Chứng nhận ISO 9001 là bằng chứng chứng minh tính hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Mục lục
LỢI ÍCH TỪ THỰC TẾ KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 9001
- Giấy chứng nhận ISO 9001 được công nhận quốc tế
- Đáp ứng yêu cầu của pháp luật
- Đáp ứng yêu cầu của các Khách hàng / Đối tác
- Xóa bỏ rào cản thương mại quốc tế
- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
- Quy trình làm việc khoa học, nhất quán
- Đội ngũ chuyên gia thân thiện, nhiệt tình
- Dịch vụ trọn gói
CHỨNG NHẬN ISO 9001 ĐƯỢC HIỂU NHƯ NÀO ?
Chứng nhận ISO 9001 hay đánh giá cấp chứng chỉ ISO 9001 (ISO 9001 Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận ISO 9001 có thẩm quyền thực hiện. nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
CHỨNG CHỈ ISO 9001 LÀ GÌ?
Chứng chỉ ISO 9001 hay giấy chứng nhận ISO 9001 (ISO 9001 Certificate) là bằng chứng chứng minh một tỏ chức đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận ISO 9001 hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận ISO 9001 có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.
10 ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
-
Phạm vi áp dụng
-
Tài liệu viện dẫn
-
Thuật ngữ và định nghĩa
-
Bối cảnh của tổ chức
- Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
- Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
- Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
- Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống
-
Sự lãnh đạo
- Sự lãnh đạo và cam kết
- Thiết lập chính sách chất lượng và trao đổi thông tin về chính sách chất lượng
- Vai trò trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
-
Hoạch định
- Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
- Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu
- Hoạch định các thay đổi
-
Hỗ trợ
- Nguồn lực
- Năng lực
- Nhận thức
- Trao đổi thông tin
- Tạo lập và cập nhật, kiểm soát thông tin dạng văn bản
-
Thực hiện
- Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
- Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ
- Thiết kế phát triển sản phẩm, dịch vụ
- Kiểm soát quá trình, sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
- Sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Thông qua sản phẩm và dịch vụ
- Kiểm soát đầu ra không phù hợp
-
Đánh giá kết quả thực hiện
- Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
- Đầu vào và đầu ra xem xét của lãnh đạo
-
Cải tiến
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục
- Cải tiến liên tục
→ Xem thêm Các điều khoản ISO 9001:2015 mới nhất
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001
- Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm, tìm hiểu các nhu cầu, mong muốn hiện tại và tương lai của khách hàng, tìm cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng.
- Lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng đồng bộ mục tiêu, phương hướng phát triển, chiến lược, kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo cần tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên tham gia vào việc đạt được mục tiêu chất lượng của tổ chức
- Con người là nguồn lực quan trọng của tổ chức. Mỗi nhân giữ một vai trò trong hệ thống, vì vậy mà sự tham gia tích cực của các thành viên là điều cần thiết. Đặc biệt cần tăng quyền tham gia cho những nhân sự có năng lực và có trách nhiệm trong tổ chức.
- Các nguồn lực và các hoạt động cần được quản lý theo quá trình, tức là phải có sự gắn kết với nhau để đạt được hiệu quả
- Doanh nghiệp cần tập trung cải tiến liên tục để luôn đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây vừa là mục tiêu vừa là phương pháp của các tổ chức.
- Mọi quyết định và hành động đều cần được đưa ra dựa trên việc phân tích và đánh giá dữ liệu, thông tin thực tế.
- Doanh nghiệp cần quản lý mối quan hệ của mình với các bên liên quan
→ Xem thêm 7 nguyên tắc của ISO 9001
ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN ISO 9001
Cũng như các tiêu chuẩn ISO khác, ISO 9001 có tính tổng quát rất cao, phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Không phân biệt quy mô, lĩnh vực hay loại hình kinh doah. Một số đối tượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sau thường áp dụng và đăng ký tư vấn ISO 9001:
- Sản xuất, lắp ráp các linh kiện ô tô, xe máy
- Sản xuất các thiết bị điện, dây điện và cáp điện
- Sản xuất và chế tạo các thiết bị cơ khí
- Sản xuất giấy, bao bì, nhựa
- Chế biến thực phẩm
- Sản xuất hàng may mặc, giày da
- Kinh doanh thương mại, phân phối và bán lẻ,…
Bất kì lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng, triển khai tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Chỉ cần doanh nghiệp cam kết thực hiện với mong muốn nâng cao cũng như duy trì chất lượng ổn định.
Chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực giáo dục
CÁC BƯỚC CHỨNG NHẬN ISO 9001
Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001
Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 9001
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 9001
Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận ISO 9001 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)
Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu ISO 9001 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)
Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO 9001 của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ ISO 9001
Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn ISO 9001 được áp dụng theo đúng quy định.
Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong vòng 3 năm
Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm
Theo quy định, chứng nhận ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực.
Bước 8: Tái chứng nhận
Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.
→ Xem thêm Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho đánh giá chứng nhận ISO 9001
TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG ISO 9001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
-
Về mặt quản lý doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
- Giúp quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả
- Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định hơn
- Tăng sản lượng nhờ kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
- Giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết
- Sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí
- Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận
- Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên
- Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên
- Là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác
-
Về mặt thị trường
- Đáp ứng yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng/khách hàng
- Củng cố niềm tin cho người tiêu dùng/khách hàng
- Chiếm lĩnh thị trường
- Củng cố và phát triển thị phần
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực
- Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng
→ Xem thêm Lợi ích của ISO 9001:2015
DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 9001
- Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.
- Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên: Mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn ISO 9001 là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.
- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình: Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số hồ sơ, tài liệu chính Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Phạm vi của QMS (khoản 4.3)
- Chính sách chất lượng (điều 5.2)
- Mục tiêu chất lượng (điều 6.2)
- Tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp (điều 8.4.1)
- 6 thủ tục cơ bản sau: Thủ tục kiểm soát tài liệu, Thủ tục kiểm soát hồ sơ, Thủ tục đánh giá nội bộ, Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp, Thủ tục hành động khắc phục, Thủ tục hành động phòng ngừa.
- Giám sát và đo lường hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị (điều 7.1.5.1)
- Hồ sơ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ nhân sự (điều 7.2)
- Hồ sơ xem xét yêu cầu sản phẩm / dịch vụ (khoản 8.2.3.2)
- Hồ sơ đánh giá đầu ra thiết kế và phát triển (điều 8.3.2)
- Hồ sơ về thiết kế và phát triển đầu vào (điều 8.3.3)
- Hồ sơ kiểm soát thiết kế và phát triển (điều 8.3.4)
- Hồ sơ về đầu ra thiết kế và phát triển (khoản 8.3.5)
- Hồ sơ thay đổi thiết kế và phát triển (khoản 8.3.6)
- Mô tả sản phẩm sẽ được sản xuất và dịch vụ được cung cấp (điều 8.5.1)
- Hồ sơ về tài sản của khách hàng (điều 8.5.3)
- Hồ sơ kiểm soát thay đổi cung cấp sản xuất / dịch vụ (điều 8.5.6)
- Hồ sơ về sự phù hợp của sản phẩm / dịch vụ với tiêu chí chấp nhận (điều 8.6)
- Hồ sơ các đầu ra không phù hợp (điều 8.7.2)
- Kết quả giám sát và đo lường (điều 9.1.1)
- Chương trình đánh giá nội bộ (khoản 9.2)
- Kết quả đánh giá nội bộ (khoản 9.2)
- Kết quả xem xét quản lý (khoản 9.3)
- Kết quả của hành động khắc phục (khoản 10.1)
- Quy trình bảo trì thiết bị và thiết bị đo
- Thủ tục xác định ngữ cảnh của tổ chức và các bên liên quan
- Thủ tục thẩm quyền, đào tạo và nhận thức
- Thủ tục kiểm soát tài liệu và bản ghi
- Quy trình bán hàng
- Thủ tục kho bãi
- Thủ tục thiết kế vào phát triển
- Thủ tục giải quyết các rủi ro và cơ hội
- Thủ tục giám sát sự hài lòng của khách hàng
- Thủ tục sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Thủ tục quản lý các điểm không phù hợp và các biện pháp khắc phục
- Thủ tục rà soát quản lý
- Thủ tục kiểm toán nội bộ
- …
- Hoàn thiện cơ sở vật chất: Doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
→ Xem thêm Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho đánh giá chứng nhận ISO 9001?
DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI
- 01 khóa học Public về Tiêu chuẩn
- 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
- Chứng chỉ được công nhận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
- Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của TVTC
→ Xem thêm Tư vấn ISO 9001
CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ ISO 9001?
Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO 9001 trong vòng 3 năm thường bao gồm:
- Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
- Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
- Chi phí đăng ký dấu công nhận
- Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
- Chi phí năm giám sát thứ hai
Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận ISO 9001 khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp
- Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
- Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
- Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
- Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp
→ Xem thêm Hạch toán chi phí ISO cụ thể
Doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với Chúng Tôi để được nhận báo giá cụ thể với nhiều ưu đãi
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Quy mô như thế nào có thể đánh giá ISO 9001?
Tiêu chuẩn ISO 9001 phù hợp với mọi Tổ chức / Doanh nghiệp, vì vậy bất kể Công ty của bạn có quy mô lớn hay quy mô vừa và nhỏ thì đều có thể đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng.
Có thể đánh giá tích hợp ISO 9001 với các tiêu chuẩn khác không ? Nêu ví dụ ?
ISO 9001 được xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS nên rất dễ để tích hợp áp dụng ISO 9001 với các tiêu chuẩn ISO khác. Điều đó cũng có nghĩa là Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá tích hợp ISO 9001 với các tiêu chuẩn khác, ví dụ như với ISO 14001 hoặc ISO 45001…
Doanh nghiệp chưa đi vào sản xuất có đánh giá được ISO 9001 không ?
Với những doanh nghiệp chỉ mới đăng ký hoạt động mà chưa đi vào sản xuất thực tế thì không thể đánh giá ISO 9001.
Có đánh Remote được trong tình hình dịch Covid phức tạp không ?
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức đánh giá ISO trực tuyến – Remote trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Có các khóa đào tạo cá nhân cho học viên về tiêu chuẩn không ?
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 9001 thì Chúng Tôi có các khóa đào tạo cá nhân cho học viên. Hãy liên hệ trực tiếp với Chúng Tôi để tìm hiểu thông tin chi tiết về khóa học với mức giá ưu đãi.
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG
LIST DANH SÁCH KHÁCH HÀNG KÈM THEO
- Công ty TNHH Taiwoo Technology Việt Nam
- Công ty TNHH Sản xuất Sơn Nalida
- Công ty TNHH CIG
- Công ty TNHH Đức Trường
- Công ty CP Sơn Spost Việt Nam
- Công ty Cổ phần Vật tư và hóa chất xây dựng Đông Á
- Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững – ICAFIS
- Công ty TNHH Sơn Thiên Thảo
- Công Ty TNHH Danapi Engineering
- Công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại Dương Phong
- Công Ty TNHH Mitsuboshi Forming Việt Nam
- Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Long Lựu
- Công ty TNHH HC Window
- Công ty TNHH Jolie Việt Nam
- Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Nam Tín
- Công ty TNHH Mỹ Nghệ Cát Đằng
- Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sơn Việt Mỹ
- Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sơn Việt Mỹ
- Công ty TNHH Khoáng Sản Sơn Hà 18
- Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại New Colour Paint
- Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Xuân Hiển
- Công ty Cổ phần Sơn Boysen
- Công ty Cổ phần Sơn Boysen
- Công ty TNHH Sơn Utu
- Công ty Cổ phần POMAC
- Công ty TNHH Điện tử Việt Tường
- Công ty TNHH Gift By Design Việt Nam
- Công ty CP Sơn Knex Paint Việt Nam
- Công ty TNHH Gỗ Trường Hải Minh
- Công ty CP Tập đoàn Quốc tế Việt Mỹ
- vv…
Để đánh giá chứng nhận & nhận chứng chỉ ISO 9001 Quốc tế vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây: