VietGAP và GlobalGAP là hai bộ tiêu chuẩn được các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp và thủy sản quan tâm. Bài biết dưới đây So sánh VietGAP và GlobalGAP để xem hai tiêu chuẩn này có gì giống và khác nhau.
Mục lục
VIETGAP VÀ GLOBALGAP LÀ GÌ?
-
Giới thiệu VietGAP
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu chuẩn VietGap ra đời ngày 28/01/2008- đó là kết quả của việc học hỏi các mô hình sản xuất GAP (từ gọi chung của các tiêu chuẩn GAP) ở các nước trên thế giới như: Malaysia, Thái Lan và các nước châu Âu…
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất
Xem thêm Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
-
Giới thiệu GlobalGAP
GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn khắc khe hơn VietGAP. GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice, tên sơ khai là EUREPGAP) được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Bangkok tháng 9/2007. GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đây là tiêu chuẩn trước cổng trang trại, có nghĩa là chứng nhận bao hàm toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm được chứng nhận từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học…và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia GlobalGAP. với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của GlobalGAP.
Xem thêm Tiêu chuẩn GlobalGAP
ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI SO SÁNH VIETGAP VÀ GLOBALGAP
-
So sánh VietGAP và GlobalGAP thấy khác biệt ở phạm vi công nhận
Chứng nhận VietGAP được thừa nhận trên thị trường Việt Nam. Trong khi đó, chứng nhận GlobalGAP được công nhận trên phạm vi toàn cầu. Các nhà cung cấp lớn trên thế giới cũng ưu tiên những mặt hàng có chứng nhận GlobalGAP hơn. Bởi vậy, áp dụng và đạt chứng chỉ GlobalGAP tạo điều khiện để các mặt hàng nông sản của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập hơn vào các thị trường khó tính.
-
So sánh VietGAP và GlobalGAP thấy khác biệt ở điều kiện đạt chứng nhận
Tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng 70 tiêu chí. Tiêu chuẩn GlobalGAP đòi hỏi khắt khe hơn nhiều. Để đạt chứng nhận GlobalGAP, doanh nghiệp phải đáp ứng được 252 tiêu chuẩn, bao gồm:
- 36 tiêu chuẩn đòi hỏi phải tuân thủ 100%
- 127 tiêu chuẩn phải tuân thủ tới mức 95% để được chấp nhận
- 89 tiêu chuẩn mang tính chất kiến nghị nhà sản xuất nên thực hiện
-
So sánh VietGAP và GlobalGAP thấy khác biệt ở cách nhận biết sản phẩm đạt chứng nhận
Những doanh nghiệp đạt chứng nhận VietGAP sẽ được cấp chứng chỉ cùng con dấu chất lượng in trên sản phẩm. Tuy nhiên, nông sản VietGAP của VN vẫn chưa có một logo thống nhất như Thái Lan, Malaysia. Ở cả 2 quốc gia trên, các sản phẩm phù hợp với các chương trình GAP quốc gia được trao chứng nhận một logo. Với Thái Lan là logo “chữ Q”, còn ở Malaysia là logo có chữ “Tốt nhất tại Malaysia”. Điều này dẫn tới tình trạng có không ít trường hợp nông sản không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn trà trộn với nông sản VietGAP. Hạn chế này gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc phân biệt các sản phẩm có đạt chứng nhận VietGAP hay không ngoài việc tin vào những thông tin mà nhà sản xuất cung cấp.
Những doanh nghiệp đạt chứng nhận GlobalGAP sẽ được cấp chứng chỉ, ngoài ra các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận GlobalGAP đều được dán nhãn với mã số GlobalGAP (GGN). Mã này gồm 13 chữ số nhằm xác định từng nhà sản xuất ở cấp độ doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Ngoài ra sản phẩm có chứng nhận GlobalGAP được lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu toàn cầu của GlobalGAP để đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Từ đó dễ dàng tham gia vào các sản thương mại điện tử trên toàn cầu.
ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG KHI SO SÁNH VIETGAP VÀ GLOBALGAP
- Bên cạnh những điểm khác biệt nêu trên thì VietGAP và GlobalGAP cũng có những điểm tương đồng sau:
- Cả hai tiêu chuẩn đều hướng tới nhóm đối tượng cung cấp các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Cả hai đều là tiêu chuẩn tự nguyện, ko bắt buộc áp dụng trừ trường hợp bị khách hàng hoặc đối tác yêu cầu
- Đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đảm bảo phúc lợi xã hội
- Đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất
- Cả hai đều mang lại những lợi ích giống nhau: Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt; Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng; Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường; Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh; Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục; Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.
——————————————————————————————————————————————————————
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com