Tín chỉ carbon rừng là gì? Mỗi liên hệ của Tín chỉ carbon rừng với cơ chế giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng REDD+ như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Tiêu Chuẩn đọc và tìm hiểu.
Mục lục
TÍN CHỈ CARBON RỪNG LÀ GÌ?

Tín chỉ carbon rừng là giấy phép để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon rừng và có thể bán tín chỉ carbon rừng tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Tín chỉ carbon hiện được xem là mặt hàng mới được tạo ra khi thực hiện các hoạt động cắt giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính.
Xem thêm Thị trường Carbon ở Việt Nam và Tiềm năng từ tín chỉ Carbon
ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM KINH DOANH TÍN CHỈ CARBON RỪNG
Sáng 27-3, tại TP. Pleiku, diễn ra Hội thảo “Bảo tồn và phục hồi rừng tại Gia Lai góp phần thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, ngành Lâm nghiệp đang chuẩn bị triển khai một số dự án trao đổi tín chỉ carbon rừng nhằm huy động nguồn tài chính bổ sung để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam và Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) đã ký thỏa thuận chi trả 51,5 triệu USD giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, phạm vi áp dụng trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2018-2024.
Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP để triển khai thỏa thuận này, đồng thời ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích cho các đối tượng hưởng lợi. Đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu mốc đầu tiên về chuyển nhượng carbon rừng thành công ở Việt Nam. Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để thúc đẩy việc xây dựng, hình thành thị trường carbon tại Việt Nam, nhất là thị trường carbon tự nguyện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tới lĩnh vực thương mại tín chỉ carbon rừng.
Để tận dụng tiềm năng rộng mở về nguồn tài nguyên rừng có thể đáp ứng cho thị trường carbon trong tương lai, các địa phương mong muốn thiết lập Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng để qua đó thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại địa bàn, góp phần nâng cao đời sống, sinh kế người dân sống phụ thuộc vào rừng và giữ rừng ngày một tốt hơn.
Hội thảo “Bảo tồn và phục hồi rừng tại Gia Lai góp phần thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam” được xem là tiền đề, nguồn cung cấp thông tin đầu vào để Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuẩn bị cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc thiết lập Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng tỉnh Gia Lai với các tiêu chí: xây dựng các nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi những diện tích rừng đã mất nhằm tăng trữ lượng carbon rừng trên địa bàn tỉnh; thu hút mối quan tâm của các doanh nghiệp đến việc phục hồi rừng và kinh doanh tín chỉ carbon rừng; đề xuất thí điểm mô hình kinh doanh tín chỉ carbon rừng với sự tham gia của doanh nghiệp”.
CƠ CHẾ VÀ KHUNG PHÁP LÝ CHO TÍN CHỈ CARBON
Phát biểu tại Hội thảo “Bảo tồn và phục hồi rừng tại Gia Lai góp phần thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam”, Tiến sĩ Đỗ Hữu Lương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần B.A.T SMARTFOREST (TP. Pleiku): Với 723 ngàn ha rừng, trữ lượng carbon rừng của Gia Lai rất cao, đạt trên 150 tấn/ha, ước tổng cộng đạt đến 50 triệu tấn. Nếu thỏa thuận tốt với giá tương đương khoảng 5-10 USD/tấn thì sẽ có được nguồn thu 25-50 triệu USD hoặc cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là cơ chế thực hiện như thế nào và bắt đầu từ đâu; khung pháp lý cụ thể ra sao… Đây là những câu hỏi cần được đưa ra giải quyết.
Tiến sĩ Đỗ Hữu Lương đề xuất, với thị trường tiềm năng thì cần xác định carbon rừng là tài sản vô hình, đem lại nguồn thu rất lớn. Do đó, tỉnh cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, trong đó, giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành liên quan thành lập tổ công tác xây dựng báo cáo tín chỉ carbon. Cần đưa tín chỉ carbon trở thành hàng hóa thật sự được công nhận về mặt tiêu chuẩn quốc tế thì mới tiến hành xúc tiến giao dịch, khi đó sẽ mang lại nguồn thu lớn. Khó khăn hiện nay là nguồn vốn xây dựng báo cáo đánh giá tiềm năng, trữ lượng tín chỉ carbon làm cơ sở ban đầu đưa ra thị trường. Tiến sĩ đề nghị tỉnh Gia Lai có chủ trương xã hội hóa việc thực hiện báo cáo này. Điều này đồng nghĩa là phải có cơ chế phân bổ lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia
Trong khi đó, theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Danh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh: Thế giới đã thực hiện việc kinh doanh tín chỉ carbon. Do đó, việc triển khai là phù hợp, góp phần tăng nguồn thu lớn cho địa phương. Muốn làm được việc này thì phải có thể chế, bán cho ai, ai bán, quyền lợi của việc mua bán như thế nào cần được Nhà nước quy định. Chúng ta có nên làm thí điểm không vì một số tỉnh đã nghiên cứu điểm hay là chờ Chính phủ ban hành cơ chế rồi thực hiện? Theo tôi, tỉnh nên làm thí điểm, bởi khi Chính phủ ban hành chính sách thì trên cơ sở này chúng ta có thể đẩy nhanh hơn trên phạm vi tỉnh”-ông Danh kiến nghị.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: Tổng diện tích có rừng của Gia Lai hiện lớn nhất khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 5 trên toàn quốc với nguồn tài nguyên đa dạng sinh học giàu có. Như vậy, tỉnh có tiềm năng lớn huy động các nguồn tài chính qua mua bán, chuyển nhượng cho các doanh nghiệp nước ngoài tín chỉ carbon rừng thông qua các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Nguồn tài chính này sẽ góp phần trực tiếp cho bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng, tháo gỡ khó khăn cho các ban quản lý rừng, các chủ rừng và giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp. Thông qua hội thảo, tỉnh Gia Lai mong nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như các ý kiến tham gia góp ý, chia sẻ từ các đại biểu, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp để giúp địa phương tiếp cận, xây dựng Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng tỉnh Gia Lai.
Gia Lai chỉ là một trong nhiều tỉnh có tiềm năng về tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam. Dự đoán trong tương lai, khi sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức được vận hành, loại tín chỉ này sẽ được biết tới nhiều hơn tại Việt Nam.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ REDD+ VÀ TÍN CHỈ CARBON RỪNG LÀ GÌ?
REDD+ (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation) là một cơ chế quốc tế nhằm giảm lượng khí thải carbon từ nạn phá rừng và suy thoái rừng. Đây là một phần của Hiệp định Khung Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) nhằm giảm sự suy thoái rừng và khí thải carbon gây ra bởi các hoạt động như phá rừng, khai thác rừng trái phép, và sự suy giảm chất lượng rừng. REDD+ khuyến khích các quốc gia phát triển triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và quản lý bền vững, đồng thời tạo ra các cơ hội tài chính cho việc giảm lượng khí thải carbon từ rừng.
Tín chỉ carbon rừng là một đơn vị đo lường cho lượng khí thải carbon đã được giảm bớt hoặc tránh khỏi môi trường do các hoạt động bảo vệ rừng hoặc quản lý rừng bền vững. Các dự án REDD+ thực hiện các biện pháp để giảm khí thải carbon từ rừng, và kết quả là tạo ra các tín chỉ carbon rừng. Những tín chỉ này có thể được bán trên thị trường carbon hoặc sử dụng để bù đắp khí thải carbon của các tổ chức hoặc cá nhân.
Tóm lại, REDD+ là cơ chế quốc tế nhằm giảm khí thải carbon từ rừng, trong khi tín chỉ carbon rừng là một đơn vị đo lường cho lượng khí thải carbon đã được giảm bớt hoặc tránh khỏi môi trường trong các dự án REDD+. Hai khái niệm này có liên quan chặt chẽ và cùng hướng tới mục tiêu giảm nạn phá rừng và khí thải carbon.
——————————————————————————————————————————————————————-
Nếu đang có nhu cầu sở hữu Tín chỉ carbon rừng, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com