Theo Thông tư số 16/2010/TT-BCT được ban hành ngày ngày 20/04/2010, kể từ ngày 05/06/2010, các doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ bắt buộc phải đăng ký Mã số nhà sản xuất (MID). Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn tìm hiểu Mã MID là gì và cần làm gì để được cấp Mã số nhà sản xuất?

Mục lục
MÃ SỐ NHÀ SẢN XUẤT (MID) LÀ GÌ?
“Mã số nhà sản xuất” tiếng Anh là “Manufacturer Identification Code”, hay còn gọi là Mã MID. Mã số MID được sử dụng để nhận dạng nhà sản xuất và phải được thể hiện trên hóa đơn thương mại. Nó được sử dụng thay thế cho tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất, người gửi hàng hoặc nhà xuất khẩu và luôn được yêu cầu khi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
CƠ SỞ PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN MÃ MID
- Luật Thương Mại số: 36/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005
- Thông tư số: 16/2010/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 20 tháng 04 năm 2010 quy định cấp Mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu (MID) sang Hoa Kỳ
- Quyết định số: 1059/2005/QĐ-BTM do Bộ Thương Mại ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2005 quy định về hướng dẫn đăng ký mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
- Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ MID
- Đơn đăng ký mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (quy định tại Phụ lục 2);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao
- Đăng ký mã số thuế: 01 bản sao
- Biên bản kiểm tra năng lực sản xuất hàng dệt may (quy định tại Phụ lục 3 đính kèm Thông tư số 16/2010/TT-BCT) do Sở Công Thương địa phương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư lập.
KIỂM TRA NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY KHI ĐĂNG KÝ MÃ MID
-
Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra kịp thời, không báo trước (doanh nghiệp chỉ được báo trước nhiều nhất 02 giờ đồng hồ trước khi Đoàn đến), trừ trường hợp doanh nghiệp tự đề nghị kiểm tra.
-
Tổ chức Đoàn kiểm tra
Sở Công Thương làm đầu mối, chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Ban kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm, trong đó mỗi cơ quan trên sẽ có ít nhất 02 thành viên (có thể thay thế nhau) tham gia trong các Đoàn kiểm tra liên ngành;

Đoàn kiểm tra liên ngành được thành lập trong số thành viên của Ban kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm. Trưởng đoàn phải là lãnh đạo cấp phòng/ ban trở lên của Sở Công Thương. Sở Công Thương ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cho từng doanh nghiệp khi có văn bản đề nghị của Bộ Công Thương hoặc của doanh nghiệp.
-
Thủ tục và nội dung kiểm tra
Khi làm việc với doanh nghiệp, Trưởng đoàn trao 01 bản chính Quyết định của Sở Công Thương về thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp đó.
Đoàn xác định năng lực sản xuất hàng may mặc của doanh nghiệp và cập nhật vào Biên bản kiểm tra theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BCT
Công tác kiểm tra được tiến hành theo đúng quy định, không được sách nhiêu, gây trở ngại cho sản xuất của doanh nghiệp.
Yêu cầu doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành quy định kiểm tra, cử đại diện có thẩm quyền hợp tác với Đoàn ngay khi nhận được thông báo qua điện thoại hoặc khi Đoàn đến cơ sở. Doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ hồ sơ về quản lý, máy móc, thiết bị, lao động và đưa Đoàn kiểm tra trực tiếp tại tất cả các kho, xưởng, ký xác nhận vào biên bản kiểm tra.
Biên bản kiểm tra được lập thành 05 bản: 01 bản bản do doanh nghiệp lưu giữ, 01 bản do Sở Công Thương lưu giữ, 01 bản do Sở Kế hoạch và Đầu tư lưu giữ, 01 bản gửi về Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu và 01 bản gửi về Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
TRÌNH TỰ VÀ THỜI GIAN CẤP MÃ SỐ NHÀ SẢN XUẤT (MID)
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực triếp tại các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho doanh nghiệp những chi tiết cần sửa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực in số tham chiếu, đóng dấu và trả mã số cho doanh nghiệp trong vòng 03 giờ làm việc. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp mã số, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực hoặc thông qua bưu điện.
NGUYÊN TẮC TẠO MÃ SỐ NHÀ SẢN XUẤT MID
Mã số MID có thể dài tới 15 ký tự liền (không có khoảng trống giữa các số). Trong đó thể hiện các thông tin sau:
- Nước sản xuất: 2 ký tự tên nước (theo ISO)
- Tên nhà sản xuất: Tối đa 6 ký tự.
- Địa chỉ nhà sản xuất: Tối đa 4 ký tự
- Tên thành phố: 3 ký tự đầu của tên thành phố
HƯỚNG DẪN CHỌN TỔ CHỨC HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ MÃ MID UY TÍN
Một tổ chức uy tín cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã MID cho doanh nghiệp là tổ chức đáp ứng một số tiêu chí sau:
- Phải là tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật, có giấy đăng ký hoạt động hợp pháp
- Đội ngũ bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng, giàu kinh nghiệm, nắm bắt và cập nhật kịp thời các quy định mới liên quan tới Mã MID
- Tư vấn tận tâm, nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng tối đa
- Quy trình dịch vụ rõ ràng, chuyên nghiệp, khoa học, tối ưu hóa hiệu suất công việc, tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng
- Báo phí dịch vụ hợp lý, cạnh tranh
- Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…
Việc tìm kiếm và lựa chọn một tổ chức tư vấn toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn, nhất là những khách hàng chưa hiểu rõ về quy trình đăng ký Mã số nhà sản xuất MID. Lựa chọn sai tổ chức tư vấn có thể tiềm ẩn rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà không đạt được kết quả như mong đợi.
Thư Viện Tiêu Chuẩn tự tin là đơn vị đáp ứng các tiêu chí trên. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký Mã số MID để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được hướng dẫn cụ thể.