Chứng nhận SA8000 là một trong những chứng nhận uy tín về Trách nhiệm xã hội.
SA 8000 LÀ GÌ?
SA 8000 là tên gọi của bộ tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội do Tổ chức Quốc tế đa ngành phi chính phủ (Social Accountability International – SAI) xây dựng và phát triển. Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện được công bố lần đầu tiên vào năm 1997. Tiêu chuẩn SA 8000 được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận phù hợp với Trách nhiệm xã hội của một tổ chức.

PHIÊN BẢN MỚI NHẤT CỦA TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA 8000
Tổ chức Quốc tế đa ngành phi chính phủ (Social Accountability International – SAI) lần lượt tung ra 4 phiên bản tương ứng với năm phát hành của tiêu chuẩn, cụ thể
- Tiêu chuẩn SA 8000:2001 (Năm 2001)
- Tiêu chuẩn SA 8000:2004 (Năm 2014)
- Tiêu chuẩn SA 8000:2008 (Năm 2008)
- Tiêu chuẩn SA 8000:2014 (Năm 2014)
Tính tới nay, Tiêu chuẩn SA 8000:2014 là phiên bản mới nhất hiện nay, trong đó có một số sửa đổi và bổ sung so với phiên bản cũ.
![]() |
![]() |
![]() |
CHỨNG NHẬN SA8000 LÀ GÌ?
Chứng nhận SA8000 hay cấp chứng chỉ SA8000 (SA8000 Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận SA8000 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận SA8000 nhằm đánh giá sự phù hợp về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
(Phần này em tự viết)
GIẤY CHỨNG NHẬN SA 8000 LÀ GÌ?
Giấy chứng nhận SA 8000 hay chứng chỉ SA 8000 (SA 8000 Certificate) là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận SA 8000 hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận SA 8000 có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.
ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN SA8000
Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000:2014 được thiết kế phù hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp, bất kể tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào với mọi quy mô ra sao đều có thể đăng ký chứng nhận SA8000 để đánh giá sự phù hợp về Trách nhiệm xã hội.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN SA 8000:2014 TIẾNG VIỆT PDF
STT | Tiêu đề | Nội dung |
1 | Lao động trẻ em | Không được sử dụng lao động trẻ em, trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định nhưng phải tuân thủ một số điều kiện
|
2 | Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc | Không sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc; Không giữ giấy tờ tùy thân gốc hoặc giữ lương, tài sản của người lao động để ép họ tiếp tục làm việc
|
3 | Sức khỏe và an toàn | Cung cấp môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và các trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho người lao động; Huấn luyện an toàn và sức khỏe định kỳ cho mọi nhân viên
|
4 | Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể | Nhân viên có quyền thành lập, tham gia và tôt chức công đoàn theo ý nguyện và nhân danh họ để thương lượng tập thể với tổ chức |
5 | Phân biệt đối xử | Không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, tiền lương, cơ hội tiếp cận với việc đào tạo, thăng tiến, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu dựa trên đặc điểm cá nhân không liên quan tới công việc; Không cho phép tất cả các hành vi đe dọa, lạm dụng, bóc lột, cưỡng bức thân thể và tinh thần tại nơi làm việc
|
6 | Xử phạt | Không tham gia và dung túng cho việc sử dụng nhục hình, áp bức thể xác hoặc tinh thần; Nghiêm cấm các hành vi đối xử thô bạo hoặc vô nhân đạo
|
7 | Giờ làm việc | Giờ làm việc chính thức 1 tuần không vượt giá 48 tiếng; Cung cấp ít nhất 1 ngày nghỉ sau 6 ngày làm việc liên tục; Việc làm thêm giờ dựa trên nguyên tắc tự nguyên và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động
|
8 | Tiền lương | Trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo luật hiện hành; Không kỷ luật bằng cách trừ lương |
9 | Hệ thống quản lý | Chính sách, Quy trình và Hồ sơ Ghi chép |
Ban Trách nhiệm Xã hội | ||
Xác định và Đánh giá rủi ro | ||
Giám sát | ||
Giao tiếp và Thông tin nội bộ | ||
Quản lý và Giải quyết khiếu nại | ||
Kiểm chứng từ bên ngoài và Can thiệp của các bên liên quan | ||
Hành động khắc phục và phòng ngừa | ||
Huấn luyện và Xây dựng năng lực | ||
Quản lý Nhà cung cấp và Nhà thầu |
→ Xem thêm Thảo Luận Chi tiết nội dung của tiêu chuẩn SA 8000
LỢI ÍCH CỦA SA 8000 – BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ SA8000?
-
Về mặt quản lý doanh nghiệp
- Cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng
- Quản lý, xác định các rủi ro có thể xảy ra cho chuỗi cung ứng
- Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa người sử dụng lao động và người lao động
- Nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
- Tăng cường quản lý giám sát chuỗi cung ứng một cách có hệ thống
-
Về kinh tế:
- Giảm thiểu, loại bỏ các sự cố, rủi ro có thể xảy ra tại nơi làm việc
- Tiết kiệm chi phí xử lý rủi ro và hạn chế thiệt hại
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,
- Cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhờ người lao động yên tâm làm việc và cống hiến trong môi trường an toàn
- Giảm bớt các cuộc đánh giá trùng lặp về trách nhiệm xã hội, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức

-
Về mặt thị trường
- Đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm xã hội của pháp luật và khách hàng
- Củng cố niềm tin cho người tiêu dùng/khách hàng
- Chiếm lĩnh thị trường
- Củng cố và phát triển thị phần
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Thuận lợi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa sang các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ
![]() |
![]() |
![]() |
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN SA8000
Bước 1: Đăng ký chứng nhận SA8000
Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận SA8000.
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá chính thức
Tổ chức đánh giá gửi hợp đồng đánh giá bao gồm có kế hoạch và chi phí đánh giá cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kết và chuẩn bị cho đánh giá chính thức. Có 3 hình thức đánh giá là:
- Đánh gía thông báo trước hoàn toàn (Doanh nghiệp được thông báo về ngày đánh giá)
- Đánh giá thông báo trước một phần (Doanh nghiệp được thông báo về khảng thời gian trong một tháng diễn ra đánh giá)
- Đánh giá không thông báo trước
Bước 3: Tự đánh giá trước khi đánh giá chính thức
Để chứng minh doanh nghiệp mình đã áp dụng và tuân thủ các yêu cầu SA 8000, cơ sở cần hoàn thiện việc tự đánh giá trước kỳ đánh giá chính thức. Việc tự đánh giá trước khi tiến hành đánh giá chính thức giúp doanh nghiệp làm quen với các yêu cầu đánh giá của SA 8000 tốt hơn.
Bước 4: Đánh giá chính thức tại cơ sở
Quá trình đánh giá tại cơ sở được bắt đầu bằng một cuộc họp khai mạc, trong đó nêu rõ mục đích và quy trình đánh giá SA 8000. Sau khi thống nhất lần cuối những nội dung triển khai, đánh giá viên sẽ tiến hành phỏng vấn các nhân viên và quản lý của doanh nghiệp về các vấn đề như: phân biệt đối xử, lao động trẻ em, những thiếu sót trong hệ thống an toàn tại nơi làm việc,…
Bên cạnh đó, đánh giá viên sẽ rà soát toàn bộ hệ thống tài liệu SA 8000 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng về Trách nhiệm xã hội theo yêu cầu của tổ chức đánh giá. Trong đó tập trung đối chiếu tài liệu với việc áp dụng và tuân thủ trong thực tế về: quy trình hệ thống quản lý, hợp đồng tuyển dụng, thời gian làm việc, bảng lương,…
Ngoài ra, đánh giá viên sẽ chụp ảnh về điều kiện cơ sở vật chất và các hoạt đọng liên quan tới việc áp dụng SA 8000 tại cơ sở.
Kỳ đánh giá chính thức kết thúc bằng một cuộc họp tổng kết.
Bước 6: Cấp chứng chỉ SA8000 có hiệu lực trong vòng 3 năm
Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận SA8000 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm
Theo quy định, chứng nhận SA8000 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000 và luôn có hiệu lực.
Bước 8: Tái chứng nhận
Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.
Xem thêm Tư vấn SA8000
ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN SA 8000
-
Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn
Tổ chức chứng nhận SA 8000 sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.
-
Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên
Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn SA 8000 là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.
-
Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình
Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành chứng nhận SA 8000.
-
Hoàn thiện cơ sở vật chất
Bên cạnh hệ thống tài liệu SA800 thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
![]() |
![]() |
![]() |
CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ SA8000?
Về cơ bản, chi phí chứng nhận SA 8000 trong vòng 3 năm thường bao gồm:
- Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
- Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
- Chi phí đăng ký dấu công nhận
- Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
- Chi phí năm giám sát thứ hai
Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận SA 8000 khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp
- Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
- Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
- Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
- Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp
DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI
- 01 khóa học Public về SA 8000
- 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
- Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
- Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của Chúng Tôi.
![]() |
![]() |
![]() |