền vững
  • Thiết lập mô hình sản xuất giảm tiêu thụ tài nguyên
  • Tiết kiệm nguyên liệu thô, nước và năng lượng trong quá trình sản xuất
  • Giảm tác hại của sản xuất tới con người và môi trường, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung
  • Giảm bớt chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận kinh doanh
  • Cung cấp công cụ để xác nhận và truyền đạt các tuyên bố về tính bền vững của sản phẩm
  • Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Đảm bảo thông tin trong giao dịch thương mại rõ ràng, minh bạch
  • Được cấp chứng chỉ RCS và được sử dụng nhãn dán RCS sau khi hoàn thành đánh giá chứng nhận RCS
  • Thuận lợi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài
  • Có được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới

→ Xem thêm Chứng nhận RCS

PHÂN LOẠI NHÃN DÁN RCS

Sau khi hoàn thành chứng nhận Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế, doanh nghiệp sẽ có quyên sử dụng nhãn dán RCS trên sản phẩm của mình. Nhãn RCS chia thành 2 loại:

  • Nhãn RCS 100 (RECYCLED 100) dành cho các sản phẩm có chứa ít nhất 95% nguyên liệu tái chế
  • Nhãn RCS pha trộn (RECYCLED BLENDED) dành cho các sản phẩm có chứa ít nhất 5% nguyên liệu tái chế

—————————————————————————————————-

Để được tư vấn RCS, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com

Bài viết khác

Chứng chỉ CBAM: Giải đáp từ A-Z về “Thuế Carbon” Châu Âu 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và nỗ lực chung về chống biến. . .

Xây dựng HACCP cho quy trình sản xuất cà phê: Hướng dẫn chi tiết 

Trong ngành công nghiệp cà phê, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. . .

Tài liệu ISO 50001 PDF: Hướng dẫn Tải tài liệu miễn phí 

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tối ưu hóa năng lượng cho doanh nghiệp,. . .

Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 (EnMS) là gì? 

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng leo thang và áp lực từ các quy. . .

BRCGS Global Standard: BRCGS Food V9 khác biệt gì với BRCGS Food V8? 

An toàn thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với. . .

BRCGS, IFS, ISO 22000: Đặc điểm và giá trị cốt lõi 

Chuỗi cung ứng thực phẩm ngày càng phức tạp và người tiêu dùng ngày càng. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ