Tiêu chuẩn RDS là gì? (Responsible Down Standard – RDS)

Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm (Responsible Down Standard – RDS) là một trong những bộ tiêu chuẩn quốc tế mang tính tự nguyên được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may có trách nhiệm. Vậy Tiêu chuẩn RDS là gì?

RDS LÀ GÌ? (WHAT IS RDS?)

Những tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng hàng may mặc đã bao giờ từng nghe nói tới RDS hay chưa? Nếu rồi vậy bạn đã bao giờ tự hỏi “RDS là gì? (What is RDS?). RDS là tên của bộ Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm, được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Responsible Down Standard”. Tiêu chuẩn RDS do Textile Exchange ban hành lần đầu tiên vào năm 2014 và hiện do Tổ chức này quản lý từ đó cho tới nay.

RDS là gì
Tiêu chuẩn RDS là gì?

Tiêu chuẩn này đang được sử dụng để đảm bảo phúc lợi của động vật lông vũ được sử dụng trong sản xuất hàng dệt may nhằm đảm bảo rằng lông vũ và lông tơ được sử dụng trong các sản phẩm may mặc có nguồn gốc từ những loài động vật được nuôi tuân theo những nguyên tắc và tiêu chí về phúc lợi động vật.

TIÊU CHUẨN RDS RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn RDS được tài trợ bởi The North Face và được phát triển thông qua nỗ lực chung giữa Control Union, Textile Exchange và The North Face. The North Face đã tặng quyền sở hữu tiêu chuẩn cho Textile Exchange sau khi hoàn thành vào năm 2014.

Tiêu chuẩn lông vũ có trách nhiệm RDS sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự trợ giúp của Nhóm Công tác Quốc tế đã làm việc để xem xét, nghiên cứu, thảo luận và phê duyệt bản sửa đổi của RDS.

Tiêu chuẩn RDS được xây dựng dựa trên kiến thức hàng đầu của các tổ chức phúc lợi động vật, cùng với đó là những đóng góp của Four Paws International, Humane Society International và RSPCA UK trong nghiên cứu và tư vấn xây dựng tiêu chuẩn

CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ RDS LÀ GÌ?

Từ khi ra đời đến nay, Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm RDS đã có 3 phiên bản:

  • Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm (Responsible Down Standard): Ban hành năm 2014
  • Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 2.0 (Responsible Down Standard 2.0): Ban hành năm 2015
  • Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 2.0 (Responsible Down Standard 3.0): Ban hành năm 2019

RDS 3.0 thay thế RDS 2.0 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Tất cả các cuộc kiểm tra được thực hiện sau ngày 30 tháng 6 năm 2020 sẽ được thực hiện bằng RDS 3.0.

PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ CÓ TRÁCH NHIỆM RDS

RDS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, áp dụng tự nguyện. Chứng nhận Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm (RDS – Responsible Down Standard) áp dụng cho tất cả các địa điểm trong chuỗi cung ứng Lông vũ từ trang trại, chế biến Lông vũ, lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, cho đến người bán trong giao dịch kinh doanh cuối cùng.

RDS áp dụng cho tất cả các sản phẩm có chứa tối thiểu 5% nguyên liệu Lông vũ được chứng nhận.

Lưu ý: Chứng nhận RDS không dành cho sợi lông vũ tái chế và lông vũ lấy từ những loài chim hoang dã

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ CÓ TRÁCH NHIỆM RDS 3.0

Bộ tiêu chuẩn RDS 3.0 về Lông vũ có trách nhiệm được chia thành 7 nội dung chính: Giới thiệu, A (Thông tin chung), B (Nguyên tắc chứng nhận RDS), C (Tiêu chí phúc lợi động vật), D (Chứng nhận nhóm trang trại), E (Chứng nhận khu vực trang trại), F (Quy trình giám sát nguồn gốc) kèm theo 3 Phụ lục liên quan. Chi tiết các phần như sau:

Giới thiệu

Giới thiệu về Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm

Giới thiệu về Textile Exchange

Cách tiếp cận

Hướng dẫn sử dụng tài liệu này

Phần A. Thông tin chung

A1. Tài liệu tham khảo

A2. Mức độ yêu cầu

Phần B. Nguyên tắc chứng nhận RDS

B1. Phạm vi

B2. Yêu cầu

B3. Chứng nhận trang trại

B4. Chứng nhận giết mổ

B5. Chứng nhận chuỗi cung ứng

Phần C. Tiêu chí phúc lợi động vật

AW1. Dinh dưỡng

AW2. Môi trường sống

AW3. Quản lý động vật

AW4. Xử lý và vận chuyển

AW5. Quản lý, kế hoạch và thủ tục

AW6. Giết mổ

Phần D. Chứng nhận nhóm trang trại

D1. Điều kiện để được chứng nhận nhóm trang trại

D2. Yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ

D3. Yêu cầu đối với thành viên nhóm

D4. Kiểm tra thành viên

D5. Thêm và loại bỏ thành viên

Phần E. Chứng nhận khu vực trang trại

E1. Điều kiện để được cấp chứng nhận khu vực trang trại

E2. Quản lý khu vực trang trại

E3. Yêu cầu của người thu gom

Phần F. Quy trình giám sát nguồn gốc

F1. Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc của trang trại

F2. Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc

Phụ lục A. Định nghĩa

Phụ lục B. Đánh giá rủi ro

Phụ lục C. Thành viên nhóm công tác quốc tế

5 QUYỀN TỰ DO CỦA ĐỘNG VẬT MÀ TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ HƯỚNG TỚI

  • Không bị đói và khát
  • Không bị khó chịu
  • Không bị đau đớn, thương tật và bệnh tật
  • Tự do thể hiện hành vi bình thường
  • Không bị sợ hãi và đau khổ

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TIÊU CHUẨN RDS LÀ GÌ?

Để đảm bảo tính bền vững của ngành dệt may, các tiêu chuẩn đã được thiết lập để kiểm tra trang trại. Nhằm đảm bảo tính khách quan, một bên thứ ba sẽ tiến hành đánh giá độc lập tại trang trại. Tiêu chuẩn RDS yêu cầu người nông dân ghi lại các hoạt động hàng ngày về những gì đang được thực hiện trong trang trại.

RDS yêu cầu tất cả các địa điểm phải được chứng nhận, bắt đầu từ người nông dân chăn nuôi động vật lông vũ và thông qua người bán trong giao dịch cuối cùng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Thông thường, khâu cuối cùng để được chứng nhận là nhà sản xuất hoặc thương hiệu may mặc. Các nhà bán lẻ (từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng) không bắt buộc phải được chứng nhận. Các trang trại được chứng nhận cho các Mô-đun Phúc lợi Động vật, Chuỗi hành trình sản phẩm của RDS. Các giai đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng được chứng nhận theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Tuyên bố thành phần (CCS – Content Claim Standard)

TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ CÓ TRÁCH NHIỆM RDS?

Áp dụng Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm RDS giúp:

  • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Đưa ra các tuyên bố về sản phẩm một cách chính xác, minh bạch
  • Tuân thủ các quy định về quyền lợi động vật
  • Theo đuổi mô hình kinh doanh nhân đạo đang được đề cao trong xã hội hiện đại
  • Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường tiềm năng
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Được các khách hàng và đối tác kinh doanh chào đón
  • Tiếp thị về sản phẩm hiệu quả nhờ sở hữu chứng chỉ RDS và nhãn dán RDS

→ Xem thêm Giấy chứng nhận RDS

NHÃN RDS ĐẢM BẢO ĐIỀU GÌ?

  • Lông tơ và lông vũ từ các trang trại có trách nhiệm, tôn trọng phúc lợi động vật
  • Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 5% lông vũ và lông tơ đã được chứng nhận
  • Các hoạt động và quy trình sản xuất sử dụng những mô hình và quy trình quản lý tuân thủ các yêu cầu đã thiết lập

→ Xem thêm Chứng nhận RDS

—————————————————————————————————-

Để được tư vấn RDS, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: thuvientieuchuan.org@gmail.com

Bài viết khác

SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HACCP – CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO DN

Khi áp dụng HACCP, việc sử dụng sơ đồ khối cho phép doanh nghiệp quản lý các. . .

Câu hỏi trắc nghiệm về HACCP mới nhất năm 2025

Hiện nay, tiêu chuẩn HACCP được rất nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng. . .

GMP với HACCP điểm khác biệt trong ngành thực phẩm

GMP (Thực hành sản xuất tốt) và HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát. . .

Đâu là điểm khác biệt giữa SSOP và HACCP trong ngành thực phẩm?

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là. . .

So sánh ISO 9001 và HACCP chi tiết bản mới nhất

ISO 9001, HACCP là hai tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.. . .

Lưu đồ HACCP là gì? Lợi ích của việc xây dựng lưu đồ HACCP

Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp vì vậy. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ