Tư vấn RDS – Tư vấn Hiệu quả – Chứng chỉ Quốc tế

Tư vấn RDS – Đào tạo RDS – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm – Cam kết đạt hiệu quả chứng chỉ Quốc tế – Chi phí hỗ trợ đến 20% – Miễn phí dịch vụ khác

RDS LÀ GÌ?

RDS viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Responsible Down Standard” là Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm do tổ chức Textile Exchange, tổ chức Control Union và The North Face hợp tác phát triển vào năm 2014. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận về nguồn gốc lông vũ và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của một tô chức.

TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ RDS CÓ BAO NHIÊU PHIÊN BẢN?

Tư vấn tiêu chuẩn RDS

Cho tới nay, Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm (RDS) đã ban hành tất cả 3 phiên bản, bao gồm:

  • Responsible Down Standard – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm (Tháng 1/2014)
  • Responsible Down Standard 2.0 – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 2.0 (Tháng 3/2015)
  • Responsible Down Standard 3.0 – Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 3.0 (Tháng 7/2019)

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN RDS – TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ CÓ TRÁCH NHIỆM

Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm RDS được thiết kế cho bất kỳ sản phẩm thành phẩm hoặc sản phẩm trung gian nào có chứa ít nhất 5% chất liệu lông tơ hoặc lông vũ tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí về quyền lợi động vật. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng liên quan tới thủy cầm (ngan, ngỗng, vịt, thiên nga,…) và nguyên liệu lông vũ sau có thể áp dụng tiêu chuẩn RDS:

  • Trang trại giống
  • Trang trại chăn nuôi
  • Cơ sở giết mổ
  • Đơn vị thu gom và xử lý lông tơ hoặc lông vũ (chọn lọc, loại bỏ lông không đạt yêu cầu, làm sạch, sấy khô,…)
  • Nhà sản xuất các sản phẩm hàng may mặc và các sản phẩm dệt từ lông tơ và lông vũ
  • Nhà phân phối và các thương hiệu

NỘI DUNG TƯ VẤN RDS PDF

PHẦN TIÊU ĐỀ NỘI DUNG
  Giới thiệu   Giới thiệu về Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm
  Giới thiệu về Textile Exchange
  Cách tiếp cận
  Hướng dẫn sử dụng tài liệu này
A Thông tin chung   Tài liệu tham khảo
  Mức độ yêu cầu
B Nguyên tắc chứng nhận RDS   Phạm vi
  Yêu cầu
  Chứng nhận trang trại
  Chứng nhận giết mổ
  Chứng nhận chuỗi cung ứng
C Tiêu chí phúc lợi động vật   Dinh dưỡng
  Môi trường sống
  Quản lý động vật
  Xử lý và vận chuyển
  Quản lý, kế hoạch và thủ tục
  Giết mổ
D Chứng nhận nhóm trang trại   Điều kiện để được chứng nhận nhóm trang trại
  Yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ
  Yêu cầu đối với thành viên nhóm
  Kiểm tra thành viên
  Thêm và loại bỏ thành viên
E Chứng nhận khu vực trang trại   Điều kiện để được cấp chứng nhận khu vực trang trại
  Quản lý khu vực trang trại
  Yêu cầu của người thu gom
F Quy trình giám sát nguồn gốc   Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc của trang trại
  Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc
  Phụ lục   Định nghĩa
  Đánh giá rủi ro
  Thành viên nhóm công tác quốc tế

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN RDS – RESONSIBLE DOWN STANDARD

  • Thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi động vật
  • Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân đạo trong chuỗi cung ứng
  • Cung cấp cho các công ty một công cụ để biết những gì có trong sản phẩm của họ để từ đó đưa ra những tuyên bố chính xác
  • Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Đảm bảo thông tin trong giao dịch thương mại rõ ràng, minh bạch
  • Được cấp chứng chỉ RDS sau khi hoàn thành đánh giá chứng nhận RDS
  • Được sử dụng nhãn dán RDS (với sản phẩm có 100% nguyên liệu từ lông vũ tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí về quyền lợi động vật)
  • Thuận lợi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài
  • Có được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới

QUY TRÌNH TƯ VẤN RDS THEO CHECKLIST ĐÁNH GIÁ RDS

Nội dung Trách nhiệm tư vấn Trách nhiệm tổ chức
  1. Chuẩn bị:

  • Họp khởi động dự án
  • Thành lập ban RDS
  • Tìm kiếm thông tin về việc tiếp cận và áp dụng RDS trước đó của tổ chức
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức trong việc áp dụng RDS
  • Thống nhất phạm vi hoặc sơ bộ phạm vi, ngoại lệ (nếu có)
  • Thống kê những quy trình, tài liệu, hồ sơ cần viết phù hợp với hoạt động của tổ chức (dựa vào sơ đồ tổ chức)
  • Cung cấp thông tin xác thực tình trạng tổ chức
  • Cam kết thực hiện của lãnh đạo cao nhất
  • Thành lập ban chỉ đạo RDS
  • Tổ chức họp thống nhất nội dung với đại diện các bộ phận, phân công công việc cho người liên quan
  2. Khảo sát hiện trạng tổ chức
  • Xác định người phụ trách liên hệ chính và phân công công việc
  • Xác định Những điểm phù hợp và chưa phù hợp của thực tế hoạt động tổ chức với RDS
  • Xác định phạm vi hoạt động của tổ chức và sơ đồ tổ chức
  • Xác định việc đáp ứng các yêu cầu pháp luật, các quá trình và biểu mẫu đang áp dụng
  • Phân công người chịu trách nhiệm chính
  3. Đào tạo nhận thức RDS
  • Giảng viên đào tạo, phân tích yêu cầu của tiêu chuẩn
  • Hướng dẫn áp dụng thực tế
  • Hướng dẫn nội dung thực hành
  • Bố trí Phòng học, bảng, máy chiếu
  • Bố trí cho đại diện các Phòng ban tham dự
  • Yêu cầu người tham dự tham gia đầy đủ, tuân thủ các quy định trong lớp học
  4. Hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu RDS
  • Thống nhất form mẫu chuẩn dùng cho soạn thảo
  • Hỗ trợ xây dựng tài liệu
  • Cung cấp tài liệu tham khảo
  • Tư vấn phương án tối ưu để giảm lượng hồ sơ không cần thiết
  • Nhân viên trực tiếp phụ trách soạn thảo tài liệu
  • Trao đổi cùng các bộ phận liên quan để thống nhất nội dung và biểu mẫu tài liệu
  • Hoàn thiện nội quy, quy chế của tổ chức
  5. Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu RDS vào hoạt động của tổ chức
  • Hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu
  • Hướng dẫn ghi chép, lưu trữ hồ sơ đối với từng vị trí
  6. Đào tạo đánh giá nội bộ
  • Cử giảng viên đào tạo đánh giá nội bộ
  • Tư vấn tổ chức bố trí nhân sự cho cuộc đánh giá nội bô
  • Cấp chứng nhận tham gia đào tạo đánh giá nội bộ
  • Bố trí nhân sự tham dự từ các Phòng ban
  • Chuẩn bị Phòng học, máy chiếu, bảng
  • Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ 1 số Phòng ban để tiến hành đánh giá như một bài tập mẫu
  7. Hỗ trợ khắc phục sau đánh giá nội bộ
  • Hỗ trợ qua mail, điện thoại
  • Yêu cầu các Phòng ban/bộ phận có điểm không phù hợp thực hiện hành động khắc phục
  8. Hỗ trợ đánh giá chứng nhận
  • Hỗ trợ thực hiện các hành động khắc phục (nếu có)
  • Bố trí nhân sự tham gia cuộc đánh giá chứng nhận
  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ, hỗ trợ cho đoàn đánh giá
  • Cung cấp thông tin, bằng chứng của sự phù hợp
  • Thực hiện các hành động khắc phục (nếu có)

Lưu ý: Thời gian tư vấn sẽ được thảo luận chi tiết tùy từng doanh nghiệp theo quy mô, phạm vi hoạt động, nhu cầu thực tế…

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN RDS VỀ LÔNG VŨ

Tư vấn RDS
  • Về lãnh đạo doanh nghiệp: Điều kiện tiên quyết tạo nên thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn RDS xuất phát từ cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách RDS và tuân thủ áp dụng Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm trên thực tế.
  • Về yếu tố con người: Huy động và khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong công ty giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng RDS. Bởi vậy, công ty cần cung cấp các khóa đào tạo và trang bị kiến thức về RDS cho các thành viên của mình để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về các yêu cầu của tiêu chuẩn.
  • Về công nghệ thiết bị: Bên cạnh yếu tố con người thì sự tiên tiến, hiện đại của trang thiết bị công nghệ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng thành công hệ thống theo tiêu chuẩn RDS. Mặc dù RDS có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới thủy cầm và nguyên liệu lông vũ, bất kể loại hình kinh doanh hay trình độ thiết bị công nghệ nhưng những doanh nghiệp sở hữu trình độ công nghệ thiết bị càng hiện đại thì việc áp dụng RDS càng trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
  • Về quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình áp dụng RDS càng nhiều.
  • Về chuyên gia tư vấn: Yêu cầu về chuyên gia tư vấn không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng đây lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công của kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn RDS tại các tổ chức, công ty. Các chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn RDS phù hợp với bối cảnh của tổ chức trong thời gian ngắn, đồng thời hỗ trợ đưa vào vận hành hệ thống với hiệu quả cao.

DANH SÁCH QUY TRÌNH RDS CẦN CÓ

  • Quy trình kiểm tra nguyên liệu lông vũ đầu vào
  • Quy trình nhập hàng
  • Quy trình xuất hàng
  • Quy trình mua bán
  • Quy trình đào tạo
  • Quy trình chăn nuôi
  • Quy trình vận chuyển sản phẩm
  • Quy trình đánh giá nội bộ
  • Quy trình giải quyết khi nghi ngờ nguyên liệu/sản phẩm không phải là hàng RDS

HỒ SƠ, BIỂU MẪU, TÀI LIỆU RDS CẦN CÓ

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Sơ đồ tổ chức của đơn vị
  • Sơ đồ tổ chức và mặt bằng cơ sở chỉ rõ khu vực chứa nguyên liệu và sản phẩm RDS
  • Kế hoạch áp dụng RDS
  • Hồ sơ đào tạo RDS
  • Chính sách RDS
  • Mô tả công việc liên quan đến sản xuất hàng hóa RDS
  • Hướng dẫn công việc tại các công đoạn sản xuất
  • Báo cáo đánh giá nhà cung cấp
  • Chứng nhận phạm vi (SC) của các nhà cung cấp nguyên liệu
  • Chứng từ đầu vào của nguyên liệu RDS (các loại hóa đơn và chứng chỉ giao dịch TC)
  • Chứng nhận RDS của các nhà cung cấp nguyên liệu
  • Chứng từ đầu ra của thành phẩm RDS (các loại hóa đơn và chứng chỉ giao dịch TC)
  • Hồ sơ thu mua nguyên liệu
  • Hồ sơ kiểm tra sức khỏe động vật
  • Báo cáo đánh giá quy trình chăn nuôi
  • Hồ sơ xuất nhập, tồn kho
  • Hồ sơ sản xuất hàng RDS
  • Danh sách các đơn hàng sản xuất trong 12 tháng gần nhất
  • Hồ sơ demo truy xuất 1/3 đơn hàng
  • Một số tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận

DỊCH VỤ TƯ VẤN RDS CỦA CHÚNG TỐI

Quý doanh nghiệp nên lựa chọn Chúng Tôi là đơn vị tư vấn RDS về Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm bởi những lý do sau:

  • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia của Chúng Tôi có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực công nghiệp, thị trường, ngôn ngữ, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong việc hoạt động tư vấn tiêu chuẩn tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Mạng lưới tư vấn rộng lớn: Chúng Tôi có 2 văn phòng chính tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đội ngũ chuyên gia của Chúng Tôi có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
  • Dịch vụ Tư vấn hàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc luôn lắng nghe các khiếu nại của khách hàng, Chúng Tôi cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ của mình.
  • Đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp đạt được chứng nhận đánh giá hợp lệ được thừa nhận và công nhận quốc tế.

Để được hỗ trợ chứng nhận RDS xin liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ