Cả hai tiêu chuẩn ISO 17025 và ISO 9001 đều dành cho hệ thống quản lý chất lượng, nhưng chúng có mục đích khác nhau. Bài viết dưới đây của Thư Viện Tiêu Chuẩn sẽ giải thích sự khác biệt giữa ISO 17025 và ISO 9001.
Mục lục
Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 17025 là gì?
1.Tiêu chuẩn ISO 17025 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 17025 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC) giới thiệu vào năm 1999. ISO 17025 là tiêu chuẩn kỹ thuật về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với một hệ thống chất lượng, mà tất cả các tổ chức tham gia vào hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn phải thực hiện. Tiêu chuẩn ISO 17025 áp dụng cho tất cả các loại phòng thí nghiệm, bất kể là phòng thí nghiệm thương mại, phòng thí nghiệm của chính phủ, phòng thí nghiệm công nghiệp, phòng thí nghiệm học thuật, phòng thí nghiệm có quy mô lớn hay nhỏ.
2. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS – Quality Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên Toàn cầu.
Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng mạnh mẽ, đảm bảo sự cải tiến liên tục và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, bất kể quy mô và có thể áp dụng cho bất kỳ ngành nào.
Sự giống nhau giữa ISO 9001 và ISO 17025
Sự giống nhau giữa hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 17025 nằm ở điều khoản 8. Điều khoản này nêu rõ các yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn ISO 17025 nêu rõ rằng cần có một hệ thống quản lý tổng thể để đảm bảo phòng thí nghiệm hoạt động hiệu quả và nhất quán, cung cấp cho các phòng thí nghiệm tùy chọn giải quyết các yêu cầu này thông qua hệ thống quản lý ISO 9001.
Tiêu chuẩn ISO 17025 và ISO 9001 có phạm vi và ứng dụng riêng biệt, tuy nhiên 2 tiêu chuẩn này cũng có điểm tương đồng là đều tập trung vào sự hài lòng của khách hàng. Việc này thể hiện qua:
- Cải tiến liên tục: Cả hai tiêu chuẩn đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên tục cải tiến quy trình, sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tập trung vào khách hàng: ISO 17025 và ISO 9001 ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của khách hàng để nâng cao sự hài lòng.
- Trách nhiệm của ban quản lý: Cả hai tiêu chuẩn đều yêu cầu sự giám sát chặt chẽ để chứng minh khả năng lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chất lượng.
- Kiểm soát tài liệu và hồ sơ: Quản lý tài liệu và hồ sơ hiệu quả là đặc điểm của cả ISO 17025 và ISO 9001 nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng truy xuất nguồn gốc của thông tin.
Sự khác biệt giữa ISO 17025 và ISO 9001
1. Cấu trúc tiêu chuẩn
Khi so sánh hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 17025 thì sự khác biệt đầu tiên dễ thấy nhất có thể kể đến chính là cấu trúc của tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO 9001 có 10 điều khoản còn tiêu chuẩn ISO 17025 có 8 điều khoản.
Dưới đây là danh sách cụ thể các điều khoản ở hai tiêu chuẩn trên:
Điều khoản |
ISO 9001:2015 |
ISO 17025:2017 |
1 |
Phạm vi áp dụng |
Phạm vi áp dụng |
2 |
Tài liệu viện dẫn | Tài liệu viện dẫn |
3 |
Thuật ngữ và định nghĩa | Thuật ngữ và định nghĩa |
4 |
Bối cảnh tổ chức |
Yêu cầu chung |
5 |
Sự lãnh đạo |
Yêu cầu về cơ cấu |
6 |
Hoạch định |
Yêu cầu về nguồn lực |
7 |
Hỗ trợ |
Yêu cầu về quá trình |
8 |
Thực hiện |
Yêu cầu về hệ thống quản lý |
9 |
Đánh giá kết quả thực hiện |
|
10 |
Cải tiến |
|
2. Sự khác nhau về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 17025
- Bối cảnh của tổ chức: ISO 17025 không đề cập đến việc xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài hoặc các bên quan tâm, hoặc về việc thiết lập phạm vi QMS.
- Lãnh đạo: Mặc dù tiêu chuẩn ISO 17025 cũng có yêu cầu về cam kết của quản lý. Tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo về cả chính sách chất lượng không được đưa vào ISO 17025.
- Mục tiêu chất lượng: Trong ISO 9001:2015 mục tiêu chất lượng là các mục tiêu cải tiến quan trọng đối với hệ thống quản lý chất lượng, nhưng mục tiêu chất lượng lại không được đưa vào ISO 17025.
- Một số quy trình hỗ trợ: Mặc dù ISO 17025 bao gồm nhiều yêu cầu về nguồn lực và hỗ trợ khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, nhưng không bao gồm tất cả các yêu cầu từ ISO 9001. Ví dụ, ISO 17025:2017 không bao gồm các yêu cầu về kiến thức của tổ chức.
- Giám sát và đo lường: Mặc dù có các yêu cầu về giám sát và đo lường trong ISO 17025, nhưng những yêu cầu này không nhất thiết giải quyết được tất cả các yêu cầu của ISO 9001.
-
Phạm vi và trọng tâm áp dụng
ISO 9001 là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu tập trung vào việc thiết lập Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, bất kể quy mô, ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng một tổ chức/doanh nghiệp luôn cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Trong khi đó, ISO 17025 chỉ dành riêng cho các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Trọng tâm của nó nằm ở việc xác minh năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả thử nghiệm. Tiêu chuẩn này rất quan trọng đối với các phòng thí nghiệm đang tìm kiếm sự công nhận về năng lực kỹ thuật của họ.
-
Phương pháp tiếp cận theo quy trình so với năng lực kỹ thuật
Trong tiêu chuẩn ISO 9001 thì phương pháp tiếp cận theo quy trình là cốt lõi của ISO 9001. Phương pháp này nhấn mạnh vào việc xác định và quản lý có hệ thống các quy trình có liên quan để đạt được kết quả mong muốn và cải thiện hiệu quả và hiệu suất chung.
Ngược lại, ISO 17025 nhấn mạnh năng lực kỹ thuật, tập trung vào trình độ của nhân viên phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn thiết bị, phương pháp thử nghiệm và khả năng truy xuất nguồn gốc của phép đo. Nó đảm bảo rằng các phòng thí nghiệm duy trì độ chính xác và độ tin cậy trong các quy trình phân tích của họ.
-
Chứng nhận so với công nhận
Trong tiêu chuẩn ISO 9001: Các tổ chức có thể nhận được chứng nhận tuân thủ ISO 9001 thông qua các tổ chức chứng nhận được công nhận. Chứng nhận xác nhận rằng QMS của công ty đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, thúc đẩy uy tín và danh tiếng trên thị trường của công ty.
Tuy nhiên trong ISO 17025: Các phòng thí nghiệm thay vì được chứng nhận như ISO 9001 thì sẽ nhận được sự công nhận từ các tổ chức công nhận. Sự công nhận năng lực kỹ thuật của phòng thí nghiệm và sự tuân thủ các tiêu chuẩn ISO 17025, tạo nên sự tin tưởng vào độ chính xác của kết quả thử nghiệm của họ.
Tối đa hóa lợi ích của ISO 17025 và ISO 9001
Việc triển khai cả ISO 17025 và ISO 9001 có thể mang lại cho các tổ chức những lợi ích mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh của họ. Các tiêu chuẩn này bổ sung cho nhau, bởi vậy khi được triển khai đồng thời, hai tiêu chuẩn ISO này giúp các tổ chức:
- Nâng cao quản lý chất lượng trong khi quản lý năng lực và độ tin cậy của kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn.
- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cách luôn đáp ứng các yêu cầu và mang lại kết quả chính xác.
- Tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách chứng minh cam kết về mục tiêu chất lượng và năng lực kỹ thuật.
- Thúc đẩy cải tiến liên tục trên toàn bộ tổ chức, bao gồm cả hoạt động phòng thí nghiệm.
Hiểu được sự khác biệt giữa ISO 17025 và ISO 9001 rất hữu ích cho các tổ chức muốn cải thiện hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động phòng thí nghiệm của mình. Trong khi ISO 17025 tập trung vào năng lực và độ tin cậy của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, ISO 9001 bao gồm toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Bằng cách tích hợp cả hai tiêu chuẩn, các tổ chức có thể tối đa hóa lợi ích của mình, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường tương ứng của họ.
Trên đây là những thông tin về “Sự khác biệt giữa ISO 17025 và ISO 9001”. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 17025. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Email: thuvientieuchuan.org@gmail.com để được giải đáp.