Các điều kiện thuận lợi và khó khăn ISO 22000 là điều mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp hết sức quan tâm khi xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 22000
Mục lục
ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000
Thuận lợi 1: Tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng ngày càng phổ biến
Biểu hiện:
- ISO 22000 là 1 trong 5 loại chứng chỉ phổ biến nhất trong các chứng chỉ quốc tế
- Số lượng chứng chỉ ISO 22000 tăng dần qua các năm
- Tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng với mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm
Nguyên nhân:
- Nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 do yêu cầu của khách hàng
- Các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được lợi ích khi áp dụng ISO 22000:2018
Thuận lợi 2: Nội dung Tiêu chuẩn ISO 22000 được hoàn thiện
Biểu hiện:
- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) lần lượt ban hành 2 phiên bản: ISO 22000:2005, ISO 22000:2018
- Phiên bản sau có sự sửa đổi, bổ sung so với phiên bản trước
Nguyên nhân:
- Cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn
- Thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới
Thuận lợi 3: Tiêu chuẩn ISO 22000 tương thích với pháp luật Việt Nam
Biểu hiện:
- TCVN ISO 22000:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 22000:2018. TCVN ISO 22000:2018 do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Nguyên nhân:
- Nhà nước thừa nhận và công nhận giá trị của tiêu chuẩn ISO 22000
Thuận lợi 4: Dịch vụ tư vấn ISO 22000 phát triển
Biểu hiện:
- Xuất hiện nhiều công ty tư vấn ISO 22000
- Nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn ISO 22000 trong quá trình áp dụng ISO 22000
Nguyên nhân:
- Tổ chức, doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung tiêu chuẩn ISO 22000
- Tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn
- Tổ chức, doanh nghiệp nắm được quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000
KHÓ KHĂN ISO 22000 – NHƯỢC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP KHI TRIỂN KHAI ISO
Khó khăn 1: Trở ngại về mặt tâm lý
Biểu hiện:
- Ngại học hỏi cái mới
- Ngại thay đổi cách làm cũ
- Không chịu cải tiến
Nguyên nhân:
- Đã quen với cái cũ
- Không muốn mất thời gian, công sức vào cái mới
- Lười, trì trệ
Giải pháp:
- Thay đổi về mặt tư duy
- Tạo ra động lực để tiếp thu cái mới
Khó khăn 2: Cản trở từ phía lãnh đạo
Biểu hiện:
- Lãnh đạo không tuyên bố cam kết công khai
- Lãnh đạo không hỗ trợ nguồn lực kịp thời trong quá trình triển khai áp dụng ISO 22000
- Lãnh đạo đưa ra các quyết định sai lầm
Nguyên nhân:
- Chưa hiểu bối cảnh tổ chức
- Chưa hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 22000
- Năng lực không đủ
- Không nhiệt tình tham gia
Giải pháp:
- Tìm hiểu về thực trạng của tổ chức
- Ra quyết định dựa trên bằng chứng
- Không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực
- Tham gia khóa đào tạo nhận thức ISO 22000
Khó khăn 3: Nhân sự không hợp tác
Biểu hiện:
- Không chủ động đóng góp ý kiến
- Không tích cực trong các hoạt động chung của tổ chức, doanh nghiệp
- Thiếu thiệt tình với các sáng kiến, cải tiến mới trong công việc
- Chưa hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Nguyên nhân:
- Thiếu tin tưởng vào những cái mới
- Chưa hiểu hết về các chương trình chất lượng
- Không chịu thay đổi
- Không biết làm
- Không được trao quyền
- Năng lực không đủ
Giải pháp:
- Phổ biến rộng rãi về các chính sách mới trong nội bộ tổ chức
- Thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo
- Ban hành các quy trình, văn bản hướng dẫn, mô tả công việc
- Khen thưởng những cá nhân có biểu hiện xuất sắc
- Trao quyền cho những nhân sự xứng đáng
Khó khăn 4: Vướng mắc khi xây dựng hệ thống tài liệu và khó khăn khi triển khai thực hiện
Biểu hiện:
- Không xác định được các quy trình cần xây dựng
- Thống kê không đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu cần chuẩn bị
- Không phân tách được nội dung dẫn tới việc các tài liệu có sự trùng lặp
- Phân công công việc chưa phù hợp, rõ ràng
- Không kiểm soát tốt quá trình thực hiện
- Chưa tiến hành đánh giá nội bộ
Nguyên nhân:
- Chưa hiểu về yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000
- Chưa nắm rõ hồ sơ năng lực của nhân sự
- Bộ máy tổ chức sắp xếp chưa hợp lý
- Năng lực quản lý còn yếu
Giải pháp:
- Tìm tới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn ISO 22000
- Học hỏi kinh nghiệm từ những trường hợp tương tự đã thành công trước đó
- Triển khai các khóa huấn luyện, đào tạo
- Thành lập bộ phận và quy trình kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn
- Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ
- Tìm ra các nguyên nhân, lỗ hổng cần khắc phục
Xem thêm Danh mục tài liệu ISO 22000
Khó khăn 5: Lựa chọn đơn vị tư vấn ISO 22000 chưa phù hợp
Biểu hiện:
- Các hướng dẫn của đơn vị tư vấn không đúng với quy trình chuẩn
- Các giải pháp, khuyến nghị đưa ra không mang lại hiệu quả
- Mất nhiều thời gian triển khai thực hiện nhưng không đem lại kết quả
Nguyên nhân:
- Không xác định các tiêu chí đánh giá đơn vị tư vấn ISO 22000
- Chỉ dựa và chi phí, báo giá để lựa chọn chứ không quan tâm tới các yếu tố khác
- Chưa có sự so sánh, tham khảo giữa các bên trước khi đưa ra lựa chọn
Giải pháp:
- Có tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn cụ thể
- Tìm hiểu chi tiết các thông tin của đơn vị tư vấn ISO 22000
- Có sự so sánh giữa các bên trước khi lựa chọn
Khó khăn 6: Chưa biết cách phân bố thời gian hợp lý
Biểu hiện:
- Không có thời gian dành cho các hoạt động xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Mất nhiều thời gian vào những nhiệm vụ có thể hoàn thành nhanh chóng
- Rút ngắn quy trình làm ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm
Nguyên nhân:
- Chủ quan, nóng vội
- Phân bố công việc chưa hợp lý
- Không chuẩn bị tốt trước khi triển khai
Giải pháp:
- Lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện
- Phân công người chịu trách nhiệm rõ ràng
- Tiến hành theo quy trình, không nóng vội
Khó khăn 7: Thiếu kinh phí
Biểu hiện:
- Không đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng
- Không mở các khóa đào tạo, huấn luyện cần thiết cho nhân viên
- Không đầu tư để tuyển dụng nhân sự chất lượng
- Không thuê chuyên gia tư vấn khi cần
- Không đăng ký chứng nhận ISO 22000
Nguyên nhân:
- Khó khăn về mặt tài chính
- Không đầu tư
Giải pháp:
- Tìm cách phân bổ lại nguồn ngân sách
- Cắt giảm lãng phí trong quá trình hoạt động
- Xây dựng nguồn quỹ riêng dành cho việc áp dụng ISO 22000
Khó khăn 8: Thiếu nhân sự
Biểu hiện:
- Có việc nhưng không có người làm
- Một người phải chịu trách nhiệm quá nhiều công việc nên không hiệu quả
- Nhân sự không đáp ứng yêu cầu công việc
Nguyên nhân:
- Chưa chú trọng vào công tác tuyển dụng
- Chưa đào tạo đầy đủ khi nhân viên nhận việc
- Năng lực của nhân sự không phù hợp với công việc
Giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch, quy trình tuyển dụng rò ràng
- Đánh giá năng lực nhân sự định kỳ
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tư vấn để nâng cao năng lực của nhân sự
Xem thêm Chứng nhận ISO 22000
Để được tư vấn ISO 22000 với chi phí tốt nhất, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với i Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com