Tư vấn BETTER WORK – Tư vấn hiệu quả – Công nhận quốc tế

Tư vấn Better Work – Đào tạo Better Work – Chương trình Làm Việc Tốt hơn – Cam kết đạt hiệu quả công nhận Quốc tế – Chi phí hỗ trợ đến 20% – Miễn phí dịch vụ khác

BETTER WORK LÀ GÌ?

Better Work là tên của Chương trình Làm Việc Tốt hơn phối hợp giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế và các yêu cầu pháp lý quốc gia về điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu của một tổ chức.

tư vấn BETTER WORK

BAN TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK VIETNAM

  • Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA)
  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL)

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK

Tất cả các doanh nghiệp, công ty, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành công nghiệp may mặc với mọi quy mô sản xuất đều có thể tham gia chương trình Better Work nếu muốn cải thiện điều kiện làm việc và thực hành kinh doanh một cách bền vững.

(Phần này em tự viết)

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐƯỢC CÔNG KHAI TRÊN CỔNG THÔNG TIN CỦA BETTER WORK (BETTER WORK PORTAL)

Nội dung đánh giá của chương trình Better Work đề cập hơn 200 vấn đề, nhưng tính trung bình trên trên tất cả các quốc gia có Better Work thì chỉ có 26 vấn đề trong số này sẽ được báo cáo công khai trên Cổng thông tin minh bạch (Better Work portal). Các vấn đề này bao gồm:

Lao động trẻ em

Phân biệt đối xử

  • Sa thải công nhân đang mang thai hoặc nghỉ thai sản hoặc buộc họ phải nghỉ việc
  • Phân biệt đối xử về Giới
  • Quấy rối tình dục

Lao động cưỡng bức

  • Cưỡng bức việc tự do di chuyển ra khỏi chỗ làm việc, kể cả trong giờ tăng ca
  • Tăng ca cưỡng bức bằng hình thức đe dọa hình phạt

Tự do hiệp hội

  • Tham gia công đoàn không tự nguyện
  • Cố gắng can thiệp, thao túng hoặc kiểm soát (các) công đoàn
  • Người sử dụng lao động tham gia vào việc ra quyết định, xây dựng điều lệ, quy chế, hoạt động, công tác hành chính, tài chính hoặc bầu cử của công đoàn
  • Trừng phạt công đoàn viên
  • Sa thải hoặc không gia hạn hợp đồng lao động do người lao động là thành viên công đoàn hoặc tham gia các hoạt động của công đoàn
  • Không thực hiện thỏa ước lao động tập thể
  • Trừng phạt người lao động vì tham gia đình công

Điều kiện làm việc

Tiền lương

  • Chi trả lương tối thiểu cho người lao động bình thường
  • Chi trả làm thêm giờ
  • Thông báo cho người lao động về các khoản thanh toán lương và khấu trừ
  • Thanh toán nghỉ thai sản

Hợp đồng và nhân sự

  • Bắt nạt, quấy rối hoặc sỉ nhục người lao động

An toàn vệ sinh lao động (OSH)

  • Cơ chế đảm bảo sự hợp tác giữa người lao động và quản lý về các vấn đề về ATVSLĐ
  • Đánh giá, giám sát, ngăn ngừa và/hoặc hạn chế người lao động tiếp xúc với hóa chất độc hại
  • Diễn tập khẩn cấp định kỳ
  • Các lối thoát hiểm tiếp cận được, không bị che chắn, và/hoặc không bị khóa trong giờ làm việc, kể cả giờ làm thêm
  • Số lượng các lối thoát hiểm
  • Hệ thống phát hiện và báo cháy
  • Nước uống

Lý do từ chối đánh giá

LỢI ÍCH KHI THAM GIA BETTER WORK

  • Đáp ứng tiêu chuẩn lao động quốc tế và các yêu cầu pháp lý quốc gia về điều kiện lao động
  • Cải thiện môi trường làm việc theo hướng an toàn, khoa học, tiên tiến
  • Củng cố mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
  • Giúp người lao động yên tâm làm việc
  • Thu hút được nguồn lao động chất lượng và gắn bó lâu dài
  • Nâng cao hiệu quả công việc
  • Hạn chế các tai nạn, rủi ro trong quá trình làm việc
  • Giảm thiểu các thiệt hại, tổn thất do điều kiện lao động không đảm bảo
  • Giảm bớt các cuộc kiểm tra, đánh giá về môi trường làm việc
  • Có cơ hội tham gia vào các chương trình đánh giá, tư vấn và đào tạo của Better Work
  • Học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các lãnh đạo và chuyên gia trong ngành
  • Nâng cao uy tín và danh tiếng thương hiệu
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành
  • Mở ra các cơ hội hợp tác và kinh doanh mới

QUY TRÌNH TƯ VẤN TIÊU CHUẨN BETTER WORK

 
Nội dung Trách nhiệm tư vấn Trách nhiệm tổ chức
1. Chuẩn bị:

  • Họp khởi động dự án
  • Thành lập ban Better Work
  • Tìm kiếm thông tin về việc tiếp cận và áp dụng Better Work trước đó của tổ chức
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức trong việc tham gia Better Work
  • Thống nhất phạm vi hoặc sơ bộ phạm vi, ngoại lệ (nếu có)
  • Thống kê những quy trình, tài liệu, hồ sơ cần viết phù hợp với hoạt động của tổ chức (dựa vào sơ đồ tổ chức)
  • Cung cấp thông tin xác thực tình trạng tổ chức
  • Cam kết thực hiện của lãnh đạo cao nhất
  • Thành lập ban chỉ đạo Better Work
  • Tổ chức họp thống nhất nội dung với đại diện các bộ phận, phân công công việc cho người liên quan
2. Khảo sát hiện trạng tổ chức
  • Xác định người phụ trách liên hệ chính và phân công công việc
  • Xác định Những điểm phù hợp và chưa phù hợp của thực tế hoạt động tổ chức với Better Work
  • Xác định phạm vi hoạt động của tổ chức và sơ đồ tổ chức
  • Xác định việc đáp ứng các yêu cầu pháp luật, các quá trình và biểu mẫu đang áp dụng
  • Phân công người chịu trách nhiệm chính
3. Đào tạo nhận thức Better Work
  • Giảng viên đào tạo, phân tích yêu cầu của tiêu chuẩn
  • Hướng dẫn áp dụng thực tế
  • Hướng dẫn nội dung thực hành
  • Bố trí Phòng học, bảng, máy chiếu
  • Bố trí cho đại diện các Phòng ban tham dự
  • Yêu cầu người tham dự tham gia đầy đủ, tuân thủ các quy định trong lớp học
4. Hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu Better Work
  • Thống nhất form mẫu chuẩn dùng cho soạn thảo
  • Hỗ trợ xây dựng tài liệu
  • Cung cấp tài liệu tham khảo
  • Tư vấn phương án tối ưu để giảm lượng hồ sơ không cần thiết
  • Nhân viên trực tiếp phụ trách soạn thảo tài liệu
  • Trao đổi cùng các bộ phận liên quan để thống nhất nội dung và biểu mẫu tài liệu
  • Hoàn thiện nội quy, quy chế của tổ chức
5. Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu Better Work vào hoạt động của tổ chức
  • Hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu
  • Hướng dẫn ghi chép, lưu trữ hồ sơ đối với từng vị trí
6. Đào tạo đánh giá nội bộ
  • Cử giảng viên đào tạo đánh giá nội bộ
  • Tư vấn tổ chức bố trí nhân sự cho cuộc đánh giá nội bô
  • Cấp chứng nhận tham gia đào tạo đánh giá nội bộ
  • Bố trí nhân sự tham dự từ các Phòng ban
  • Chuẩn bị Phòng học, máy chiếu, bảng
  • Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ 1 số phòng ban để tiến hành đánh giá như một bài tập mẫu
7. Hỗ trợ khắc phục sau đánh giá nội bộ
  • Hỗ trợ qua mail, điện thoại
  • Yêu cầu các Phòng ban/bộ phận có điểm không phù hợp thực hiện hành động khắc phục
8. Hỗ trợ đánh giá chính thức
  • Hỗ trợ thực hiện các hành động khắc phục (nếu có)
  • Bố trí nhân sự tham gia cuộc đánh giá chính thức
  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ, hỗ trợ cho đoàn đánh giá
  • Cung cấp thông tin, bằng chứng của sự phù hợp
  • Thực hiện các hành động khắc phục (nếu có)

Lưu ý: Thời gian tư vấn sẽ được thảo luận chi tiết tùy từng doanh nghiệp theo quy mô, phạm vi hoạt động, nhu cầu thực tế…

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BETTER WORK

  • Về lãnh đạo doanh nghiệp: Điều kiện tiên quyết tạo nên thành công trong việc áp dụng và duy trì chương trình Better Work xuất phát từ cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách theo các nội dung của Better Work và tuân thủ áp dụng Better Work trên thực tế.
  • Về yếu tố con người: Huy động và khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong công ty giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng Better Work. Bởi vậy, công ty cần cung cấp các khóa đào tạo và trang bị kiến thức về Better Work cho các thành viên của mình để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về các yêu cầu của tiêu chuẩn.
  • Về công nghệ thiết bị: Bên cạnh yếu tố con người thì sự tiên tiến, hiện đại của trang thiết bị công nghệ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp áp dụng Better Work dễ dàng hơn. Mặc dù Better Work có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc, bất kể loại hình kinh doanh hay trình độ thiết bị công nghệ nhưng những doanh nghiệp sở hữu trình độ công nghệ thiết bị càng hiện đại thì việc áp dụng Better Work càng trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
  • Về quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình áp dụng Better Work càng nhiều.
  • Về chuyên gia tư vấn: Yêu cầu về chuyên gia tư vấn là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công của kế hoạch áp dụng Better Work tại các tổ chức, công ty. Các chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chương trình Better Work và có kế hoạch áp dụng phù hợp với bối cảnh của tổ chức trong thời gian ngắn, đồng thời hỗ trợ đưa vào vận hành hệ thống với hiệu quả cao.

DANH SÁCH QUY TRÌNH BETTER WORK CẦN CÓ

  • Quy trình đánh giá rủi ro
  • Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
  • Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
  • Quy trình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Quy trình thương lượng tập thể
  • Quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể
  • Quy trình tổ chức đình công hợp pháp
  • Quy trình tuyển dụng
  • Quy trình đào tạo
  • Quy trình làm việc, sản xuất
  • Quy trình nâng lương, khen thưởng, kỷ luật
  • Quy trình đánh giá nội bộ
  • Quy trình xử lý tình huống khẩn cấp

HỒ SƠ, BIỂU MẪU, TÀI LIỆU BETTER WORK CẦN CÓ

  • Hồ sơ theo dõi lao động chưa thành niên
  • Quyết định chấp nhận ban chấp hành công đoàn
  • Thỏa ước lao động tập thể
  • Quy chế dân chủ
  • Nội quy lao động
  • Quy định kỷ luật lao động
  • Hợp đồng lao động
  • Thang lương, bảng lương
  • Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng lương
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động
  • Báo cáo về tình hình bảo hiểm
  • Hồ sơ tuyển dụng
  • Hồ sơ kỷ luật lao động
  • Hồ sơ đào tạo an toàn vệ sinh lao động
  • Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động
  • Giấy phép thẩm duyệt PCCC và hồ sơ thiết kế hệ thống PCCC
  • Biên bản kiểm tra về PCCC, thông kê, báo cáo về PCCC
  • Phương án PCCC và Cứu nạn cứu hộ
  • Phiếu thông tin an toàn hóa chất nguy hại
  • Báo cáo tình hình sử dụng chất thải nguy hại
  • Báo cáo quan trắc môi trường lao động
  • Hồ sơ kiểm tra máy móc, thiết bị
  • Kế hoạch ứng phó khẩn cấp/ Phương án sơ tán / Xử lý sự cố
  • Hồ sơ khám sức khỏe cho người lao động
  • Hồ sơ tai nạn lao động
  • Báo cáo đánh giá rủi ro
  • Các tài liệu khác theo yêu cầu của tổ chức đánh giá

DỊCH VỤ TƯ VẤN BETTER WORK CỦA CHÚNG TỐI

Quý doanh nghiệp nên lựa chọn Chúng Tôi là đơn vị tư vấn Better Work về Chương trình Làm Việc Tốt hơn bởi những lý do sau:

  • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia của Chúng Tôi có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn tiêu chuẩn tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Mạng lưới tư vấn rộng lớn: Đội ngũ chuyên gia của Chúng Tôi có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
  • Dịch vụ Tư vấnhàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc luôn lắng nghe các khiếu nại của khách hàng, Chúng Tôi cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện năng lượng dịch vụ của mình.
  • Đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp đạt được báo cáo hợp lệ được thừa nhận & công nhận quốc tế.

Để được tư vấn Better Work quý khách có thể liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698  để được tư vấn một cách tốt nhất. 

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ