Chứng nhận RDS đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa trong xã hội hiện đại.
Mục lục
RDS LÀ GÌ?
RDS là tên gọi của bộ Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm được viết tắt từ cum từ tiếng Anh “Responsible Down Standard”. Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện do tổ chức Textile Exchange, tổ chức Control Union và The North Face xây dựng lần đầu tiên vào năm 2014. Tiêu chuẩn RDS được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận về nguồn gốc lông vũ và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của một tô chức.
PHIÊN BẢN MỚI NHẤT CỦA TIÊU CHUẨN RDS
Tổ chức Textile Exchange lần lượt tung ra 3 phiên bản của tiêu chuẩn, cụ thể:
- Responsible Down Standard – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm (Năm 2014)
- Responsible Down Standard 2.0 – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 2.0 (Năm 2015)
- Responsible Down Standard 3.0 – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 3.0 (Năm 2019)
Tính tới nay, Tiêu chuẩn RDS 3.0 là phiên bản mới nhất hiện nay, thay thế cho phiên bản RDS 2.0, trong đó có một số sửa đổi và bổ sung so với phiên bản cũ.
CHỨNG NHẬN RDS LÀ GÌ?
Chứng nhận RDS hay cấp chứng chỉ RDS (RDS Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận RDS có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận RDS:2015 nhằm đánh giá sự phù hợp về về nguồn gốc lông vũ và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của một tô chức.
CHỨNG CHỈ RDS LÀ GÌ?
Chứng chỉ RDS (RDS Certificate) hay giấy chứng nhận RDS là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận RDS hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận RDS có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới. Chứng chỉ RDS chia thành 2 loại là:
- Giấy chứng nhận phạm vi RDS (SC) cấp cho các nhà cung cấp đáp ứng tất cả các tiêu chí để được phép sản xuất hàng hóa RDS
- Giấy chứng nhận giao dịch RDS (TC) cấp cho (các) lô hàng hóa đáp ứng tất cả các tiêu chí của sản phẩm RDS, bao gồm TC đơn và TC nhiều lô hàng
Lưu ý: TC chỉ kích hoạt được, khi có chứng nhận SC
ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN RDS – TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ CÓ TRÁCH NHIỆM
Những đối tượng sau có thể đăng ký chứng nhận RDS:
- Trang trại giống thủy cầm (ngan, ngỗng, vịt, thiên nga,…)
- Trang trại chăn nuôi thủy cầm
- Cơ sở giết mổ thủy cầm
- Đơn vị thu gom và xử lý lông tơ hoặc lông vũ (chọn lọc, loại bỏ lông không đạt yêu cầu, làm sạch, sấy khô,…)
- Nhà sản xuất các sản phẩm hàng may mặc và các sản phẩm dệt từ lông tơ và lông vũ
- Nhà phân phối và các thương hiệu
- …
Ngoài ra, tất cả các sản phẩm thành phẩm hoặc sản phẩm trung gian có chứa ít nhất 5% chất liệu lông tơ hoặc lông vũ tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí về quyền lợi động vật.
NỘI DUNG TIÊU CHUẨN RDS TIẾNG VIỆT PDF
Giới thiệu
Giới thiệu về Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm
Giới thiệu về Textile Exchange
Cách tiếp cận
Hướng dẫn sử dụng tài liệu này
Phần A. Thông tin chung
A1. Tài liệu tham khảo
A2. Mức độ yêu cầu
Phần B. Nguyên tắc chứng nhận RDS
B1. Phạm vi
B2. Yêu cầu
B3. Chứng nhận trang trại
B4. Chứng nhận giết mổ
B5. Chứng nhận chuỗi cung ứng
Phần C. Tiêu chí phúc lợi động vật
AW1. Dinh dưỡng
AW2. Môi trường sống
AW3. Quản lý động vật
AW4. Xử lý và vận chuyển
AW5. Quản lý, kế hoạch và thủ tục
AW6. Giết mổ
Phần D. Chứng nhận nhóm trang trại
D1. Điều kiện để được chứng nhận nhóm trang trại
D2. Yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ
D3. Yêu cầu đối với thành viên nhóm
D4. Kiểm tra thành viên
D5. Thêm và loại bỏ thành viên
Phần E. Chứng nhận khu vực trang trại
E1. Điều kiện để được cấp chứng nhận khu vực trang trại
E2. Quản lý khu vực trang trại
E3. Yêu cầu của người thu gom
Phần F. Quy trình giám sát nguồn gốc
F1. Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc của trang trại
F2. Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc
Phụ lục A. Định nghĩa
Phụ lục B. Đánh giá rủi ro
Phụ lục C. Thành viên nhóm công tác quốc tế
TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ RDS?
-
Về mặt quản lý doanh nghiệp
- Cung cấp cho các công ty một công cụ để biết những gì có trong sản phẩm của họ để từ đó đưa ra những tuyên bố chính xác
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- Đảm bảo thông tin trong giao dịch thương mại rõ ràng, minh bạch
- Có cơ hội được cấp chứng chỉ RDS
- Có cơ hội được sử dụng nhãn dán RDS
-
Về mặt thị trường
- Thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi động vật
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân đạo trong chuỗi cung ứng
- Có được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác Chiếm lĩnh thị trường
- Mở ra nhiều cơ hội phát triển mới
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực
- Giảm tác hại của sản xuất tới con người và môi trường, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung
CÁC BƯỚC CHỨNG NHẬN RDS THEO CHECKLIST ĐÁNH GIÁ RDS
Bước 1: Đăng ký chứng nhận RDS
Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận RDS
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá RDS
Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận RDS của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)
Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu RDS của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng trong việc áp dụng RDS theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)
Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp RDS của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ RDS
Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn RDS được áp dụng theo đúng quy định.
Bước 6: Cấp chứng chỉ RDS có hiệu lực trong vòng 1 năm
Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận RDS có hiệu lực trong vòng 01 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Bước 8: Tái chứng nhận
Sau 1 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 1 năm.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN RDS
-
Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn
Tổ chức chứng nhận RDS sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.
-
Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên
Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn RDS là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.
-
Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình
Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn RDS của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành chứng nhận RDS.
→ Xem thêm Tư vấn RDS để tìm hiểu về chi tiết quy trình, hồ sơ RDS cần có
-
Hoàn thiện cơ sở vật chất
Bên cạnh hệ thống tài liệu RDS thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
CHI PHÍ CHỨNG NHẬN RDS – RESPONSIBLE DƠN STANDARD
Về cơ bản, chi phí chứng nhận RDS trong vòng 1 năm thường bao gồm:
- Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
- Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
- Chi phí đăng ký dấu công nhận
Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí đánh giá chứng nhận RDS khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp
- Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
- Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
- Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
- Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp
DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI
- 01 khóa học Public về RDS
- 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
- Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
- Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của Chúng Tôi
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CHUYÊN GIA TRIỂN KHAI
Để được hỗ trợ tư vấn đạt chứng nhận RDS xin liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com