Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách triển khai hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018.
Các bước triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001: 2018
Để triển khai thành công hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001: 2018, việc xác định đúng đắn mục đích thực hiện và sự quan tâm, cam kết của lãnh đạo cấp cao của tổ chức, doanh nghiệp, cùng với việc chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để thiết lập, vận hành, cải tiến hệ thống là những điều kiện tiên quyết. Mỗi khi các điều kiện này được thỏa mãn, quá trình thực hiện sẽ được thiết kế dựa theo chu trình P- D- C- A và các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn ISO 50001: 2018.
Xem thêm Tư vấn ISO 50001
Các bước cơ bản để triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001: 2018 có thể bao gồm như sau:
2.1 Kế hoạch tổng thể triển khai
Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai HTQLNL theo ISO 5001: 2018, trong đó vạch ra các giai đoạn cơ bản thực hiện dự án, bao gồm:
- Chuẩn bị
- Xây dựng hệ thống
- Thực hiện hệ thống
- Đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo và cải tiến
- Đánh giá chứng nhận
Kế hoạch tổng thể phải thể hiện rõ các hoạt động, nội dung thực hiện cụ thể ở từng giai đoạn của dự án, xác định trách nhiệm thực hiện, đầu ra kết quả dự kiến ở từng giai đoạn và khung thời gian thực hiện để có cơ sở quản lý việc triển khai kế hoạch.
Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực và phạm vi hoạt động, mức độ phức tạp của các quá trình doanh nghiệp xét về khía cạnh năng lượng, sự sẵn có của các nguồn lực phục vụ cho từng giai đoạn triển khai và một số yếu tố khác mà thời gian để hoàn thành các giai đoạn nêu trên có thể khác nhau.
Bên cạnh đó, cũng tùy theo sự sẵn có về các điều kiện nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có kinh nghiệm tổ chức triển khai xây dựng, thực hiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn (ví dụ như ISO 9001: 2015), nắm chắc và có khả năng vận dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001: 2018 cho bối cảnh quản lý năng lượng của doanh nghiệp, có kinh nghiệm quản lý rủi ro nói chung theo hướng dẫn quản lý rủi ro ở tiêu chuẩn ISO 31000 để vận dụng cho quản lý các rủi ro về năng lượng đối với các loại tài sản, thông tin của mình … mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án tự tổ chức thiết lập, thực hiện, đánh giá, cải tiến HTQLNL theo ISO 50001: 2018, hoặc sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài (ví dụ dịch vụ đào tạo, tư vấn) đối với một phần hoặc toàn bộ các hoạt động cần thiết để triển khai dự án ISO 50001.
Theo BKHCN