Chứng Nhận HALAL - Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Của Hồi Giáo

Hiện nay các tín đồ Hồi giáo chiếm khoảng 25% dân số thế giới và ước tính sẽ tăng lên 30% vào năm 2025. Theo phân tích mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) thì Hồi giáo sẽ trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới trước năm 2075. Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tín đồ và số trẻ em có cha mẹ theo đạo Hồi kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng thực phẩm HALAL. Tiêu chuẩn thực phẩm HALAL ra đời không chỉ giúp những người theo đạo Hồi yên tâm sử dụng các sản phẩm tuân thủ theo quy định của luật Hồi giáo mà còn cung cấp các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho những người tiêu dùng không theo đạo Hồi.

CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?

Trong tiếng Ả Rập, “Halal” có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “hợp quy”, “được phép”. Từ này dùng để chỉ về các quy chuẩn phù hợp với chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi. Ngược lại với “Halal” là “Haram” nghĩa là “trái luật” hoặc “không được phép”. Khái niệm được phép và không được phép ở đây đối chiếu theo quy định của kinh Qur’an.

Chứng nhận HALAL là quá trình xem xét, đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan, tổ chức được cấp phép để xác minh hai điều sau:

  • Sản phẩm, hàng hóa của một doanh nghiệp không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Hồi giáo)
  • Điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển) tuân thủ yêu cầu của Kinh Qur’an, luật Shari’ah và tiêu chuẩn HALAL

NHỮNG SẢN PHẨM NÀO ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN HALAL?

Chứng nhận HALAL có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm không phải là Haram hoặc không chứa bất kì thành phần nào là Haram đồng thời đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn HALAL. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực phẩm HALAL sẽ được đóng dấu HALAL trên sản phẩm hoặc bao bì. Các sản phẩm có thể được cấp chứng nhận HALAL bao gồm những loại chính sau:

  • Thực phẩm: sữa, cá, rau củ quả, ngũ cốc, thịt động vật
  • Đồ uống (không tính rượu, bia và đồ uống có cồn)
  • Nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu
  • Thực phẩm chức năng
  • Mỹ phẩm
  • Dược phẩm

TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN HALAL?

  • Được sử dụng dấu HALAL trong thời gian chứng nhận HALAL còn hiệu lực
  • Được sử dụng Giấy chứng nhận HALAL làm bằng chứng cho hồ sơ xuất khẩu
  • Là chìa khóa đưa sản phẩm vào các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo
  • Chứng minh sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn, vệ sinh và sạch sẽ
  • Sản phẩm được các quốc gia Hồi giáo, người Hồi giáo và cả những người không theo đạo Hồi yên tâm lựa chọn
  • Giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi nhuận hơn
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh

CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL

Vì thị trường Hồi giáo chưa có sự thông nhất về chứng nhận HALAL nên hiện nay tồn tại 3 chương trình chứng nhận HALAL. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc.

  1. Chương trình JAKIM
  • Áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu,dịch vụ…
  • Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước trừ Indonesia và khối GCC (Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)
  • Hiệu lực 1 năm
  1. Chương trình GCC
  • Chỉ áp dụng cho sản phẩm thực phẩm
  • Chỉ có giá trị xuất khẩu sang khối GCC (Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)
  • Hiệu lực 3 năm (có 3 bản chứng chỉ)
  1. Chương trình MUI
  • Chỉ áp dụng cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu
  • Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước trừ Malaysia và khối GCC (Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)
  • Hiệu lực 1 năm

QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HALAL

Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận HALAL và lựa chọn chương trình chứng nhận HALAL phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ về sản phẩm và điều kiện sản xuất, kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn thực phẩm HALAL:

  • Giới thiêu doanh nghiệp (bao gồm cả sơ đồ tổ chức)
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
  • Giấy phép hoạt động kinh doanh
  • Quy trình sản xuất các sản phẩm cần chứng nhận HALAL
  • Các kết quả thử nghiệm của sản phẩm cần chứng nhận HALAL
  • Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có)..
  • Các hồ sơ chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram

Bước 3: Tổ chức đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp

Bước 4: Tổ chức tiến hành đánh giá thực tiễn cơ sở sản xuất kinh doanh và khắc phục lỗi (nếu có)

Bước 5: Nếu sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HALAL thì tổ chức được cấp phép sẽ cấp chứng nhận HALAL cho doanh nghiệp. Việc đánh giá, chứng nhận lại cần được thực hiện trước 45 ngày giấy chứng nhận hết hạn.

Để đánh giá & nhận chứng chỉ HALAL Quốc Tế vui lòng liên hệ Hotline 0948.690.698

Bài viết khác

Tìm hiểu chung về Hệ thống ISO 22000

Từ khoá chính: Hệ thống ISO 22000  Từ khoá phụ: Hệ thống quản lý an toàn. . .

Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000 – Nguồn lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: ISO 22000 điều khoản 7.1  Nội dung về điều khoản 7.1 ISO 22000. . .

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Từ khoá chính: Lợi ích của ISO 22000  Từ khoá phụ: Lợi ích khi áp dụng ISO. . .

ISO 22000:2018 là gì ? Sự khác nhau giữa ISO 22000:2018 và phiên bản cũ

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn cần thiết với các doanh nghiệp trong. . .

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000

Từ khoá chính: Cách thực hiện điều khoản 8.4.2 ISO 22000  Hướng dẫn chi tiết. . .

Điều khoản 7.2 của ISO 22000 – Tầm quan trọng của năng lực trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Từ khoá chính: Điều khoản 7.2 của ISO 22000  ĐIỀU KHOẢN 7.2 CỦA ISO 22000. . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

  • Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
  • Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
  • Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

0948.690.698

thuvientieuchuan.org@gmail.com

thuvientieuchuan.org

error: Alert: Content is protected !!
0948.690.698
0948.690.698
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Liên hệ
Liên hệ