Chứng Nhận ISO 22000:2018 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Các mối nguy hại về mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng thực phẩm. Do đó, việc có một cơ chế đồng bộ để kiểm soát toàn bộ chu trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, phân phối sản phẩm là điều cần thiết. Chứng nhận ISO 22000:2018 ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm xây dựng được một chu trình đạt chuẩn và chứng minh khả năng cung cấp được các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.

Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 22000

Mục lục

CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 LÀ GÌ ?

Chứng nhận ISO 22000 là hoạt động đánh giá về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, mà cụ thể ở đây là tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên khái niệm về chu trình PDCA (Plan-Do- Check-Act) hướng tới mục tiêu giảm thiểu các vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành vệ sinh tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005.

→ Xem thêm So sánh tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 22000 MỚI NHẤT VÀ TIÊU CHUẨN ISO 22000:2005

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO lần lượt tung ra 2 phiên bản tương ứng với năm phát hành của tiêu chuẩn, cụ thể:

  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 (Năm 2005)
  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (Năm 2018)

Tính tới nay, Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay, trong đó có một số sửa đổi và bổ sung so với phiên bản cũ bao gồm:

  • Bổ sung yêu cầu về hiểu rõ tổ chức và bối cảnh tổ chức
  • Bổ sung yêu cầu về hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
  • Nhấn mạnh về cam kết của lãnh đạo
  • Tăng cường quản lý rủi ro
  • Xác định mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cụ thể hơn
  • Bổ sung các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Yêu cầu kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được bên ngoài cung cấp
  • Chú trọng tới vấn đề nhận thức
  • Yêu cầu giám sát, đo lường, phân tích, đánh giá rõ ràng hơn
  • Bổ sung nội dung về sự không phù hợp và hành động khắc phục

Xem thêm Điều khoản ISO 22000:2018 mới nhất

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018?

Tất cả các đơn vị, cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 trong quy trình của mình. Cụ thể đối tượng của chứng nhận ISO 22000:2018 có thể là:

  • Các nông trại, trang trại, ngư trường
  • Doanh nghiệp sản xuất chất phụ gia
  • Cơ sở cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm
  • Đơn vị đóng gói nguyên vật liệu, thành phẩm
  • Cơ sở lưu trữ thực phẩm
  • Đơn vị vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, sản phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN 22000:2018?

  • Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tương đương với Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xây dựng được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) đạt chuẩn
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Kiểm soát và hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tiết kiệm chi phí xử lý sự cố phát sinh như: tình huống khách hàng bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩn bẩn, giải quyết khiếu nại về chất lượng sản phẩm, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm không đạt yêu cầu,…
  • Sở hữu chứng nhận ISO 22000:2018 giúp chiếm được lòng tin của khách hành và đối tác
  • Giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn
  • Chứng nhận ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh và tiếp cận các thị trường khó tín

Xem thêm Doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 được lợi như thế nào?

NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm TCVN ISO 22000:2018. Cụ thể tiêu chuẩn ISO 22000:2018 gồm các nội dung sau

  1. Phạm vi áp dụng

  2. Tài liệu viện dẫn

  3. Thuật ngữ và định nghĩa

  4. Bối cảnh của tổ chức

  • Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức
  • Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
  • Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  1. Lãnh đạo

  • Lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo
  • Chính sách: Thiết lập và truyền thông chính sách an toàn thực phẩm
  • Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn
  1. Hoạch định

  • Giải quyết các nguy cơ và các cơ hội
  • Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu
  • Hoạch định các thay đổi
  1. Công tác hỗ trợ

  • Các nguồn lực: Yêu cầu chung; Con người; Cơ sở hạ tầng; Môi trường làm việc; Các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; Kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được bên ngoài cung cấp
  • Năng lực
  • Nhận thức
  • Truyền thông: Yêu cầu chung; Truyền thông với bên ngoài và nội bộ
  • Thông tin dạng văn bản: Yêu cầu chung; tạo và cập nhật văn bản; Kiểm soát thông tin dạng văn bản
  1. Vận hành

  • Hoạch định và kiểm soát hoạt động
  • Chương trình tiên quyết (PRP)
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc
  • Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp
  • Kiểm soát mối nguy: Các bước sơ bộ để phân tích mối nguy; Phân tích mối nguy; Xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát; Kế hoạch kiểm soát mối nguy
  • Cập nhập thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
  • Kiểm soát việc giám sát và đo lường
  • Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: Thẩm tra; Phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra
  • Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình: Yêu cầu chung; Khắc phục; Hành động khắc phục; Xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn; Thu hồi
  1. Đánh giá hiệu suất

  • Giám sát, đo, phân tích và đánh giá
  • Đánh giá nội bộ
  • Xem xét của lãnh đạo về đầu vào và đầu ra
  1. Cải tiến

  • Sự không phù hợp và hành động khắc phục
  • Cải tiến liên tục
  • Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018 SO VỚI TIÊU CHUẨN ISO 22000:2005

  • Sự khác biệt trong các thuật ngữ chính được miêu tả rõ ràng như: Điểm kiểm soát tới hạn (CCP), Chương trình tiên quyết (PRPs) và Chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs)
  • Cập nhật thêm một số thuật ngữ mới như: Mức chấp nhận được, Tiêu chí hành động, Nguy cơ an toàn thực phẩm
  • Tiếp cận cấu trúc bậc cao – HSL giúp tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cùng cấu trúc như tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, nhờ vậy doanh nghiệp dễ dàng áp dụng vào thực tế hơn
  • Hướng nhìn nhận chủ động hơn từ doanh nghiệp về rủi do trong quy trình sản xuất, kinh doanh để phòng tránh và ngăn chặn kịp thời
  • Phạm vi thực phẩm được mở rộng bao gồm cả thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho động vật, kể cả động vật không dùng để sản xuất thực phẩm (vật nuôi)
  • Chu trình PDCA được tách rõ thành 2 chu trình riêng biệt nhưng vẫn có sự phối hợp với nhau: một cái thuộc về các nguyên tắc HACCP, một cái về hệ thống quản lý
  • Vai trò của lãnh đạo được xác định rõ hơn

Xem thêm Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

CÁC BƯỚC CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 22000

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 22000

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 22000

Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận ISO 22000 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu ISO 22000 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO 22000 của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ ISO 22000

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng theo đúng quy định.

Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

 

giấy chứng nhận ISO 22000
giấy chứng nhận ISO 22000

Xem thêm Chứng chỉ ISO 22000

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Theo quy định, chứng nhận ISO 22000:2018 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và luôn có hiệu lực.

Bước 8: Tái chứng nhận

Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 22000 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

  1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn

Tổ chức chứng nhận ISO 22000 sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.

  1. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn ISO 22000 là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  1. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình

Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành chứng nhận ISO 22000.

→ Xem thêm Tư vấn ISO 22000 để tìm hiểu về chi tiết quy trình, hồ sơ ISO 22000 cần có

  1. Hoàn thiện cơ sở vật chất

Bên cạnh hệ thống tài liệu ISO 22000 thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

Xem thêm Điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai ISO 22000

CHI PHÍ CHỨNG NHẬN ISO 22000?

Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO 22000 trong vòng 3 năm thường bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận
  • Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
  • Chi phí năm giám sát thứ hai

Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận ISO 22000 khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp

  • Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp
giấy chứng nhận ISO 22000
giấy chứng nhận ISO 22000

→ Xem thêm Hạch toán chi phí ISO cụ thể

DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI

  • 01 khóa học Public về ISO 22000
  • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
  • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của Chúng Tôi

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG DO CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI 

Công ty Cổ phần Hồ Toản
Công ty Cổ phần Hồ Toản

 

Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia
Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia

 

Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt
Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống Cây trồng Việt Nam
Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống Cây trồng Việt Nam

 

Công ty TNHH Emergent Cold Việt Nam
Công ty TNHH Emergent Cold Việt Nam

 

Công ty Cổ phần Công nghệ Nước uống Tinh khiết Việt Nam (Samin)
Công ty Cổ phần Công nghệ Nước uống Tinh khiết Việt Nam (Samin)

LIST DANH SÁCH KHÁCH HÀNG DO CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI TƯ VẤN 

  • Công ty TNHH Tân Trường Hưng
  • Công ty Cổ phần Hồ Toản
  • Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia
  • Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống Cây trồng Việt Nam
  • Công ty TNHH Emergent Cold Việt Nam
  • Công ty Cổ phần Công nghệ Nước uống Tinh khiết Việt Nam (Samin)
  • vv…

Để được hỗ trợ tư vấn đạt chứng nhận ISO 22000 xin liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698

Để đánh giá & nhận chứng chỉ ISO 22000 Quốc Tế vui lòng liên hệ Hotline 0948.690.698

Bài viết khác

Ngành du lịch phát thải khí nhà kính từ những hoạt động nào?

Ngành du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đóng. . .

Nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính từ bệnh viện 

Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ngày càng được quan tâm. . .

Nội dung và vai trò của nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm. . .

Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì? Vai trò của kịch bản là gì?

Việc xây dựng kịch bản phát thải rất quan trọng trong việc thiết lập chiến. . .

Các nguồn phát thải khí nhà kính trên thế giới

Khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cần thiết cho. . .

Lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới mới nhất

Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, và lượng phát thải khí nhà. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ