Tiêu chuẩn 50001:2018 có tất cả 10 điều khoản theo cấu trúc bậc cao. Dưới đây là nội dung chi tiết của ISO 50001:2018 – Điều khoản 5
Xem thêm ISO 50001:2018 – Điều khoản 4- Bối cảnh của Tổ Chức
Mục lục
5.1 . Sự Lãnh đạo và cam kết trong ISO 50001:2018 – Điều khoản 5
Các hoạt động theo yêu cầu tiêu chuẩn: Lãnh đạo cao nhất phải chứng minh vai trò lãnh đạo và sự lãnh cam kết đối với việc cải tiến liên tục kết quả hoạt động năng đạo lượng và hiệu lực của HTQLNL.

Giải thích:
- Vai trò và sự cam kết của lãnh đạo cao nhất của tổ chức là thiết yếu để thực hiện thành công HTQLNL. “Lãnh đạo cao nhất” theo định nghĩa trong ISO 50001: 2018 (3.1.2), là người hay nhóm người định hướng và kiểm soát một tổ chức về HTQLNL ở cấp độ cao nhất . Theo đó, lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm toàn diện đối với HTQLNL, chỉ đạo điều hành HTQLNL theo cách tương tự như điều hành các lĩnh vực khác trong tổ chức, ví dụ như phân bổ và kiểm soát về ngân sách để triển khai HTQLNL. Lãnh đạo cao nhất có thể trao quyền và cung cấp các nguồn lực cho các hoạt động trong HTQLNL, tuy nhiên vẫn phải duy trì trách nhiệm tổng thể của mình đối với HTQLNL.
* Ví dụ: Trường hợp một tổ chức thực hiện, vận hành HTQLNL là một phần của tổ chức, khi đó, lãnh đạo cao nhất là người hay nhóm người chỉ đạo và kiểm soát phần đó.
- Lãnh đạo cao nhất cũng tham gia vào hoạt động xem xét của lãnh đạo (điều 9.3) và thúc đẩy cải tiến liên tục (điều 10.2).
Hướng dẫn:
- Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải:
– Thiết lập Phạm vi và Ranh giới của HTQLNL.
– Thiết lập Chính sách Năng lượng và các Mục tiêu Năng lượng được thiết lập và tương thích với định hướng chiến lược của tổ chức;
– Tích hợp các yêu cầu của HTQLNL và các quá trình hoạt động chủ chốt.
– Phê duyệt và triển khai các kế hoạch hành động, ví dụ các kế hoạch hành động về Mục tiêu Năng lượng.
– Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực để thực hiện HTQLNL có hiệu lực. Các nguồn lực cần thiết cho các giai đoạn thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLNL, cũng như các nguồn lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát, có thể bao gồm những loại nguồn lực sau:
+ Nguồn lực tài chính;
+ Nguồn nhân lực;
+ Các thiết bị sử dụng năng lượng;
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
– Trao đổi thông tin về tầm quan trọng của quản lý năng lượng trong tổ chức. Có thể thực hiện điều này qua việc cung cấp các ví dụ thực tế để minh họa nhu cầu thực sự của năng lượng trong bối cảnh của tổ chức và qua việc truyền đạt các yêu cầu HTQLNL trong tổ chức;
– Đảm bảo rằng HTQLNL sẽ đạt được các kết quả dự kiến bằng cách hỗ trợ việc thực hiện các quá trình quản lý năng lượng, cụ thể thông qua việc yêu cầu và xem xét các báo cáo về tình hình thực hiện và tính hiệu lực của HTQLNL. Các báo cáo đó có thể thu được từ hoạt động đo lường (điều 6.2 9.1), hoạt động xem xét của lãnh đạo và các báo cáo đánh giá nội bộ và bên ngoài. Lãnh đạo cao nhất cũng có thể đặt ra các mục tiêu thực hiện cho những nhân sự chủ chốt trong HTQLNL;
– Thúc đẩy cải tiến kết quả hoạt động năng lượng và HTQLNL, thông qua việc phê duyệt các biện pháp cải thiện năng lượng, thông qua việc đề ra các cơ chế thưởng phạt liên quan đến kết quả hoạt động năng lượng;
– Thành lập đội quản lý năng lượng, có thể bao gồm các vị trí chủ chốt của tổ chức liên quan đến vận hành và bảo dưỡng thiết bị sử dụng năng lượng trọng điểm, cung cấp năng lượng, cán bộ kỹ thuật, mua năng lượng và các thiết bị, dịch vụ liên quan đến năng lượng …
– Đảm bảo các EnPIs (Chỉ số kết quả hoạt động năng lượng) được thiết lập và thích hợp với kết quả hoạt động năng lượng.
– Đánh giá các nhu cầu nguồn lực khi tiến hành xem xét của lãnh đạo và thiết lập mục tiêu cải tiến liên tục và việc giám sát tính hiệu lực của các hoạt động đã hoạch định;
– Hỗ trợ các nhân sự có vai trò và trách nhiệm đã được phân công, xác định trong HTQLNL, theo đó họ được khích lệ để có thể chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động về cải tiến kết quả hoạt động năng lượng ở phạm vi trách nhiệm của họ.
– Khi có thay đổi ảnh hưởng đến HTQLNL và kết quả hoạt động năng lượng trong phạm vi HTQLNL, đảm bảo các quá trình được thiết lập và thực hiện để nhận biết và giải quyết các thay đổi này.
5.2 Chính sách và năng lượng trong ISO 50001:2018 – Điều khoản 5
Các hoạt động theo yêu cầu tiêu chuẩn:
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập Chính sách Năng lượng.
Giải thích:
- Chính sách Năng lượng là nền tảng cho việc xây dựng HTQLNL của tổ chức xuyên suốt tất cả các giai đoạn hoạch định, áp dụng, thực hiện, đánh giá và cải thiện kết quả hoạt động. Chính sách Năng lượng có thể là một tuyên bố vắn tắt mà các thành viên của tổ chức có thể dễ dàng hiểu và áp dụng vào hoạt động công việc của họ.
Hướng dẫn:
- Chính sách Năng lượng phải bao gồm các công bố cấp độ cao về dự định và sự định hướng về quản lý năng lượng trong một tổ chức, có thể cụ thể theo phạm vi của HTQLNL hoặc mở rộng hơn.
- Tất cả các chính sách khác, các thủ tục, các hoạt động và các mục tiêu liên quan đến quản lý năng lượng phải nhất quán với Chính sách Năng lượng.
- Chính sách Năng lượng phải phù hợp với mục đích và văn hóa của tổ chức , đưa ra được các khuôn khổ cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng. Chính sách Năng lượng phải cam kết:
– Đảm bảo sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng;
– Thỏa mãn các yêu cầu pháp lý hiện hành và các yêu cầu khác liên quan đến hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng;
– Cải tiến liên tục kết quả hoạt động năng lượng và HTQLNL.
- Chính sách Năng lượng phải hỗ trợ:
– Hỗ trợ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ hiệu suất năng lượng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động năng lượng.
– Hỗ trợ hoạt động thiết kế có tính đến việc cải tiến kết quả hoạt động năng lượng.
- Chính sách Năng lượng phải được xem xét và cập nhật khi cần.
- Chính sách Năng lượng phải có sẵn thông tin dạng văn bản để có thuận tiện trong truy cập. Tổ chức có thể treo các bản Chính sách Năng lượng tại những vị trí dễ thấy, dễ đọc, cũng có thể đưa lên trang web của mình.
- Chính sách Năng lượng phải được truyền đạt đến tất cả những người trong phạm vi HTQLNL, do đó, định dạng và ngôn ngữ sử dụng trong Chính sách phải phù hợp để những đối tượng liên quan có thể hiểu được dễ dàng.
- Lãnh đạo cao nhất phải quyết định việc truyền đạt Chính sách Năng lượng đến những bên quan tâm nào. Ví dụ, các bên quan tâm từ bên ngoài có thể là khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu/ thầu phụ và các cơ quan quản lý …
- Chính sách Năng lượng có thể được thiết lập riêng rẽ hoặc có thể được kết hợp chung trong Chính sách tổng thể về các vấn đề khác nhau của tổ chức (ví dụ: chất lượng, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm).
5.3 Các hoạt động theo yêu cầu tiêu chuẩn trong ISO 50001:2018 – Điều khoản 5
Các hoạt động theo yêu cầu tiêu chuẩn: Lãnh đạo cao nhất phân công trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức.
Giải thích:
- Trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến việc đảm bảo hệ thống quản lý năng lượng được thiết lập, được áp dụng, được duy trì và cải tiến liên tục.
Hướng dẫn:
- Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác sẵn có của tổ chức.
- Trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí có thể được mô tả trong các bảng mô tả công việc.